spot_img
20 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Dạy trẻ cách yêu thương chứ không phải giành phần thắng

Mỗi người lớn lên, trên đường đời sẽ phải đối mặt với những lần thất bại và chia ly. Có nhiều cách thức để vượt qua thất bại, nhưng tình yêu thương là cách đúng đắn nhất.

Dạy trẻ cách yêu thương chứ không phải giành phần thắng
Mỗi người lớn lên, trên đường đời sẽ phải đối mặt với những lần thất bại và chia ly. Có nhiều cách thức để vượt qua thất bại, nhưng tình yêu là cách đúng đắn nhất. Ảnh: Shutterstock

“Con chỉ cần học giỏi là được rồi, những việc khác không cần phải lo”;

“Miễn là con kỳ này lọt vào Top 10, thích gì ba mẹ cũng mua”;

“Con chỉ cần lo học, tất cả những việc khác để bố mẹ làm, chỉ cần con học tốt”;

“Miễn là con học giỏi và điểm cao, con thích làm gì cũng được”.

Những câu thoại trên đây, bạn có thấy quen thuộc?

Chắc rằng mọi người sẽ không còn xa lạ, bởi nhiều phụ huynh sẽ nói những điều tương tự như vậy với con mình. Nhưng những điều này lại truyền cho đứa trẻ một tín hiệu rằng: Chỉ cần ta đạt thành tích học tập tốt, còn lại những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ!

Không ngờ rằng, kể từ đó, cuộc sống của đứa trẻ cũng bị chôn vùi từng chút một.

Chúng ta nuôi dưỡng một đứa trẻ như thể trồng một cái cây non. Ước nguyện ban đầu của chúng ta chỉ là mong sao cái cây này có thể phát triển thành một cây xanh lớn thẳng, nhưng dần dần chúng ta lại hy vọng rằng nó có thể ra hoa và đậu quả, hy vọng nó có thể sinh sôi tiền tài… Chúng ta sẽ phát hiện rằng ngày càng có nhiều kỳ vọng hơn, yêu cầu cũng ngày càng cao hơn.

ntdvn person little boy kid preview
Ước nguyện ban đầu của chúng ta chỉ là mong sao con trẻ có thể phát triển khỏe mạnh bình thường, nhưng dần dần chúng ta lại đặt nhiều áp lực, kỳ vọng cao hơn lên trẻ. Ảnh: Pickpik.com – CC0

Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng: chỉ cần con mình có thành tích học tốt, có thể vào một trường đại học tốt, chọn một chuyên ngành tốt, có một công việc tốt, một cuộc sống tốt và một tương lai tốt…

Nhưng mà, những sự cố tựa như những “cú tát trực diện” cũng xảy ra thường xuyên:

Tại sân bay quốc tế Phố Đông, Thượng Hải, một du học sinh học ở Nhật Bản trong 5 năm đã đâm 9 nhát dao vào người mẹ khi đến đón mình, khiến bà hôn mê và tử vong tại chỗ. Lý do là người mẹ không thể tiếp tục hỗ trợ học phí cao và chi phí sinh hoạt lớn cho cậu con trai.

Trong cuốn nhật ký của mình, một sinh viên học tập tại Hoa Kỳ đã mắng thậm tệ cha mẹ vì họ chăm sóc quá mức cho mình. Cha mẹ cậu luôn ‘nhắc nhở’ con trai rằng chỉ cần tập trung vào điểm số, còn những chuyện khác chỉ là thứ yếu, khiến cậu bị trầm cảm ngay từ khi còn nhỏ;

Trong bộ phim tài liệu “Hậu 00”, đề cập đến những đứa trẻ Trung Quốc sinh từ ngày 1/1/2000 đến ngày 31/12/2009 và có cả những người sinh vào cuối những năm 1990 (được gọi là “hậu 00”). Trong đó, đứa trẻ tám tuổi Xikun có một người mẹ sẵn sàng làm tất cả công việc khó khăn cho con, nhưng chưa bao giờ lắng nghe suy nghĩ và cảm xúc của con mình. Đứa trẻ bị điều khiển dưới ngón tay chỉ huy của người mẹ;

Một học sinh lớp 3 tiểu học ở Hàng Châu, vì cạnh tranh với bạn học về thành tích học tập, đã trộm tiền mừng tuổi ở nhà để gửi phong bì đỏ cho bạn cùng lớp. Sau khi điều tra, hóa ra đứa trẻ từng nhìn lén thấy cha mẹ mình dán phong bì đỏ làm quà cho người khác để mong được thăng chức.

ntdvn piqselscom id jwuas
Chúng ta luôn hy vọng rằng đứa con của mình cái gì cũng tốt, chỉ có thể là thứ nhất mà không thể thứ hai. Trên thực tế, đây chính là dạy cho trẻ em đấu tranh và giành chiến thắng. Ảnh: Pickpik.com – CC0

Chúng ta luôn hy vọng rằng đứa con của mình cái gì cũng tốt, chỉ có thể là thứ nhất mà không thể thứ hai. Trên thực tế, đây chính là dạy cho trẻ em đấu tranh và giành chiến thắng.

Nhưng mà, trong cuộc sống nhân sinh dài đằng đẵng này, chiến thắng chỉ là kết quả cuối cùng. Ngoài chiến thắng còn có rất nhiều điều quan trọng khác cần phải làm, còn có nhiều kỹ năng trọng yếu hơn mà trẻ cần phải học.

Giáo dục tốt nhất không phải là dạy trẻ cách để giành chiến thắng, mà là để chúng học cách yêu thương.

Nhiều trẻ em khi đến tuổi trưởng thành luôn gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến cá nhân: Không biết cách đối xử với đồng nghiệp trong công việc; không biết cách xử lý các mối quan hệ thân mật trong cuộc sống; học cách đối phó với mối quan hệ giáo viên – học sinh, quan hệ bạn bè…

Lý do là chúng không có khả năng yêu thương.

Trong cuốn “Nghệ thuật của tình yêu” (The Art of Loving), triết gia người Đức Erich Fromm từng viết:

“Trước hết, tình yêu không phải là mối quan hệ với một người cụ thể, nó là một loại thái độ, một loại khuynh hướng tính cách. Thái độ và khuynh hướng tính cách này quyết định mối quan hệ giữa một người và cả thế giới, mà không chỉ giới hạn trong mối quan hệ với “đối tượng của tình yêu”…”

ntdvn 3584496703 3dbcc664d7 c
Quá trình trưởng thành của trẻ cũng chính là quá trình học cách yêu thương. Ảnh: Juhan Sonin Flickr – CC BY 2.0

Tình yêu là một năng lực trưởng thành và sáng tạo, cũng là một khả năng ‘khan hiếm’. Chúng ta muốn biết cách thể hiện tình yêu, phải mất một thời gian dài để cố gắng tập trung học tập và rèn luyện. Và quá trình trưởng thành của trẻ cũng chính là quá trình học cách yêu thương.

Mỗi người lớn lên, trên đường đời sẽ phải đối mặt với những lần thất bại và chia ly. Có nhiều cách thức để vượt qua thất bại, nhưng tình yêu là cách đúng đắn nhất.

Chúng ta dạy con giành giật chiến thắng, chính là dạy chúng che đậy nỗi lo lắng và sợ hãi thất bại bằng niềm vui chiến thắng. Nhưng sau niềm vui chiến thắng ấy, khi đối mặt lần thất bại tiếp theo, đứa trẻ sẽ không còn sức lực và khả năng để chống chọi. Tuy vậy, một đứa trẻ yêu thương tràn đầy trái tim sẽ có đủ dũng khí để vượt qua dễ dàng.

Vì vậy, làm cha mẹ, đầu tiên, hãy dạy đứa trẻ của bạn học một vài “tình yêu” nhỏ như dưới đây:

1. Học cách trân quý bữa cơm gia đình

Cuộc sống ngày càng vội vã, thời gian mà người ta giành cho nhau càng trở nên rất ít ỏi. Cơ hội để cả nhà có thể quây quần quanh mâm cơm ấm cúng là một minh chứng cho điều này!

Vì vậy, cha mẹ hãy dạy trẻ tận hưởng thời gian ăn uống và trò chuyện với gia đình, đây là thời gian tốt nhất để gắn kết tình yêu thương. Giúp trẻ biết trân quý bữa cơm gia đình đoàn tụ, trân quý tình cảm gia đình.

ntdvn family having meal at the table 3171200 1 1024x684 1
Cha mẹ hãy dạy trẻ tận hưởng thời gian ăn uống và trò chuyện với gia đình, đây là thời gian tốt nhất để gắn kết tình yêu thương. Ảnh: Pexels

2. Học cách biết ơn

Lòng biết ơn khiến bạn dễ dàng thể hiện sự đồng cảm và thúc đẩy các mối quan hệ xung quanh. Một người biết ơn sẽ có xu hướng sống hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của mình hơn. Các khảo sát của Đại học California cho hay những người biết thể hiện sự biết ơn có tỷ lệ mắc chứng trầm cảm và lo lắng thấp hơn nhiều lần so với người bình thường.

Vì vậy, cha mẹ yêu thương con hãy dạy cho con học cách biết ơn, giáo dục con cái luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.

3. Học cách ở một mình

Chúng ta luôn muốn con cái của mình chạy về phía trước và bắt kịp với những người khác, mà quên mất dạy con cách tận hưởng thời gian khi ở một mình.

Ở một mình là cách tốt nhất để làm dịu tâm trí và suy nghĩ trầm tĩnh ổn định. Đây là thời điểm hoàn hảo để ‘tu thân’, cũng là một cách để tạo ra “Sỹ biệt tam nhật, quát mục tương đãi” – kẻ sĩ ba ngày không gặp, khi gặp lại phải dùng con mắt khác mà đối đãi.

4. Học cách bày tỏ

Dạy trẻ hiểu tình yêu, cũng cần dạy trẻ bày tỏ tình yêu. Khi đứa trẻ học cách bày tỏ, chúng cũng học được khả năng cảm nhận tình yêu.

Một đứa trẻ có trái tim ấm áp, thì cho dù ở trong tình trạng khó xử nào, sự tử tế, vui vẻ và ấm áp ôn hòa này sẽ là vũ khí giúp trẻ giải quyết mọi góc cạnh của thế giới bên ngoài. Sự mềm mại và khả năng yêu thương chính là những động lực vô tận để giúp trẻ tiến về phía trước.

Banner 1 2

Hòa An/NTDVN
Theo aboluowang.com

Xem Thêm:

Nhân quả tuần hoàn: Sức mạnh của lòng lương thiện!

Giáo dục Đức: ‘Dù bạn giàu đến đâu, hãy để những đứa trẻ nghèo’

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều