Sau bữa ăn trưa, 183 công nhân tại công ty trong Khu công nghiệp Hòa Phú xuất hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, phải nhập viện cấp cứu.
Chiều 13/8, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết đã chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tập trung chữa trị các công nhân Công ty TNHH Bo Hsing (chuyên về may mặc, trong khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ), nghi bị ngộ độc thực phẩm.
Bữa cơm trưa hôm 12/8 có hơn 1.000 công nhân ăn, thực đơn gồm các món: gà chiên, thịt kho trứng, bắp xào, canh. Vài tiếng sau, nhiều người bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
- Xem thêm: Bí mật đại hồng thủy: Video bị che dấu tiết lộ những gì được tìm thấy trong con tàu Noah
- Xem thêm: Xác chết đột nhiên tỉnh lại, kể cho bác sĩ nghe một sự thật kinh hoàng
Thống kê sơ bộ, đến chiều 13/8, có gần 183 công nhân công ty này chữa trị tại 7 cơ sở y tế ở TP Vĩnh Long, TX Bình Minh và các huyện Long Hồ, Tam Bình.
Trong số này, 110 trường hợp được cấp cứu, chăm sóc tại Bệnh viện đa khoa khu vực Hòa Phú, huyện Long Hồ. Hiện hầu hết bệnh nhân sức khỏe ổn định; 1 trường hợp được chuyển viện, 2 người xuất viện, 10 người được điều trị ngoại trú.
Sở Y tế Vĩnh Long yêu cầu các đơn vị liên quan nhanh chóng điều tra dịch tễ và lấy mẫu thức ăn, bệnh phẩm để xét nghiệm, tìm nguyên nhân vụ việc.
Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm lớn tại một số nhà máy, số lượng bệnh nhân lên đến hàng trăm người. Đơn cử, vụ ngộ độc tại Công ty Shinwon Ebenezer Việt Nam ở Vĩnh Phúc, khiến hơn 400 người nhập viện, hồi tháng 5. Kết quả xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Bacillus Cereus trong canh chua giá đỗ.
Cuối tháng 6, 127 công nhân nôn, đau bụng, tiêu chảy, nghi ngờ do khẩu phần ăn gồm thịt gà kho, lạc chao, cá thu kho, chả lá lốt,… tại Công ty cổ phần đóng tàu sông Cấm, Hải Phòng. Kết quả xét nghiệm mẫu cá thu cho thấy chất histamin cao gấp 40 lần hàm lượng tiêu chuẩn, có thể là nguyên nhân gây ngộ độc.
- Xem thêm: Gương vỡ lại lành, hạnh phúc gia đình thật sự trở về…
- Xem thêm: Nguồn gốc con người không phải trên Trái Đất?
- Xem thêm: 3 điển tích nổi tiếng về tinh thần “tôn sư trọng đạo” của cổ nhân
Xem thêm:
Trung Quốc: ba nghề cao quý nhất đã bị tha hóa – chương đen tối nhất trong lịch sử nhân loại
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*