spot_img
19 C
Vietnam
Thứ Ba,14 Tháng Năm
spot_img

Trung Quốc lại muốn làm đường sắt tại Việt Nam

(Tân Thế Kỷ) – Các tập đoàn lớn Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư các dự án đường sắt nằm trong quy hoạch được Chính phủ Việt Nam phê duyệt. 

Đây là đề xuất của lãnh đạo Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) và Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (Power China) trong buổi gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 16/9, trong chương trình tham dự Hội chợ Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh thương mại – đầu tư Trung Quốc – ASEAN (CABIS) lần thứ 20 – truyền thông trong nước đưa tin.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (phải) tiếp ông Vương Tiểu Quân, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina). Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính (phải) tiếp ông Vương Tiểu Quân, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina). Ảnh: VnExpress

Đáng chú ý là cuộc gặp với ông Trần Vân – Chủ tịch Tập đoàn đường sắt Trung Quốc. Đây là tổng thầu thi công dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2 Cát Linh – Hà Đông với tổng giá trị hợp đồng EPC 640 triệu USD.

Ông Chính cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Hải Phòng, dài khoảng 388km.

Ông Phạm Minh Chính đề nghị, ngay sau cuộc tiếp, các cơ quan Việt Nam như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và tập đoàn trao đổi cụ thể về khả năng triển khai dự án trong thiết kế, thu xếp nguồn vốn, thi công, quản lý… theo hình thức phù hợp nhất, có lợi nhất cho hai bên. Chính phủ sẽ có ý kiến về những vấn đề thuộc thẩm quyền.

Theo TTVN, các tập đoàn Trung Quốc tham gia những dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam thời gian qua đã gặp phải những phản đối trong công chúng ở Việt Nam liên quan đến tình trạng dự án bị đình trệ và đội vốn.

Điển hình là dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã bị trì hoãn nhiều lần với thời gian xây dựng 12 năm và đội vốn từ 552,8 triệu đô la lúc ban đầu lên 868,04 triệu USD.

Dự án này gây bức xúc lớn cho dư luận không chỉ đội vốn, mà còn vì hàng loạt sai phạm liên quan đến tổng thầu, châm trễ, hiệu quả đầu tư. Thậm chí, báo chí trong nước còn bình luận rằng đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một “bảo tàng” về kinh nghiệm thất bại.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông sử dụng vốn vay ODA Trung Quốc và đối ứng của Việt Nam có tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 552 triệu USD sau đó bị đội lên 891,9 triệu USD. Tính trung bình, mỗi năm Việt Nam phải trả nợ cho Trung Quốc 650 tỷ đồng vốn vay (tương đương 1,8 tỷ đồng/ ngày). Nếu cộng cả 2 khoản vay (khoản vay ban đầu và khoản vay phát sinh do chậm tiến độ), mỗi ngày phía Việt Nam đang phải trả cả lãi, gốc khoảng 2,4 tỷ đồng.

Cuối tháng 9/2019, Kiểm toán Nhà nước công bố hàng loạt sai phạm trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tăng vốn và ký kết hợp đồng dự án này với số tiền chi sai lên tới gần 3.000 tỷ đồng.

Nghi Vân (t.h)

trung quoc lại muốn làm đường sắt tại việt nam, tân thế kỷ

Xem thêm:

Dạy kèm không phép ở Trung Quốc bị phạt đến 300 triệu

Ukraina tức giận vì ca sĩ Trung Quốc hát Kachusa trên đống đổ nát của ở Mariupol

Ngừng nhập khẩu thủy sản Nhật, Trung Quốc tự “lấy đá đè chân” mình

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều