spot_img
25 C
Vietnam
Thứ sáu,18 Tháng mười
spot_img

Trào lưu ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch có đúng hay không?

Tân Thế Kỷ – Vài năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam truyền tai nhau về việc ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch (mùng 7 tháng 7 âm lịch hay ngày Ngưu Lang – Chức Nữ) sẽ sớm thoát kiếp “F.A”. Các hàng chè cũng vào mùa làm ăn được khi số lượng order chè đậu đỏ tăng đột biến trong ngày này. Vậy phong trào này xuất phát từ đâu và có đúng hay không?

Vài năm gần đây, cứ đến ngày lễ Thất tịch, dân tình lại đổ xô đi mua chè đậu đỏ, với niềm tin ăn vào sẽ “thoát ế”. Theo một số thông tin trên mạng xã hội, chè đậu đỏ gắn với ngày Thất tịch – ngày lễ tình yêu của người Trung Quốc. Các cô gái ăn món ăn này đều sẽ gặp may mắn trong việc tìm kiếm tình duyên. Tuy nhiên, người Trung Quốc không hề có truyền thống này và ngày lễ tình nhân của người Hoa cũng chỉ thịnh hành vài năm gần đây.

Mot quan che noi tieng tren pho Hang Can dong khach den mua che dau do vao sang 228. Anh Quynh Nguyen
Một quán chè nổi tiếng trên phố Hàng Cân đông khách đến mua chè đậu đỏ vào sáng 228. Ảnh Quỳnh Nguyễn

Hôm nay là ngày mùng 7/7 hay ngày Ngưu Lang – Chức Nữ. Trước tiên hãy tìm hiểu về ngày này nhé.

Truyền thuyết về Ngưu Lang, Chức Nữ

Cuốn “Tiểu thuyết” của Ân Vân triều Nam Lương còn miêu tả chi tiết hơn về câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ, đồng thời nói về nguyên nhân của cuộc tương ngộ đêm 7/7. Chuyện kể rằng Chức Nữ là con gái của Thiên đế, sống tại bờ Đông của dòng sông Thiên Hà. Nàng quanh năm suốt tháng chăm chỉ cần mẫn bên khung cửi, dệt nên những bộ Thiên y hoa lệ. Hoàng Đế thương nàng phận gái một mình cô độc, không ai bầu bạn, bèn gả nàng cho Ngưu Lang tại bờ Tây của dòng sông Thiên Hà.

Sau khi xuất giá, Chức Nữ không còn dệt vải nữa. Thiên đế nổi giận, lệnh cho nàng quay về bờ Đông, chỉ cho phép nàng gặp Ngưu Lang một năm một lần. Hàng năm, cứ vào ngày thứ 7 khi bắt đầu vào Thu, đầu của những chú chim Hỷ Tước tự nhiên lại trọc lông lốc. Tương truyền rằng, vào ngày Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau tại bờ Đông, chim Hỷ Tước bay tới bắc cầu. Ngưu Lang đi trên đầu chúng vượt sông, khiến lông trên đầu chim Hỷ Tước đều bị rụng hết.

Câu chuyện kể với chúng ta rằng: Làm người phải chăm chỉ, đặc biệt là phụ nữ. Dẫu còn son rỗi hay đã xuất giá, cũng đều nên chăm chỉ, lo liệu việc nhà, chớ tham thú hưởng lạc, lười nhác ắt sẽ bị trừng phạt.

nguu lang chuc nu 2
Tranh minh họa. – Nguồn: thtantai2.edu.vn

Ngày nay, mọi người đều cải biên câu chuyện hội ngộ của Ngưu Lang, Chức Nữ vào đêm 7/7 thành một câu chuyện tình yêu lãng mạn. Thậm chí còn cho thêm nội dung, bẻ cong, tước đoạt nội hàm văn hóa và ý nghĩa giáo dục vốn có của nó. Trên thực tế, những câu truyện dân gian thời Trung Quốc cổ đại đều dạy con người hướng thiện, quy phạm lại hành vi đạo đức.

Nguồn gốc lễ tình nhân Trung Quốc

Theo Baike, Ngày lễ này chỉ mới thịnh hành ở Trung Quốc cách đây hơn 20 năm, chứ không phải ngày lễ nghìn năm như nhiều người lầm tưởng. Từ năm 2001, ngày này mới trở thành lễ tình nhân của người Trung Quốc sau một chiến dịch tuyên truyền.

Nguyên nhân là trước đó, vào thập niên 90, các trào lưu văn hóa phương Tây tràn vào Trung Quốc, giới trẻ ưa chuộng làn sóng này và dần quên các giá trị thuyền thống. Trước tình trạng này, ông Zhou Yaoting, người sáng lập tập đoàn Hồng Đậu (Hongdou) nảy ra sáng kiến khôi phục truyền thống và tạo nên một trào lưu mới.

Lễ hội mang tên Hồng Đậu Thất Tịch được tổ chức dành cho các đôi tình nhân. Biểu tượng của lễ hội này là hạt hồng đậu – hình tượng xuất hiện trong bài thơ “Hồng đậu sinh Nam quốc” của nhà thơ nổi tiếng Trung Hoa – Vương Duy.

Lễ hội này nhận được sự hưởng ứng của các cơ quan quản lý văn hóa và cộng đồng vì kết hợp được yếu tố thời đại và truyền thống, làm phong phú thêm văn hóa Á Đông nhưng vẫn gần gũi với giới trẻ. Năm 2008, lễ tình nhân Hồng Đậu Thất Tịch trở thành một trong 122 lễ hội nổi bật và thuộc top 30 sự kiện được quan tâm nhất trong 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc. Từ đó, hàng năm, ngày 7/7 âm lịch chính thức trở thành ngày lễ tình nhân của người Trung Quốc trong các văn bản do 7 cơ quan trung ương nước này ban hành.

Phong tục ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch bắt nguồn từ đâu?

Theo nhiều thông tin trên mạng thì nhiều người tin rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch một phong tục lâu đời xuất phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên điều này là sai hoàn toàn. Loại đậu biểu trưng cho ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc có tên gọi là “đậu tương tư” hay “hồng đậu”, “khổng tước”.

thuc hu ve viec an che dau do vao ngay le that tich se co nguoi yeu co dung la nhu vay hay khong 202202141446214985
Đây mới chính là loại đậu đỏ theo phong tục của Trung Quốc. – Ảnh: bachhoaxanh.com

Đậu tương tư là một loại đậu sinh trưởng ở vùng Lĩnh Nam, Trung Quốc. Đậu có kích thước nhỏ, hình dáng thon hơi giống hình trái tim, vỏ ngoài có màu đỏ thẫm bóng loáng. Đặc biệt, loại đậu này rất cứng, màu khó bị phai, ít bị mối mọt hay hư hại nên được xem như biểu tượng cho một tình yêu bất diệt, không thay đổi.

thuc hu ve viec an che dau do vao ngay le that tich se co nguoi yeu co dung la nhu vay hay khong 202008250110158140
Cây đậu tương tư – Ảnh: bachhoaxanh.com

Đậu tương tư xuất hiện rất nhiều trong văn hóa Trung Quốc. Truyện xưa kể rằng vào thời Hán, có một chàng trai bị ép đi lính, người vợ của anh ngày ngày ngóng trông dưới gốc cây ở cổng làng, khóc đến nỗi ra máu mà qua đời. Sau khi người vợ mất, trên cây bỗng dưng kết thành những trái có màu đỏ rực, người ta cho rằng đây chính là những giọt huyết lệ của người vợ và gọi nó là “hồng đậu” hay “tương tư tử”.

Loại đậu này có ở vài nơi ở Trung Quốc như Vân Nam, Hải Nam, ngoài ra ở phía nam Trường giang và một số nơi khác cũng có đậu tương tư nhưng hạt nhỏ hơn và đầu màu đen, người ta gọi đậu này là “giọt lệ của tình nhân”.

thuc hu ve viec an che dau do vao ngay le that tich se co nguoi yeu co dung la nhu vay hay khong 202008250111248084
Đậu có đầu màu đen như vậy được gọi là “giọt lệ của tình nhân”. – Ảnh: bachhoaxanh.com

Tại Trung Quốc, đậu tương tư được xem là hạt ngọc, rất linh nên thường được kết thành vòng tay, xâu chuỗi hoặc cho vào lọ thủy tinh trang trí thật đẹp để tặng quà cho bạn bè thân thiết hoặc “crush”. Nếu 2 người đã xác định tình yêu với nhau thì nên tặng chuỗi hạt đậu đỏ cho nhau để cầu may mắn. Trong lễ cưới, trên cổ tay cô dâu thường đeo vòng tay được làm bằng hạt đậu tương tư để cầu mong cùng chú rể đầu bạc răng long.

thuc hu ve viec an che dau do vao ngay le that tich se co nguoi yeu co dung la nhu vay hay khong 202008250118203770
Người Trung Quốc thường xâu chuỗi đậu tương tư hoặc cho vào lọ để tặng. – Ảnh: bachhoaxanh.com

Ở một số nơi thì cũng có người để đậu tương tư dưới gối sau khi kết hôn để cầu nguyện cho tình nghĩa vợ chồng được sắc son, lâu bền.

Ngoài ra ở một số tỉnh phía Nam Trung Quốc thì người ta thường tặng hồng đậu cho trẻ em để biểu thị sự bình yên, xua đuổi tà khí.

Chắc hẳn đọc đến đây thì bạn cũng đã hiểu ra là chẳng có món chè đậu đỏ nào trong ngày Thất Tịch cả. Có lẽ là trong quá trình truyền bá thông tin bị sai sót nên mới dẫn đến việc nhiều người ngộ nhận đậu đỏ của Việt Nam chính là hồng đậu của Trung Quốc.

Vậy ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch có giúp bạn có người yêu hay không?

Đậu đỏ là một loại đậu rất giàu dinh dưỡng, thanh nhiệt lợi tiểu. Hơn nữa trong đậu đỏ cò có chứa nhiều loại vitamin như A, E, C,… giúp da sáng mịn, dáng thon. Ăn chè đậu đỏ thì chỉ ngon và bổ thôi chứ không giúp bạn có người yêu đâu.

61178b558bbde09ec962d13e3655d560
Ảnh: Pinterest.com

Dù theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ là vật mang lại nhiều may mắn, bởi màu đỏ tương trưng cho sự tốt lành, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng không phải ai ăn và sở hữu đậu đỏ đều trở nên may mắn. Về mặt phong thủy tượng trưng là thế nhưng việc ăn chè đậu đỏ có giúp ước mơ trở thành sự thật hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Mỗi người có một số mệnh khác nhau, đồng thời, đi kèm với đó là yếu tố bản thân cũng chiếm một phần không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người.

Đậu đỏ chỉ nên được coi là một yếu tố tượng trưng, một biểu tượng của niềm tin và hy vọng để ta cố gắng. Đừng nghĩ đậu đỏ sẽ là một bảo bối thần thánh giúp chúng ta tránh xa khỏi những khó khăn, thử thách.

Người Trung Quốc ăn gì vào ngày Thất tịch?

Ở Trung Quốc trước đây, 7/7 chỉ là ngày dành cho các bé gái chứ không phải lễ tình yêu. Các món ăn truyền thống vào ngày này cũng khá đặc biệt. Dưới đây là các món ăn trong ngày lễ bé gái, theo Travel China Guide:

Bánh xảo quả

Bánh xảo quả (qiaoguo) mới là món ăn đặc trưng nhất cho ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc. Bánh gồm vừng, bột mì, đường và mật ong… nặn trong khuôn gỗ trước khi nướng. Bánh có vị giòn của vỏ, quyện với vị ngọt của nhân. Ở những vùng nông thôn Thượng Hải, một phong tục thời xa xưa được lưu truyền là phụ nữ mới kết hôn mang bánh xảo quả từ nhà mẹ đẻ sang nhà chồng, ở Thiệu Hưng cũng vậy. Món quà này còn được tặng cho những người già và trẻ nhỏ ở Ôn Châu.

77 1 jpeg 1591 1598346247 7185 1659602723
Bánh xảo quả (qiaoguo) mới là món ăn đặc trưng nhất cho ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc. – Ảnh: ngoisao.vnexpress.net

Bánh jiangmi

Người Nam Kinh xưa kia có phong tục độc đáo trong ngày lễ tình nhân là ăn bánh jiangmi. Đây là món ăn vặt của người Hán gồm gạo nếp, bột đậu nành, mạch nha và siro. Chúng được trộn đều, cắt thành dài hoặc que, rắc thêm chút đường và chiên lên. Bánh có ý nghĩa cầu chúc cho một tình yêu ngọt ngào.

Thịt gà

Thời xưa, ngày lễ Thất tịch, nhà nào cũng ăn thịt gà trống. Người ta tin rằng nếu không có gà trống, trời sẽ không sáng và Ngưu Lang – Chức Nữ không phải xa nhau.

Kẹo xảo tô

Kẹo xảo tô (qiaosu) truyền thống thường được nặn thành hình thiếu nữ, tượng trưng cho nàng Chức Nữ nhưng ngày nay, nó được biến thể thành nhiều hình dáng như bông hoa. Những cô gái ăn kẹo qiaosu với hy vọng ngày càng khéo léo, đảm đang và tìm được hôn phu như ý.

Bánh chẻo

Đây là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Trung Hoa, đặc biệt vào ngày 7/7 âm lịch. Trong ngày lễ này, người ta sẽ đặt thêm các loại nhân đặc biệt như tiền xu, kim chỉ, quả táo đỏ, nhãn… Họ đều cẩn thận tách nhân trước khi ăn. Ai ăn trúng bánh có đồng xu sẽ gặp may mắn, người gắp trúng cây kim sẽ có tài khéo léo, những cô lấy được long nhãn sẽ có hôn nhân hạnh phúc, còn ai ăn được quả táo tàu sẽ lấy chồng sớm.

77 2371 1598346247 4099 1659602723
Bánh chẻo. – Ảnh: ngoisao.vnexpress.net

Ngũ tử

Lễ Thất tịch là ngày lễ quan trọng với những bé gái và phụ nữ trẻ ở Trung Quốc. Mâm cúng phải có đủ ngũ tử gồm long nhãn, hạt lạc, hạt dưa, hạt dẻ và quả táo tàu. Sau khi hạ lễ, người ta tin rằng ai ăn đủ 5 loại này thì lời cầu khấn sẽ thành hiện thực.

Hoa quả

Vào ngày lễ 7/7 âm lịch, trên bàn cúng không thể thiếu trái cây được tỉa thành hình chim uyên ương, bông hoa… Người ta tin rằng ăn những trái dưa đẹp mắt này sẽ mang lại cho bạn sự thông minh, khéo léo, giúp bạn cầu may mắn trong chuyện tình cảm.

Mì vân

Đây là món ăn cầu kỳ nhất trong lễ Thất tịch. Những giọt sương sớm được hứng lại để nấu cùng những sợi mì thủ công. Người dân Lâm Nghi ở Sơn Đông tin món mì vân có thể khiến các cô gái thông minh, thuần khiết như sương mai.

Mì giá đỗ

Các gia đình sẽ ngâm giá đỗ từ đúng 7 ngày trước lễ Thất tịch. Khi giá dài khoảng 2-3 cm, có thể dùng để nấu với mì, ăn kèm thịt lợn xào thái hạt lựu, hành lá, gừng, xì dầu.

Tịnh Yên (t/h)
Nguồn: Minh Huệ

Hanhtrinh140x72 4

Lễ Vu Lan báo hiếu và ý nghĩa bông hồng cài ngực áo

 

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều