spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Iran đang mạnh lên, công khai khiêu khích Mỹ và Israel

Iran đang mạnh lên, công khai khiêu khích Mỹ và Israel
Các chiến binh Peshmerga người Kurd, ngày 23/11/2022. (Ảnh: Safin Hamed/AFP qua Getty Images)

Khi chiến tranh Nga – Ukraine vẫn chiếm sóng truyền thông; sự bành trướng kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc đang được theo dõi chặt chẽ, thì chủ nghĩa khủng bố do Iran tài trợ hiện là thách thức lớn thứ ba, theo cộng đồng tình báo Mỹ.

“ISIS, Al-Qaeda và Iran cùng các đồng minh quân sự của Iran sẽ lợi dụng bộ máy quản lý yếu kém của Mỹ để tiếp tục âm mưu tấn công khủng bố chống lại người dân và lợi ích Mỹ, ở các mức độ khác nhau; đồng thời làm trầm trọng thêm bất ổn ở các khu vực như châu Phi và Trung Đông”, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ viết trong báo cáo thường niên của Cộng đồng Tình báo về Mối đe dọa đối với Mỹ.

Các mối đe dọa đến từ Tehran bao gồm: các cuộc tấn công tên lửa trực tiếp, tấn công mạng, ám sát, tài trợ cho khủng bố và lực lượng ủy nhiệm, cũng như đẩy mạnh chương trình làm giàu hạt nhân của nước này.

Iran hoạt động mạnh ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông, làm xói mòn ảnh hưởng của Mỹ. Quân đội và thường dân Mỹ ở Israel, cũng như đối tác thương mại dầu mỏ Ảrập Xêút của Mỹ chịu nhiều nguy hiểm nhất. Vào tháng 8, Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran Hossein Salami đe dọa rằng có “hàng trăm nghìn tên lửa” đang chĩa vào Israel. Tháng 11, Ảrập Xêút cũng cảnh báo người dân về các cuộc tấn công có thể xảy ra từ Iran nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ nước này. Tehran cũng bị quy trách nhiệm cho các cuộc tấn công tên lửa vào các nhà máy lọc dầu của Ảrập Xêút năm 2019.

Iran ủng hộ các lực lượng Shia ở Iraq, Azerbaijan, Bahrain và Lebanon. Những lực lượng này đang tiến hành các cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại người phương Tây và người Sunni trong khu vực. Iran gián tiếp hỗ trợ nhiều nhóm khủng bố – bao gồm Hamas, Hizballah của Lebanon, lực lượng dân quân Shia ở Iraq và Houthi ở Yemen. Iran trực tiếp ủng hộ chế độ Syria. Thông qua sự hỗ trợ dành cho chính phủ Syria, Iran và Nga gián tiếp phải chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 400.000 người Syria.

Trong 3 năm qua, cơ quan Tình báo Iran được cho là đã gây ra các cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng cấp nước của Israel năm 2020, Bệnh viện Nhi đồng Boston năm 2021 và chính phủ Albania năm 2022.

Căng thẳng mới nhất với Tehran xảy ra sau khi OPEC từ chối yêu cầu của Washington về việc tăng sản lượng. Nhiều người trong Quốc hội Mỹ khuyên Tổng thống Biden ngừng cung cấp vũ khí cho Ảrập Xêút, điều này sẽ khiến vương quốc này dễ bị Iran tấn công hơn.

Viện Khoa học và An ninh Quốc tế, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ, đang giám sát mối đe dọa mà Iran gây ra cho Hoa Kỳ. Hồi tháng 10, tổ chức này đã xếp hạng mối đe dọa từ Iran là “nguy hiểm cao” với số điểm 130 trên thang điểm 180. Việc đánh giá được thực hiện trên 6 khía cạnh, mỗi khía cạnh được cho điểm từ 0-30: các hoạt động thù địch (22 điểm); luận điệu thù địch (28 điểm); thiếu minh bạch trong việc tuân thủ thanh sát hạt nhân (17 điểm); đạt các bước đột phá trong lĩnh vực hạt nhân (30 điểm); năng lực hạt nhân nhạy cảm (17 điểm); và đột phá trong sử dụng uranium được làm giàu cao để chế tạo vũ khí hạt nhân (16 điểm).

Các hoạt động thù địch mới đây của Iran, cũng như suy đoán rằng nước này đang tiến gần đến công nghệ vũ khí hạt nhân, đã làm tăng mức độ nguy hiểm của quốc gia này.

Năm 2020, Iran đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các căn cứ của Iraq có lực lượng Mỹ đồn trú.

Tháng 08/2022, Bộ Tư pháp Mỹ chính thức buộc tội Shahram Poursafi thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vì có liên quan đến vụ ám sát cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton và một nhân vật thứ hai mà chính quyền tin rằng đó là cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, theo tin từ Axios.

Iran thường tham gia các hoạt động khiêu khích chống lại tàu Hải quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz. Vào tháng 9, Iran đã thu giữ các thiết bị bay không người lái của Hải quân Mỹ.

Tehran cũng bán thiết bị bay không người lái cho Moscow; hiện chúng được triển khai ở Ukraine. Chính phủ Mỹ tin rằng chuyến vận chuyển thiết bị bay không người lái dòng Mohajer-6 và Shahed vào tháng 8 tới Nga là chuyến đầu tiên trong số nhiều chuyến chuyển giao thiết bị bay không người lái (UAV) trong tương lai. Tháng 10, Iran đã đồng ý bán thêm cho Nga các tên lửa đất đối đất cũng như nhiều thiết bị bay không người lái.

Với hơn 3.000 tên lửa, Iran sở hữu kho vũ khí tên lửa đạn đạo thông thường lớn nhất thế giới, nhiều trong số đó được dẫn đường chính xác với tầm bắn lên tới 1.242 dặm (1999 km). Con số này không bao gồm nguồn cung tên lửa hành trình tấn công mặt đất ngày càng nhiều lên của Iran. Mặc dù Tehran chưa sở hữu năng lực vũ khí hạt nhân nhưng nhiều tên lửa trong số này có thể mang đầu đạn hạt nhân. Vì thế, các cơ quan giám sát đang phải giám sát chặt chẽ các chương trình phát triển hạt nhân của Iran.

Mối đe dọa từ Iran trở nên rõ rệt hơn kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra hồi tháng 9. Chính quyền Tehran phản ứng dữ dội trước các cuộc biểu tình và đã giết chết ít nhất 130 người. Vào tháng 10, Lãnh đạo tối cao của Iran Ali Khamenei công khai đổ lỗi cho Mỹ và Israel về các cuộc biểu tình.

Tác giả Antonio Graceffo – The Epoch Times

Bản dịch NTDVN


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều