spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Công ty Trung Quốc chạy sang Việt Nam để tránh lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ

Song hành cùng nỗ lực tăng thuế của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm Trung Quốc nhằm định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu, thì Hoa Kỳ cũng đã gia tăng đáng kể việc nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều phụ thuộc vào đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc.

Một số nhà bình luận cho rằng đằng sau sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là các công ty Trung Quốc đang lợi dụng kẽ hở để bán sản phẩm của mình.

Công ty Trung Quốc chạy sang Việt Nam để tránh lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ
Công ty Trung Quốc chạy sang Việt Nam để tránh lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Ảnh: internet

Một báo cáo của Reuters trích dẫn số liệu chính thức và phân tích của chuyên gia vào ngày 16/5 đã chỉ ra rằng – sau khi Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực cắt giảm thương mại với Trung Quốc bằng cách tăng thuế, Hoa Kỳ cũng đã gia tăng đáng kể việc nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi nguồn hàng của  Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc. Sự gia tăng thương mại giữa Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ đã làm tăng thêm sự mất cân bằng thương mại.

Năm 2023, thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đạt gần 105 tỷ USD – gấp 2,5 lần so với năm 2018 khi chính quyền tổng thống Trump lần đầu áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc.

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ hiện đang đứng thứ 4, chỉ sau Trung Quốc, Mexico và Liên minh châu Âu.

Vương Tú Văn (Wang Xiuwen), trợ lý nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Quốc gia Đài Loan cho biết: “Đây là mô hình thương mại tam giác. Về cơ bản, xét về mặt thương mại, sau lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, các công ty Trung Quốc mới có thể áp dụng mô hình như vậy, bởi họ muốn tránh những mức thuế cao mang tính trừng phạt này”.

Reuters đã xem xét dữ liệu thương mại, hải quan và đầu tư từ Liên hợp quốc, Hoa Kỳ, Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời thu được ước tính sơ bộ từ Ngân hàng Thế giới và sáu nhà kinh tế và chuyên gia chuỗi cung ứng, nhằm xác nhận mối quan hệ cộng sinh thương mại ngày càng tăng của ba bên.

Những dữ liệu và phân tích này cho thấy sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ có liên quan chặt chẽ đến nhập khẩu từ nước láng giềng Trung Quốc. Trong những năm gần đây, việc Việt Nam nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc hoàn toàn trùng khớp với những biến động về số lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Tạ Điền (Xie Tian), ​​​​giáo sư Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ nhận xét: “Đây là lý do tại sao các nhà sản xuất Trung Quốc chuyển hàng hoá sang Việt Nam rồi từ đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ để trốn thuế . Việt Nam là xuất khẩu giả. Ví dụ, một doanh nhân (Trung Quốc) qua Việt Nam mở công ty, sau đó gửi đồ từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi giả vờ là hàng Việt Nam xuất khẩu. Trong trường hợp này, nếu hàng hoá được cho là sản xuất tại Việt Nam, thì mức thuế quan Hoa Kỳ áp cho (sản phẩm) của Trung Quốc sẽ không có hiệu lực”.

Ngân hàng Thế giới ước tính sơ bộ rằng mối tương quan giữa hai dòng tài chính lên tới 96%, cao hơn mức 84% trước thời chính quyền Trump.

Giáo sư Tạ Điền nói: “Điều này tương đương với việc lừa dối nơi xuất xứ. Hàng hoá không phải sản xuất tại Việt Nam mà được sản xuất tại Trung Quốc. Nói thẳng ra là đang lừa dối Hoa Kỳ, bởi trên thực tế nguồn gốc của hàng hoá vẫn là từ Trung Quốc.”

Các chuyên gia cho rằng việc các công ty Trung Quốc sử dụng Việt Nam để lách luật thuế do chính phủ Hoa Kỳ áp đặt có thể khiến Hoa Kỳ áp thuế đối với Việt Nam.

Giáo sư Tạ cho biết thêm: “Thực ra đó là cách Hoa Kỳ đang đánh thuế đối với Việt Nam. Hoa Kỳ cũng có thể đánh thuế trực tiếp vào Việt Nam. Việc  công ty Trung Quốc chuyển sang Việt Nam cũng vô ích”.

Ắc quy xe đạp điện xe máy điện Điện Năng

Dữ liệu thương mại của Hoa Kỳ cho thấy – Hoa Kỳ đã nhập khẩu hơn 114 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam vào năm ngoái, cao hơn gấp đôi so với thời điểm bắt đầu xung đột thương mại Trung-Mỹ vào năm 2018. Đồng thời, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ đã giảm 110 tỷ USD kể từ năm 2018.

Vương Tú Văn biểu thị: “Không dừng lại ở Việt Nam. Bắc Kinh cũng sẽ sử dụng Mexico hoặc các nước Nam Mỹ như Brazil, và thậm chí cả các nước châu Phi để thực hiện những hành động trốn thuế như vậy. Nhưng so với Mexico hay Nam Mỹ, thì chi phí và thời gian cần thiết mà công ty Trung Quốc dùng để chuyển nhà máy đến Việt Nam có lẽ sẽ nhanh hơn và không dễ bị phát hiện hơn.”

Ông Nguyễn Hùng, chuyên gia về chuỗi cung ứng tại đại học RMIT cho biết, trong các ngành công nghiệp chủ chốt như dệt may, thiết bị điện, Việt Nam gánh hơn 60% tổn thất của Trung Quốc.

Nhưng dữ liệu cho thấy hầu hết sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đều có linh kiện và bộ phận từ Trung Quốc.

Vương Tú Văn nhận xét: “Nói cách khác, đây quả thực là lừa dối nơi xuất xứ, dù chỉ là một linh kiện thì cũng là lừa dối. Do có nhãn mác Việt Nam nên Hoa Kỳ thả lỏng trong việc nhập khẩu các sản phẩm này hơn… Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ là dệt may, sản phẩm điện tử và linh kiện; vì vậy các phần nhập khẩu từ Trung Quốc có thể là các sản phẩm và linh kiện điện tử”.

Theo số liệu từ Ngân hàng Phát triển Châu Á, năm 2022, trong số các sản phẩm chính của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ là sản phẩm điện tử, sản phẩm lắp ráp từ linh kiện nhập khẩu chiếm khoảng 80%.

Trong khi số liệu do Việt Nam công bố cho thấy 1/3 sản phẩm nhập khẩu của nước này đến từ Trung Quốc, chủ yếu là sản phẩm điện tử và linh kiện.

Hoàng Dung biên dịch

Theo NTDTV

Xem Thêm:

Quốc gia nào đang nợ Trung Quốc nhiều nhất?

Tổ chức quốc tế vạch trần cuộc đàn áp xuyên biên giới của Bắc Kinh với du học sinh

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều