spot_img
16 C
Vietnam
Thứ sáu,1 Tháng mười một
spot_img

Điển tích Hằng Nga bay lên cung trăng ẩn chứa huyền cơ gì?

Trong dân gian và cho đến cả hôm nay, người ta đều lưu truyền về điển tích Hằng Nga bay lên cung trăng. Câu chuyện này hầu như ai cũng biết. Nhưng nguyên nhân sâu xa của điển tích này lại chứa nhiều thiên cơ thì không phải ai cũng biết. 

do choi tre em (2)
Câu chuyện “Hằng Nga bay lên cung trăng” ẩn chứa huyền cơ mà không phải ai cũng biết (Ảnh minh họa)

Hằng Nga bôn nguyệt

Chuyện xưa kể rằng, vào thời Nghiêu Đế, Hằng Nga và Đại Nghệ (không phải Hậu Nghệ của nhà Hạ) là một đôi vợ chồng sống rất lương thiện, thường giúp dân làng nhiều việc. Bỗng một hôm, trên bầu trời bỗng xuất hiện 10 mặt trời. Khắp nơi bốc cháy, cỏ cây khô héo, mặt đất bốc khói, nước sông sôi trào, nước biển cũng nóng lên. Quái thú, yêu ma quỷ quái ẩn náu bấy lâu trong núi dưới biển nay lại đến nhân gian để gây họa loạn.

Đại Nghệ nhìn thấy người dân phải chịu vô vàn đau khổ, trong lòng vô cùng đau đớn. Nếu mặt trời tiếp tục thiêu đốt, con người sẽ chết đói và chết khát. Không đành lòng trước thảm cảnh đó, chàng quyết định tìm cách giúp đỡ mọi người.

Chàng cáo biệt thê tử Hằng Nga, vượt đèo lội suối tìm kiếm Thần Tiên nhờ giúp đỡ. Chàng leo qua 81 ngọn núi cao, lội qua 81 con sông rộng, lại vượt qua 81 thung lũng sâu. Sau khi vượt qua muôn vàn khó khăn nguy hiểm, cuối cùng chàng cũng tìm được vị Tiên nhân ẩn trong núi Tiên. Biết chàng thuận theo thiên ý mà hành sử, Tiên nhân liền đưa cho chàng một cung thần màu đỏ và một mũi tên bạc màu trắng.

Sau khi quỳ lạy cảm tạ Tiên nhân, Đại Nghệ mang cung Thần nỏ Thần, leo lên đỉnh núi Côn Lôn. Chàng dùng Thần lực, giương cung lắp tiễn, lần lượt lần lượt bắn về phía 10 Mặt Trời trên không trung.

Thiên cơ ẩn chứa sau câu chuyện Hằng Nga bay lên cung Trăng
Đại Nghệ giương cung lắp tiễn, lần lượt bắn về phía 10 Mặt Trời (Ảnh: Kknews).

Mũi tên đầu tiên vang như tiếng sấm, một Mặt Trời bị bắn rơi xuống; mũi tên thứ hai cũng tựa như tiếng sấm vang trời, cùng lúc bắn hạ hai Mặt Trời; mũi tên thứ ba chấn động trời đất, bốn Mặt Trời đồng thời rơi xuống! Mũi tên thứ tư tựa sao băng lóe sáng, chỉ thấy hào quang chói lọi; mũi tên thứ năm vạn dặm trời trong, không nhìn thấy tung tích. 9 Mặt Trời cuối cùng đã bị bắn hạ.

Trong chốc lát, hơi nóng như thiêu như đốt không còn nữa, bầu trời chỉ còn một Mặt Trời chiếu rọi trên cao. Lúc này, mặt đất trở nên mát mẻ. Vạn sông tuôn chảy, tiếng sóng biển rì rào, cỏ xanh sống lại, mầm cây đâm chồi. Mọi người đều từ trong hang động dưới lòng đất chui ra, người nào người nấy đều vây quanh Đại Nghệ, vui mừng ca hát, cảm tạ không thôi, tiếng hoan hô ca ngợi Đại Nghệ vang đến cõi Trời, chấn động mặt đất.

Đại Nghệ không màng tới an nguy của bản thân và gia đình, trải qua trăm ngàn quan ải gian nan, cuối cùng cũng cứu được thế nhân, công đức vô lượng. Vì thế, Vương Mẫu Nương Nương tại Tây Sơn đã tặng cho chàng một bình thuốc trường sinh bất tử.

Đại Nghệ vô cùng mừng rỡ, vừa về đến nhà chàng đã thao thao bất tuyệt kể cho Hằng Nga nghe về hành trình gian khó thập tử nhất sinh mà mình đã trải qua. Chàng còn cao hứng cho Hằng Nga xem lọ thuốc tiên mà Vương Mẫu Nương Nương đã ban tặng cho chàng.

Thiên cơ ẩn chứa sau câu chuyện Hằng Nga bay lên cung Trăng: Tiêu chuẩn làm Thần Tiên
Đại Nghệ vô cùng mừng rỡ, vừa về đến nhà chàng đã thao thao bất tuyệt kể cho Hằng Nga nghe về hành trình gian khó thập tử nhất sinh mà mình đã trải qua. Chàng còn cao hứng cho Hằng Nga xem lọ thuốc tiên mà Vương Mẫu Nương Nương đã ban tặng cho chàng.

Chàng vui vẻ nói với thê tử: “Từ nay trở đi đôi ta đã có thể mãi mãi chung sống hạnh phúc bên nhau rồi, nàng mau uống một nửa lọ thuốc quý này, nửa còn lại nàng hãy đưa cho ta.”

Hằng Nga mở nắp lọ thuốc ra, uống trước một nửa. Vừa uống xong, thân thể nàng bỗng có cảm giác khó chịu. Khi đưa lọ thuốc lại cho Hậu Nghệ, không ngờ tay chân loạng choạng, bất cẩn nàng đã lỡ tay đánh đổ hết nửa lọ thuốc còn lại.

Đại Nghệ nhìn thấy lọ thuốc trường sinh bất tử bị đổ trên mặt đất, thì vô cùng tức giận, quay người bỏ đi. Đi một lúc lâu, khi cơn giận nguôi ngoai, chàng lại quay trở về nhà, nhưng lúc này chàng tìm khắp mọi nơi mà không thấy bóng dáng Hằng Nga đâu. Trong lòng vô cùng lo lắng, chàng đi khắp nơi tìm kiếm thê tử, chàng đi mãi đi mãi cho tới khi trời dần tối. Khi đang ngồi nghỉ dưới gốc cây Nguyệt Quế, ngước mắt lên nhìn trời cao, thì bỗng nhiên chàng nhìn thấy thê tử Hằng Nga đang từ từ bay lên cung trăng sáng tỏ.

Đây được gọi là truyền thuyết Hằng Nga bôn nguyệt. Trên cung trăng, Hằng Nga kết bạn với một con thỏ ngọc đang chế thuốc trường sinh, cũng đang sống trên cung trăng.

truyen thuyet chi hang
Khi đang ngồi nghỉ dưới gốc cây Nguyệt Quế, ngước mắt lên nhìn trời cao, thì bỗng nhiên chàng nhìn thấy thê tử Hằng Nga đang từ từ bay lên cung trăng sáng tỏ.

Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, Hậu Nghệ và Hằng Nga mới được đoàn tụ trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì vậy, mặt trăng luôn thật tròn và sáng vào ngày này để nói về niềm vui sum họp, đoàn viên của con người.

Thiên cơ ẩn chứa sau câu chuyện Hằng Nga bay lên cung Trăng: Tiêu chuẩn làm Thần Tiên

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, con người ta luôn truy cầu sự trường sinh bất tử. Qua điển tích Hằng Nga bôn nguyệt, Đại Nghệ đã đắc được thuốc trường sinh rồi nhưng vẫn vuột khỏi tầm tay, từ đó còn đau khổ trong cảnh chia lìa với thê tử. Vậy đắc được thuốc trường sinh rồi rốt cuộc là phúc hay họa?

Số phận con người là do Thần sắp đặt. Vương Mẫu Nương Nương ban tặng cho Đại Nghệ lọ thuốc bất tử cũng là làm theo Thiên ý mà thôi.

Hằng Nga vốn là tiên nữ trên Thiên giới. Từ trên Thiên thượng, khi nàng nhìn xuống thấy xạ thủ kỳ tài Đại Nghệ, bèn sinh lòng ái mộ. Do động tâm phàm, nên nàng mới bị đày xuống nhân gian chịu khổ để tiêu nghiệp. Nàng và Đại Nghệ kết thành vợ chồng, thứ nhất là để hóa giải đoạn tình duyên này; thứ hai là giúp Đại Nghệ hoàn thành đại nghiệp cứu thế độ nhân. Sau khi dứt bỏ được tình duyên ở chốn phàm trần thì cả hai mới có thể trở về Thiên thượng.

Hằng Nga
Hằng Nga vốn là tiên nữ, do động tâm phàm, nên nàng mới bị đày xuống nhân gian chịu khổ để tiêu nghiệp (Ảnh Tinh Hoa)

Câu chuyện mà Thiên thượng đã an bài là như vậy nhưng cũng chỉ vì lòng người đổi thay mà có đôi chút thay đổi. Do vậy, việc Hằng Nga lỡ tay đánh đổ lọ thuốc tiên cũng không phải là chuyện ngẫu nhiên.

Trong thời gian Đại Nghệ rời khỏi nhà, mặc dù phải chịu đựng nỗi thống khổ cô quạnh; Hằng Nga không chút oán hận. Ngược lại, nàng vẫn nỗ lực giúp đỡ người dân trong thôn; cùng sinh tồn trong cái nóng oi bức khi bị mười mặt trời cùng thiêu đốt. Trong thời gian này, Hằng Nga đã chịu đựng đủ mọi nỗi khổ đau; nên tội nghiệp do động tâm phàm toàn bộ đều được gột rửa sạch, cái tình cũng dần dần xem nhẹ, cảnh giới vì thế cũng thăng hoa.

Đại Nghệ bắn hạ Mặt Trời, đây là điều không phải ai muốn làm cũng có thể làm được, cũng chính là nói Đại Nghệ bắn Mặt Trời là một sứ mệnh được Thần giao cho chàng, đó cũng là lời hứa của chàng với chư Thần trước khi đến nhân gian. Vì thế, Vương Mẫu Nương Nương ban tặng cho chàng lọ thuốc trường sinh bất tử cũng là mở một con đường cho chàng quay trở về Trời.

Nhưng khi Đại Nghệ về lại quê cũ, được người dân kính ngưỡng, tôn sùng như một vị Thần. Trong vô thức, chàng đã sinh ra tâm ngạo mạn, cho rằng mình giỏi giang hơn tất cả mọi người. Chỉ vì một chủng tâm chấp trước mà chàng đã bỏ lỡ mất cơ hội quay trở về Trời. Mỗi tầng thứ đều có tiêu chuẩn, nếu không đạt tiêu chuẩn tại tầng thứ ấy thì liền bị rớt xuống. Người muốn quay trở về Thiên thượng thì phải trừ bỏ hết thảy các chủng tâm chấp trước trong người thường, đạt đến cảnh giới của Thần.

Thiên đế nhìn thấy chàng có cái tâm này, thì thở dài mà rằng: “Quá coi trọng những thứ tại nhân gian, dẫu cố gượng ép mà quay trở lại Thiên giới, thì cũng sẽ rớt xuống dưới bởi tâm phàm quá nặng”. 

Thiên cơ ẩn chứa sau câu chuyện Hằng Nga bay lên cung Trăng
Con người chỉ có thể quay trở về Trời khi đạt đến tiêu chuẩn làm Thần Tiên (Ảnh qua Sogou).

Vậy nên, cuối cùng chỉ có Hằng Nga là đã trả hết nợ nghiệp, đạt tiêu chuẩn của Thần nên có thể trở về Trời. Còn Đại Nghệ, mặc dù đã lập được đại công hoàn thành thệ ước đã định; nhưng đến cuối cùng vẫn còn ôm giữ tâm người thường, không đạt tiêu chuẩn trên thiên giới. Từ đó về sau, chàng vẫn phải tiếp tục sống cuộc đời sinh lão bệnh tử tại nhân thế, thật đáng tiếc thay!

Theo Minh Huệ Net

Xem thêm:

Trăng rằm phá cỗ, ngẫm về nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung thu

Người trẻ Hà Nội tìm về với không khí trung thu xưa

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều