spot_img
20 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Nghiên cứu 11.000 trẻ trong 50 năm: cha càng bên trẻ, trẻ càng thông minh

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle, Vương quốc Anh đã dành nửa thế kỷ để theo dõi 11.000 trẻ sơ sinh, và kết quả cho thấy – những trẻ được cha dành nhiều thời gian ở bên thông minh hơn những bé ít có thời gian ở bên cha.

Nghiên cứu 11.000 trẻ trong 50 năm: cha càng bên trẻ, trẻ càng thông minh
Nghiên cứu 11.000 trẻ trong 50 năm: cha càng bên trẻ. trẻ càng thông minh. Ảnh: Pixabay

Hoá ra cha chăm con cũng rất đáng tin cậy

Sau một tháng đi công tác, con gái đã đem tới cho tôi (tác giả) một bất ngờ lớn.

Buổi tối 9 giờ, tôi ôm con và đọc chuyện cho cháu nghe xong, định để con ngủ như mọi khi rồi mới rời đi, ai ngờ con bé lại nói: “Mẹ, mẹ đi đi, bố nói rằng con có thể tự ngủ một mình”.

Điều gì đã xảy ra với hai cha con trong thời gian tôi vắng mặt? Trước đây, con bé mỗi ngày đều phải dựa vào giường của tôi, dỗ nó ngủ cũng khó!

Bây giờ con bé không cần mẹ ngủ cùng, tôi thực sự vui mừng khôn xiết.

Sau khi đóng cửa lại, tôi nóng lòng chạy đi hỏi chồng: “Anh dùng biện cách gì vậy? Tại sao Thiên Thiên lại muốn ngủ một mình?”

Chồng tôi nói nhẹ: “Anh không có cách nào, chỉ khích lệ con và bảo con có thể ngủ một mình được. Mỗi tối đọc sách cho con nghe xong, ôm con và nói lời chúc ngủ ngon rồi anh về phòng”.

Tôi thắc mắc: “Thế con không dậy tìm anh à?”

Chồng tôi đáp: “Có chứ. Nhưng con tới thì anh lại đưa con quay về phòng, và động viên vài lần. Sau một tuần, cơ bản con không đến tìm nữa”.

Hoá ra như vậy, trước khi đi công tác, tôi lo lắng không biết một mình anh chăm con được không, sợ anh không đáng tin cậy.

Thì ra bố chăm con cũng đáng tin cậy, chỉ là tôi không biết.

ntdvn father 656734 1280
Hoá ra cha chăm con cũng rất đáng tin cậy. Ảnh: Pixabay

Cha không nói nhiều, con càng nghe lời

Bạn có để ý nhiều khi nhiều bà mẹ nói mà con không nghe, nhưng khi cha nói thì con lại nghe?

Ví dụ, khi tôi yêu cầu con làm bài tập về nhà, cháu lề mề; tôi lại phải nhắc nhở con rất nhiều, và cháu lại trách mẹ nói nhiều. Nhưng khi cha chỉ nói một câu, cháu lập tức làm theo.

Một ví dụ khác là đi học, chỉ cần tôi đưa con đến trường và nhắc nhở cháu ba bốn lần, cháu vẫn cứ chậm chạp. Nhưng đến khi bố đưa cháu đi học, chỉ cần bố bình tĩnh nói: “Thiên Thiên, bố đi đây”. Con bé nhanh chóng mặc quần áo và giày dép, đeo cặp sách rồi cùng bố đi.

Một bà mẹ cư dân mạng cho biết: “Tôi ở nhà với con cả một ngày, nó không làm bài tập về nhà, khi bố về nhà, nó hoàn thành ba môn trong một giờ. Con kêu với bố là mệt, chỉ chơi một ván cờ thôi. Bố nói không, ít nhất phải chơi hai ván, nó ngoan ngoãn nghe theo, không mặc cả gì”.

Điều này là do cách người cha giao tiếp với con rất khác với cách của người mẹ

Khi trẻ đưa ra yêu cầu tương tự thì giọng điệu của mẹ nhẹ nhàng hơn, khi trẻ không thực hiện đúng yêu cầu của mẹ thì giọng điệu của mẹ có phần thỏa hiệp, trẻ sẽ cảm nhận được điều đó ngay lập tức nên sẽ kì kèo với mẹ.

Giọng điệu của người cha dứt khoát hơn, nói một là một, ngôn ngữ ngắn gọn và rõ ràng hơn. Đứa trẻ biết rằng không có chỗ để thương lượng với người cha, vì vậy đứa trẻ nghe lời người cha nhiều hơn.

Vi sao co nhan loai 1

Bố càng tham gia dạy con nhiều, thành tích của con càng tốt

Tôi đã xem một bộ phim tài liệu của BBC “Ý nghĩa sinh học của việc làm cha”, trong đó có một đoạn giới thiệu nghiên cứu: Trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 2 đến 4 tuổi, người cha có ảnh hưởng đến trẻ nhiều hơn người mẹ. Nếu người cha tham gia vào việc dạy con nhiều hơn, thì một năm sau con sẽ đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra ngôn ngữ.

Nguyên nhân là do người cha không thường xuyên nói tiếng trẻ con, mà thường sử dụng ngôn ngữ bình thường của người lớn và thêm nhiều từ trẻ không quen thuộc. Điều này có thể kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Tất cả những đứa trẻ có bố tham gia vào quá trình phát triển sớm của con, đều tự tin hơn, kiên nhẫn hơn và thích học hơn, khả năng đạt điểm cao ở trường tăng gấp đôi, thậm chí ít xuất hiện hành vi vi phạm quy tắc hơn.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle, Vương quốc Anh đã dành nửa thế kỷ để theo dõi 11.000 trẻ sơ sinh, và kết quả cũng cho thấy – những trẻ được cha dành nhiều thời gian ở bên thông minh hơn những bé ít có thời gian ở bên cha.

child 5489290 960 720
Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ được cha dành nhiều thời gian ở bên thông minh hơn những bé ít có thời gian ở bên cha. Ảnh: pixabay

Do đó, việc bé có thắng ở vạch xuất phát hay không thì người cha có vai trò rất lớn. Việc người cha tham gia vào giáo dục con cái là rất quan trọng

Làm thế nào để cha tham gia vào việc nuôi dạy con cái?

Người cha nuôi dạy con có rất nhiều lợi ích, nhưng trong quá trình lớn lên của trẻ, ở hầu hết các gia đình, sự tham gia của người cha vẫn còn khá ít.

Có những trường hợp khách quan không cho phép, như bận rộn kiếm tiền nuôi gia đình, hoặc vì tư tưởng không coi trọng mà chủ quan vứt bỏ vai trò của mình, hoặc những người mẹ không yên tâm mà vô tình tước đi quyền chăm sóc con của người cha… đều khiến cho ưu thế vượt trội của người cha không phát huy hiệu quả.

Người bạn thân đã gửi cho tôi một bức ảnh, người bạn của cô ấy ở Anh cho biết: “Trong số các bậc cha mẹ đưa con đi học khiêu vũ, có 7 người mẹ và 6 người cha, và tỷ lệ cũng tương đương nhau”. Tôi rất ngạc nhiên bởi vì lớp học thêm của con tôi, cứ 10 phụ huynh mà có một ông bố đưa con đi đã là nhiều.

Làm cách nào để người cha tham gia vào việc nuôi dạy con cái?

Tôi có một người bạn làm nhiếp ảnh, thông thường ngoài việc trông con, còn phải làm việc nhà, khi các mẹ tụ tập, ai cũng hỏi cô bạn ấy: “Mọi người bận bịu thế, làm sao cậu có thời gian chụp ảnh? Lại còn đi dạy bán thời gian?”

“Vì mình bận chụp ảnh nên bố bé đã chăm bé”. Biểu cảm hạnh phúc của cô thực sự khiến các chị em phải ngưỡng mộ.

Cô chia sẻ một số cách để khuyến khích các ông bố chăm con nhỏ.

Ví dụ: khi người cha chăm bé, không bao giờ chỉ tay năm ngón ra lệnh, mà khen ngợi cha trước mặt bé, để trẻ thích bên cạnh cha.

Cô cho biết, mỗi lần cô khen bố trước mặt con và đứa trẻ rúc vào lòng bố, và ông bố trông rất tự hào.

family 4962874 960 720
Cô cho biết, mỗi lần cô khen bố trước mặt con và đứa trẻ rúc vào lòng bố, và ông bố trông rất tự hào. Ảnh: Pixabay

Ngoài ra, cô chia sẻ cũng thường khen chồng trước mặt người thân, bạn bè, điều này khiến người chồng càng tự tin hơn khi chăm bé.

Cũng có bạn lo lắng hỏi: “Bạn yên tâm để chồng chăm con à, tôi không dám đâu. Ông chồng nhà tôi tay chân vụng về, để thử trông con một hôm làm con rách da đầu gối, sau này không dám để ông ấy trông”.

Câu trả lời của cô ấy là: “Lúc đầu mình cũng không thấy an tâm nhưng bố chăm con cũng là một thói quen. Thói quen thì cần tập. Nếu không tập vài lần và động viên vài lần thì bạn sẽ không bao giờ biết được rằng các ông bố thực sự cũng chăm con được”

Kinh nghiệm của cô ấy đúc kết như sau:

1. Yên lặng: Hãy tôn trọng anh ấy, tôn trọng cách ông bố chăm con

Đặc điểm của người cha quyết định cách chăm con và nó khác với người mẹ. Người mẹ cẩn thận hơn, nhưng chỉ cần bạn quyết định để chồng chăm con thì bạn cần tin tưởng anh ấy, không chỉ tay ra lệnh và đảm bảo tôn trọng.

2. Biến mất: Tin tưởng anh ấy, cho ông bố một không gian độc lập với con

Khi cha chăm con, mẹ chỉ cần tận dụng khoảng thời gian này để dành cho mình chút thời gian nghỉ ngơi vui vẻ, hoặc ra ngoài xem một bộ phim yêu thích, hoặc gặp gỡ các cô bạn thân.

Bạn có thể ấn định một khoảng thời gian cố định hàng tuần, ví dụ như vào tối 2 và 4 hàng tuần, để bố và con một mình với nhau, điều này không chỉ rèn luyện khả năng chăm sóc con của người bố mà còn vun đắp mối quan hệ giữa cha và con, đồng thời cũng có được thời gian rảnh quý giá. Đúng là một mũi tên trúng ba đích.

3. Khen ngợi: Khẳng định anh ấy đã hoàn thành nhiệm vụ chăm con

Một người cha tốt nên được khen ngợi. Nuôi con rất vất vả, nhiều khi được động viên hay khen ngợi thì người cha lại càng có động lực chăm con. Nếu như bị công kích và chỉ trích, người cha sẽ ngay lập tức nản chí, và sau đó đơn giản sẽ để người mẹ làm tất cả mọi việc.

Sự phát triển khỏe mạnh của trẻ không thể tách rời cả mẹ và cha

Nếu một gia đình hòa thuận và ổn định được so sánh như một tam giác đều với con là đỉnh của nó, thì khoảng cách từ con đến bố và mẹ nên có độ dài bằng nhau.

Vì hạnh phúc của con, mẹ có thể lùi lại một chút, để cha tiến về phía con nhiều hơn một chút, nếu cha dụng tâm một chút và cùng mẹ thực hiện thì con sẽ bước đi tốt hơn và vững vàng hơn.

Cha như ngọn núi uy nghiêm, mẹ như đại dương hiền hoà, con là cánh chim nhỏ bay tự do giữa núi và biển.

Tôi nhớ một bài hát có tựa đề là “Cha” với ca từ như sau:

Con yêu, cha có thể trăm sông ngàn núi
Chỉ cần con có thể bay lên, và hạnh phúc hơn
Đó là niềm an ủi lớn nhất của cha
Bởi vì con là con của cha

Chúc cho mọi em bé được bay bổng tự do và hạnh phúc với sự vỗ về của cả mẹ và sự đồng hành của cha.

Minh An/NTDVN
Theo Aboluowang

Xem Thêm:

Làm thế nào để dạy trẻ trung thực?

Tiết học thú vị về Thiên Đường – Địa Ngục

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều