Năm 2024 được hãng truyền thông The Economist gọi là ” năm bầu cử lớn nhất trong lịch sử”. Ngoài cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vừa qua, có hơn 70 quốc gia khác trên thế giới sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay, và ảnh hưởng đến 4 tỷ người – gần một nửa dân số toàn cầu.
Cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan 2024 đã diễn ra vô cùng sôi nổi. Tuy nhiên, Đài Loan không phải là quốc gia duy nhất tổ chức bầu cử trong năm nay, năm 2024 được truyền thông quốc tế gọi là “năm bầu cử lớn nhất trong lịch sử “.
Theo hãng truyền thông Ấn Độ WION: Ít nhất 40 quốc gia trên thế giới sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay. Số lượng người liên quan đến những cuộc bầu cử sắp diễn ra này sẽ chiếm khoảng 49% tổng dân số thế giới, và điều này thực sự sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị cũng như kinh tế của thế giới.
Theo Wikipedia, có khoảng 76 quốc gia trên thế giới sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay, trải dài khắp 5 châu lục và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến hơn 4 tỷ người trên thế giới. Và điều thu hút sự chú ý nhất trong năm nay là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 5/11.
Tờ Bloomberg có trụ sở chính tại Hoa Kỳ tin rằng – cuộc bầu cử của Hoa Kỳ lần này có thể một lần nữa sẽ là sự lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Tổng thống đương nhiệm Joe Biden.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Summers nói: “Tôi nghĩ đây có thể là cuộc bầu cử tổng thống quan trọng nhất kể từ Thế chiến thứ hai”.
Trong khi đó, tờ The Economist nhấn mạnh: “Có hai cuộc bầu cử có khả năng gây ra những hậu quả to lớn trên toàn cầu. Một là ở nền dân chủ hùng mạnh nhất thế giới. Cuộc bầu cử còn lại là trên một hòn đảo tự trị cách bờ biển Trung Quốc chưa đầy 200 km.”
Ông Robert Guest, phó tổng biên tập tờ The Economist cho biết: “Cuộc bầu cử vào tháng 1 ở Đài Loan là rất quan trọng vì tương lai của hòn đảo này rất khó đoán định”.
Và cuộc bầu cử ở Đài Loan không chỉ ảnh hưởng đến hòn đảo này. Theo kênh NTDTV, sau khi ứng cử viên của Đảng Dân Tiến (DPP) – ông Lại Thanh Đức đã được bầu làm Tổng thống Đài Loan hôm 13/1. Ngay trong ngày hôm đó, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã “vượt tường” để theo dõi chiến dịch bầu cử của Đài Loan.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng kết quả của cuộc bầu cử này đã tát thẳng vào mặt chính quyền Bắc Kinh và gây ra thất bại nặng nề cho Trung Nam Hải. Đồng thời, nó cũng đánh thức nhiều người dân đại lục hơn.
Nhà bình luận chính trị Chu Hiểu Huy đã viết một bài báo trên The Epoch Times cho biết – sau khi ĐCSTQ sử dụng vũ lực và các biện pháp khác để can thiệp vào cuộc bầu cử Đài Loan, DPP vẫn chiếm giữ văn phòng tổng thống, đây thực sự là một cái tát thẳng vào mặt Bắc Kinh. Đồng thời là một bước thụt lùi nặng nề cho Trung Nam Hải. Kết quả có lẽ bản thân ĐCSTQ cũng cảm thấy rất xấu hổ.
Ông Chu phân tích rằng – Cuộc bầu cử ở Đài Loan một lần nữa đã vạch trần ba lời nói dối lớn của ĐCSTQ nhằm lừa dối người đại lục:
1. ĐCSTQ cứ luôn nói là “vì nhân dân phục vụ”, nhưng để thực sự làm được vì nhân dân phục vụ, thì các quan chức cấp cao, kể cả lãnh đạo, đều phải cúi đầu trước người dân.
2. Dân chủ là gì? Cái gọi là “chuyên chính dân chủ nhân dân” và “dân chủ toàn diện” của ĐCSTQ chẳng qua là một tấm phông bạt để che đậy sự cai trị chuyên quyền của nó. Dân chủ thực sự có nghĩa là người dân có quyền bầu cử để lựa chọn người lãnh đạo của mình.
Ông Chu Hiểu Huy nhấn mạnh – một sự thật không thể chối cãi là ĐĐCSTQ đã mất lòng người dân, và cuộc bầu cử ở Đài Loan đã cho phép người dân đại lục nhìn thấy một chính phủ thực sự phục vụ nhân dân và một nhà lãnh đạo phục vụ nhân dân sẽ thực sự trông như thế nào.
Chu Hiểu Huy cũng chỉ ra rằng – chế độ hiện tại của Trung Quốc đã thiếu tính hợp pháp kể từ khi thành lập, điều này khiến cho ĐCSTQ vô cùng lo sợ về sự sụp đổ của nó. Trong khoảng hơn một thập kỷ qua, ĐCSTQ đã hoàn toàn phá sản về mặt ý thức hệ và rơi vào tình trạng khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng về lòng tin cũng như tính hợp pháp trong quản lý.
3. Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cho rằng “kết quả bầu cử cho thấy Đảng Dân Tiến không thể đại diện cho dư luận chính thống của Đài Loan” là đang nói dối trắng trợn.
Ông Chu cho biết – Tổng thống Lại Thanh Đức đã nhận được hơn 40% số phiếu bầu – đây là tỷ lệ phiếu bầu cao nhất và trong 3 ứng cử viên ông là người đại biểu cho dân ý nhất của Đài Loan, liệu có đảng chính trị nào khác có thể đại diện cho dân ý Đài Loan tốt hơn chăng?
Cuối cùng, Chu Hiểu Huy nói rằng – cuộc bầu cử ở Đài Loan không chỉ gây ra bước lùi nặng nề cho Trung Nam Hải, mà đồng thời nó cũng đã thức tỉnh nhiều người dân đại lục hơn. Cuộc bầu cử này cho phép họ hiểu rằng – người dân nên sống trong loại xã hội nào và họ nên có những nhà lãnh đạo thực sự phục vụ nhân dân như thế nào. Và đây chính là điều mà ĐCSTQ lo sợ nhất.
Hoàng Dung (t/h)
Theo NTDTV, The Epoch Times
Xem Thêm:
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*