spot_img
20 C
Vietnam
Thứ ba,26 Tháng mười một
spot_img

Lâm Đồng: Đồi đất nứt toác, di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Cơ quan chức năng nhận định đồi đất tại xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng xuất hiện vết nứt, nguy cơ sạt lở rất lớn trong mùa mưa lũ, cần kiên quyết di dời người dân sinh sống phía dưới ra khỏi khu vực nguy hiểm.

lam dong doi dat nut toac di doi nguoi dan ra khoi khu vuc nguy hiem 1
Nhiều hộ dân sinh sống phía dưới khu vực đồi có nguy cơ cao xảy ra sạt trượt đất. Ảnh: Báo Lâm Đồng

Ngày 16/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Lâm Đồng có văn bản đề nghị UBND huyện Đức Trọng kiên quyết di dời người dân ra khỏi khu vực chân đồi có nguy cơ sạt trượt đất. Đồng thời, không để người dân tự ý quay về khu vực nguy hiểm khi chưa có sự đồng ý của chính quyền địa phương như khóa cổng, lắp rào chắn, bố trí lực lượng túc trực trong khu vực có nguy cơ sạt trượt…

Huyện Đức Trọng tăng cường công tác quản lý về hoạt động san gạt tạo mặt bằng xây dựng và trật tự xây dựng trên địa bàn; dừng ngay các trường hợp đào cắt góc mái đồi để làm nhà ở gây nguy cơ sạt lở; kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng san gạt đất trái phép ở chân mái dốc để tạo mặt bằng xây dựng nhà ở, gây nguy cơ xảy ra sạt lở.

lam dong doi dat nut toac di doi nguoi dan ra khoi khu vuc nguy hiem 2
Cơ quan chức năng kiểm tra khu vực đồi có nguy cơ sạt lở rất lớn trong mùa mưa lũ.

Trước đó, Báo Lâm Đồng đã có bài viết phản ánh về nguy cơ sạt lở tại quả đồi tại khu vực 35 ha do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý tại Tổ 24, xã Hiệp Thạnh. Sau đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Lâm Đồng đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra thực tế.

Khu vực đồi có diện tích 35 ha (thuộc khoảnh 5, Tiểu khu 277B), bên dưới là khu vực đất sản xuất nông nghiệp và có khoảng 11 căn nhà. Tại thời điểm kiểm tra, chân đồi bị san gạt, kết hợp với thời tiết mưa nhiều dẫn đến các vách sạt, xuất hiện cung trượt và các vết nứt trên mái dốc, gây nguy cơ sạt lở rất lớn trong mùa mưa lũ.

Hiện nay, người dân vẫn đang sinh sống dưới chân đồi có nguy cơ sạt trượt cao
Theo ghi nhận, sau những trận mưa lớn, khu vực đồi thông nêu trên đã hình thành những vệt sạt trượt vòng cung trên đỉnh đồi kéo dài từ phía Tổ 24 (thôn Quảng Hiệp) vòng ra phía sau thuộc Tổ 30 (thôn Fi Nôm) với chiều dài khoảng 80m, có nhiều vị trí rãnh nứt sụt sâu 3-4m, rộng 2 tới 3m.

Hiện, đoạn chân đồi này như một bờ taluy đất dựng đứng với chiều cao khoảng 10m, có nhiều điểm đã bị trượt lở đất đá, cây cối, gây nguy hiểm cho hàng chục hộ dân có nhà sát với chân đồi.

Theo Báo Lâm Đồng

ắc quy xe máy diện năng 4

Xem thêm:

Bí ẩn đằng sau sự diệt vong của 3 nền văn minh cổ đại và lối thoát cho con người hiện đại

Gốc rễ của giáo dục là gì?

Sức hủy diệt khủng khiếp của các đại dịch bệnh trong lịch sử và Thiên cơ nào đằng sau?

Cha mẹ làm gương: Hành trang quý giá nhất dành cho con trẻ

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều