spot_img
18 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

VN-Index “bay” hơn 55 điểm, chứng khoán Việt Nam đang gặp chuyện gì?

Tân Thế KỷChiều 18/8, toàn thị trường có 158 cổ phiếu nằm sàn khiến VN-Index mất hơn 55 điểm, giảm mạnh nhất trong hơn một năm qua.

Sau 5 phiên tăng liên tiếp, chỉ số đại diện sàn TP HCM đi dưới tham chiếu ngay đầu giờ khi mã chứng khoán của Vingroup và nhiều cổ phiếu bất động sản cùng giảm mạnh. Chỉ trong một tiếng đồng hồ, VN-Index về dưới 1.220 điểm và giằng co quanh mốc này đến hết buổi sáng.

Toàn sàn có tận 265 mã xanh lơ, 591 mã đỏ, 596 mã vàng và chỉ có 107 mã xanh lá.
Toàn sàn có tận 265 mã xanh lơ, 591 mã đỏ, 596 mã vàng và chỉ có 107 mã xanh lá.

Tốc độ giảm của VN-Index trong phiên giao dịch cuối tuần khiến giới đầu tư choáng ngợp. Nhà đầu tư ồ ạt bán ra, áp lực tập trung ở nhiều nhóm trụ, đặc biệt là nhóm bất động sản khiến chỉ số càng giảm sâu.

Đáng chú ý, thanh khoản thị trường cũng lập kỷ lục với khối lượng giao dịch vượt ngưỡng 1,6 tỷ cổ phiếu, thiết lập kỷ lục số cổ phiếu giao dịch trong một phiên trong suốt hơn 23 năm qua. Tính riêng giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE đạt gần 35.000 tỷ đồng (tương đương gần 1,5 tỷ USD).

Thị trường ngập trong sắc đỏ chiều 18/8. Ảnh: Tất Đạt
Thị trường ngập trong sắc đỏ chiều 18/8. Ảnh: VNE

Lực bán dâng cao vào cuối phiên khiến VN-Index đóng cửa với mức giảm mạnh hơn 55 điểm (4,5%) xuống 1.177 điểm. Toàn bộ thị trường được nhuộm màu đỏ với hơn 999 cổ phiếu giảm giá, trong đó có 277 mã giảm sàn. Như vậy, toàn bộ thành quả tăng điểm trong tháng 8 đã bị “thổi bay” chỉ sau một phiên giao dịch.

Đây cũng là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số trong hơn 1 năm kể từ tháng 5/2022. Mức giảm 4,5% cũng đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất Châu Á trong ngày 18/8. Vốn hóa sàn HoSE cũng mất 222.000 tỷ đồng, giá trị chỉ còn khoảng 4,7 triệu tỷ đồng

VIC là cổ phiếu gây sức ép lớn nhất cho thị trường hôm nay. Mã này đi dưới tham chiếu ngay lúc mở cửa và bắt đầu kiểm tra giá sàn vào đầu giờ chiều. Ngay thời điểm sắc xanh được thiết lập, VIC rơi vào trạng thái trắng bên mua cho đến lúc đóng cửa. Tổng lại, cổ phiếu Vingroup giảm 7% với thanh khoản hơn 1.800 tỷ đồng, cao nhất thị trường hôm nay.

Song song đó, hai mã khác trong “họ Vin” cũng giảm mạnh. VHM và VRE đều mở cửa trong sắc đỏ và duy trì trạng thái trên suốt cả ngày. Trong khi mã chứng khoán của Vinhomes đóng cửa giảm kịch khung, cổ phiếu Vincom Retail chốt phiên mất 4,9% so với tham chiếu.

Bảng điện nhóm bất động sản cũng bị nhuộm xanh với các cổ phiếu NVL, DIG, DXG, KBC, PDR, CII, TCH, HDC, NLG… Đây đều là những mã có thanh khoản trăm tỷ. Tính cả những mã có giao dịch nhỏ lẻ, bảng điện ngành bất động sản có 50 mã giảm kịch khung.

Tương tự, toàn bộ cổ phiếu ngân hàng đều giảm thị giá trong hôm nay, trừ mã VCB. Trong đó, VPB, EIB và SHB giảm mạnh nhất và về mức sàn. Các mã có giao dịch sôi động như TCB, CTG, LPB, MSB, VIB và BID đều mất trên 4% so với tham chiếu. Ngân hàng và bất động sản trở thành hai nhóm có chỉ số ngành giảm mạnh nhất.

Về nguyên nhân giảm điểm đột ngột cuối phiên cuối tuần, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích CTCK Yuanta Việt Nam cho rằng có thể đến từ nhiều lý do.

Thứ nhất, tâm lý nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam có phần ảnh hưởng trước tác động của thông tin Evergrande đệ đơn xin bảo hộ phá sản lên toà án ở Mỹ. Động thái này diễn ra vào thời điểm 2 năm sau khi Evergrande rơi vào cảnh vỡ nợ, đánh dấu một bước leo thang mới của cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc. Đây cũng là nguyên nhân khiến cổ phiếu bất động sản sàn đồng loạt trong phiên hôm nay.

“Theo tôi Evergrande đã tính đến phương án xin bảo hộ phá sản, Trung Quốc đã chuẩn bị cho những kịch bản xảy ra. Đặc biệt, Evergrande giải quyết vỡ nợ từng phần chứ không phải đồng loạt nên cú sốc sẽ không gây nên đổ vỡ hệ thống thị trường bất động sản”, chuyên gia cho hay.

Thứ hai , thị trường chịu tác động từ sự điều chỉnh sâu của các thị trường tài chính thế giới, đặc biệt là Mỹ. Chứng khoán Mỹ đã giảm phiên thứ ba liên tiếp khi nỗi lo lãi suất “cao hơn lâu hơn” phủ bóng… Theo đó, biên bản cuộc họp tháng 7 của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cho thấy các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương này để ngỏ khả năng tăng thêm lãi suất để kiềm chặt lạm phát đang dai dẳng. Mặt khác, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng mạnh trong thời gian vừa qua cũng là nguyên nhân khiến chứng khoán Mỹ giảm.

Thứ ba, thị trường đã tăng mạnh xấp xỉ 20% kể từ tháng 5 mà gần như không có nhịp điều chỉnh đáng kể nào. Sau khi VN-Index vượt 1.240 điểm, dòng tiền mới không được bổ sung liên tục khiến cho VN-Index mất động lực tăng điểm tiếp theo. Mặt khác, trong khi thị trường liên tục bứt phá thì lợi nhuận doanh nghiệp cũng chưa thực sự cải thiện kéo định giá lên mức cao.

Khi yếu tố cơ bản không đuổi kịp đà tăng của chỉ số, nhà đầu tư có lãi chắc chắn đang tìm cơ hội để chốt lời. “Giống như thị trường tăng, nhà đầu tư đua mua vì sợ mất hàng, khi thị trường giảm họ cũng đua bán vì sợ mất thành quả. Điểm yếu của nhà đầu tư cá nhân là tâm lý rất yếu, vì vậy việc thị trường giảm mạnh khiến họ bất ngờ không hiểu chuyện gì xảy ra dẫn tới việc bán trước đã rồi tính sau”, ông Nguyễn Thế Minh cho biết.

Với mức thanh khoản cao, chuyên gia Yuanta cho rằng thị trường cần vài nhịp giảm khi đã xác nhận xu hướng giảm trong ngắn hạn. Thị trường sẽ cần chiết khấu thêm để tìm điểm cân bằng và hấp dẫn dòng tiền mới. Vùng hỗ trợ gần nhất của chỉ số là 1.160 điểm, thậm chí là 1.125 điểm. Tuy nhiên, sau cú điều chỉnh vào cuối năm 2022, xu hướng thị trường sẽ giảm mạnh, hồi nhanh chứ không kéo dài quá lâu tính bằng tháng.

Nghi Vân (t.h)

Theo VNE, KTĐT, NSTT

BN 2 jpeg 4

Xem thêm:

“Quả bom nợ 300 tỷ USD” Evergrande phá sản

Trung Quốc: Trùm BĐS Country Garden trước nguy cơ vỡ nợ

Trung Quốc rơi vào giảm phát

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều