spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Hiện tượng “Sinh viên dễ vỡ” xâm nhập đại học Trung Quốc

Thời gian gần đây, sinh viên đại học Trung Quốc đang phải chịu áp lực rất lớn, cùng với sự gia tăng phổ biến của thực phẩm độc hại, ô nhiễm không khí nghiêm trọng và nhiều yếu tố khác, hiện tượng ” sinh viên dễ vỡ ” đang phổ biến tại các trường đại học Trung Quốc.

Trong tháng 9, khoa cấp cứu của một bệnh viện ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã tiếp nhận hơn 1.700 thanh niên từ 18 đến 25 tuổi, với các triệu chứng đau bụng, tức ngực, chấn thương, khó thở, v.v. Một số cư dân mạng đại lục cho rằng đây có thể là di chứng của Covid-19.

Hiện tượng “Sinh viên dễ vỡ” xâm nhập đại học Trung Quốc
Những năm gần đây, hiện tượng “sinh viên đại học tê liệt” trở nên phổ biến ở các trường đại học Trung Quốc. Trong ảnh là sinh viên đại học ở Bắc Kinh. Ảnh: WANG ZHAO/AFP

Hôm 10/10, từ khóa “Sinh viên dễ vỡ trở nên phổ biến” đã trở thành chủ đề nóng trên trang Baidu – một công cụ tìm kiếm được coi là Google phiên bản Trung.

Theo giải thích của truyền thông Trung Quốc, “sinh viên dễ vỡ” có nghĩa là nhiều sinh viên đại học tuy còn trẻ nhưng lại gặp nhiều vấn đề về thể chất, mỏng manh đến mức chỉ cần chạm vào là suy sụp, nên mới được gọi là “sinh viên dễ vỡ”.

Chỉ riêng trong tháng 9, khoa cấp cứu của một bệnh viện ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, đã tiếp nhận hơn 1.700 thanh niên từ 18 đến 25 tuổi “bị chấn thương, đau bụng, tức ngực, khó thở, v.v.” 

Một số bài đăng về chủ đề “sinh viên dễ vỡ” trên mạng xã hội cho thấy nhiều sinh viên đại học Trung Quốc đã vô tình bị thương hoặc bị “ốm đột ngột” với những lý do không tưởng.

Ví dụ như: “Tôi muốn đi vệ sinh nhưng khi ngồi xổm xuống đã không thể đứng dậy được. Tôi đi khám và được chẩn đoán là bị chấn thương khớp gối”.

“Tôi đang ăn mì. Nó ngon quá, tôi phấn khích đến mức nhịp tim tăng vọt lên 200”. 

“Mắt tôi được chẩn đoán bị lác khi nằm nghiêng chơi điện thoại”.

“Tôi nhảy múa và bị gãy cổ chân…” “Tôi đang chiên xúc xích và bị bỏng cấp độ hai.” 

“Tôi bị phạt vì đến muộn và buộc phải viết bản kiểm điểm. Tôi tức giận đến mức lên cơn đau tim và phải đến bệnh viện. Bác sĩ trực tiếp yêu cầu tôi báo cho gia đình…” 

Và còn rất nhiều người cho biết họ đã bị cao huyết áp đột ngột phải đi cấp cứu, bị hen suyễn, tim đập nhanh, nhiễm kiềm hô hấp, nhổ tóc thì ngất xỉu, viêm dạ dày ruột cấp tính, nhiễm trùng ngón tay, thiếu kali, thiếu máu…v.v 

Những vụ tai nạn với thương tích vừa bất ngờ vừa buồn cười như vậy đã lan truyền chóng mặt và làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận sôi nổi giữa cư dân mạng đại lục.

Nhiều phương tiện truyền thông đại lục cho rằng hiện tượng “sinh viên dễ vỡ” có liên quan mật thiết đến lối sống của họ. Ví dụ như một số sinh viên giảm cân để theo đuổi thời trang và áp dụng các phương pháp giảm cân cực đoan, dẫn đến suy dinh dưỡng nghiêm trọng, thiếu máu và các vấn đề khác.

Ngoài ra còn có một số học sinh thức khuya chơi game, đọc tiểu thuyết, lướt weibo,… dẫn đến trạng thái tinh thần kém và thậm chí gặp vấn đề về tâm lý.

Nhiều người lại cho rằng các yếu tố như áp lực học tập cao của sinh viên đại học, sự phổ biến của thực phẩm độc hại ở Trung Quốc và ô nhiễm không khí nghiêm trọng là những nguyên nhân chính dẫn đến số lượng lớn “sinh viên dễ vỡ”. 

BN 3 jpeg

Bên cạnh đó, một số cư dân mạng đại lục lại trực tiếp chỉ ra rằng đó là di chứng của virus Covid-19.

Một số người bình luận: “Đây không phải là di chứng của việc nhiễm virus Covid-19 sao?”, “Rất có thể đó là di chứng của việc nhiễm virus. Sau khi tôi bị chẩn đoán dương tính với Covid vào năm ngoái, nhịp tim của tôi rất nhanh và tôi dễ bị thở gấp”, ” Có khả năng đến 80% là COVID-19 đã làm hỏng hệ thống miễn dịch của bạn”. 

Có cư dân mạng cho biết: ‘Trước đây, tôi chỉ bị cảm nhiều nhất một năm một lần, nhưng năm nay tôi đã bị cảm bốn hoặc năm lần kể từ khi dương tính”. “Có thể là vì Covid. Tôi cũng từng học đại học, năm đó cũng thức khuya chơi game, nhưng đâu có ai “dễ vỡ” như vậy?”.

Trong khi đó, một số trang web ở Trung Quốc đặt câu hỏi liệu nguyên nhân có phải là do tiêm chủng hay không. Bởi vắc xin ngừa Covid Sinopharm của Trung Quốc là loại vắc xin không an toàn nhất thế giới.

Theo báo cáo của truyền thông quốc tế vào năm 2021, một số công ty sinh hóa và dược phẩm ở Trung Quốc đã đẩy mạnh sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng lớn. 

Tuy nhiên, vào lúc đó một chuyên gia về vắc xin ở Thượng Hải cho biết – Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc đã liệt kê tổng cộng 73 phản ứng bất lợi cục bộ hoặc toàn thân trong hướng dẫn vắc xin của mình, vì vậy có thể nói vắc xin Trung Quốc là “loại vắc xin không an toàn nhất thế giới”.

Hoàng Dung (t/h)

Theo Epoch Times, Vision Times

Xem Thêm:

Trung Quốc tuyên bố đẩy đuổi thành công hải quân Philippines khỏi Bãi cạn ở Biển Đông

Trung Quốc: Ánh sáng chói lóa thắp sáng trời đêm Thanh Hải, nghi ngờ sắp có động đất?

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều