spot_img
16 C
Vietnam
Chủ Nhật,10 Tháng mười một
spot_img

Nguyên nhân hình thành các cục máu đông bất thường sau khi tiêm vaccine mRNA và phương pháp điều trị

Nhiều chuyên gia xử lý thi thể nói rằng, những cục máu đông bất thường do vaccine gây ra bắt đầu nhìn thấy vào năm 2021. Nó trùng với thời điểm triển khai tiêm vaccine Covid-19 chứ không phải vào năm 2020, thời điểm bắt đầu đại dịch. Thông tin này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của những cục xơ bất thường.

Nguyên nhân hình thành các cục máu đông bất thường sau khi tiêm vaccine mRNA và phương pháp điều trị
(Ảnh Tatiana Shepeleva/Shutterstock)

Hiện tượng huyết khối bất thường được báo cáo trên khắp thế giới

Đến giữa năm 2021, những người xử lý thi thể trên khắp thế giới đã tìm được những cục xơ màu trắng hoặc màu nâu bất thường trên các thi thể. Những người xử lý thi thể cho biết họ chưa bao giờ gặp hiện tượng này trước đây.

Những người xử lý thi thể là các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu với các kỹ năng chuyên biệt, làm việc trong nhà tang lễ hoặc phòng thí nghiệm hay cơ sở nghiên cứu; đó là những người chịu trách nhiệm chuẩn bị thi thể cho các dịch vụ tang lễ.

Công việc hàng ngày của họ là thay thế máu của thi thể bằng dung dịch ướp xác. Kể từ giữa năm 2021, ngày càng có nhiều chuyên gia xử lý thi thể cho biết họ không thể làm được việc này trên một số thi thể.

Để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này, những người xử lý thi thể được chúng tôi đã phỏng vấn và những người xuất hiện trong loạt video về chủ đề này muốn tìm ra thứ đã làm tắc nghẽn các mạch máu của thi thể.

Richard Hirschman, một người xử lý thi thể và cung cấp dịch tang lễ được cấp phép ở Alabama với hơn 20 năm kinh nghiệm, đã kể lại quá trình loại bỏ cục máu đông khỏi động mạch của các thi thể. Ông Hirschman nhận xét: “Thông thường, chúng tôi sẽ không tìm được những cục máu đông ở vùng chậu. Thông thường, chúng sẽ nằm trong tĩnh mạch. Những gì chúng tôi tìm thấy là không bình thường.”

John O’Looney, chủ sở hữu và giám đốc của Dịch vụ Tang lễ Gia đình Milton Keynes, ở ngoại ô Northampton ở Vương quốc Anh, đã kể về các khối xơ, dẻo và cứng được lấy ra khỏi mạch máu của nam thanh niên bị đột tử. Khối tắc nghẽn này có hình dạng của mạch máu.

Anna Foster là một người xử lý thi thể có 11 năm kinh nghiệm ở Carrollton, Missouri. Cô bắt đầu tìm được những cục máu đông dạng sợi vào đầu mùa hè năm 2021. Trong quá trình làm việc, cô chưa từng thấy cục máu đông nào như vậy.

Hai người bạn thân của Foster, cũng là những người xử lý thi thể, cũng tìm được những cục máu đông kỳ lạ tương tự. Một người xử lý thi thể giấu tên đã chia sẻ các mẫu huyết khối dạng sợi, màu trắng giống như cao su trong một cuộc phỏng vấn với bác sĩ Jane Ruby.

Những cục máu đông bất thường do vaccine gây ra

“Cục máu đông” được nhắc đến trong các cuộc phỏng vấn của những người xử lý thi thể này trông không giống với cục máu đông bình thường. Những cục máu đông này có những tính chất đặc biệt sau:

  1. Màu sắc: chúng thường có màu trắng hoặc nâu, trong khi cục máu đông bình thường có màu đỏ đậm hoặc đen.
  2. Kích thước và hình dạng. Chúng có dạng những sợi dài từ vài cm đến hàng chục cm. Trong khi các cục máu đông bình thường có dạng không đều, phẳng và có dạng cục.
  3. Tính chất: chúng dẻo và chắc, trong khi cục máu đông thông thường sẽ mềm hơn.
  4. Vị trí: chúng xuất hiện trong cả tĩnh mạch và động mạch, trong khi bình thường các cục máu đông sẽ được tìm thấy trong tĩnh mạch.

Những người xử lý thi thể đã tìm được những cục máu đông bình thường, màu đỏ đậm hoặc đen ở các nạn nhân COVID từ rất lâu trước khi có vaccine.

Nếu COVID-19 gây ra những cục xơ bất thường này thì chắc hẳn đã có ai đó phát hiện được chúng từ trước năm 2021. Nhưng thực tế không có trường hợp nào như vậy được báo cáo vào năm 2020.

Nhiều chuyên gia xử lý thi thể nói rằng họ bắt đầu nhìn thấy những cục máu đông bất thường vào năm 2021, trùng với thời điểm triển khai tiêm vaccine Covid-19 – chứ không phải vào năm 2020, thời điểm bắt đầu đại dịch. Thông tin này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của những cục xơ bất thường kể trên.

Kể từ tháng 1 năm 2022, Omicron đã trở thành biến thể COVID chủ đạo trên khắp Hoa Kỳ. Những bệnh nhân nhiễm chủng Omicron có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với các chủng COVID-19 trước đó. Vì thế, nếu những cục máu đông bất thường này có liên quan đến COVID-19, thì tần suất phát hiện của chúng sẽ giảm đi vào tháng 1 năm 2022.

Tuy nhiên, dựa trên báo cáo của các chuyên gia xử lý thi thể, tỷ lệ những cục máu đông kỳ lạ này đã tăng lên vào năm 2022.

Trong một cuộc phỏng vấn với Steve Kirsch, Richard Hirschman đã nói rằng vào tháng 1 năm 2022, 37 trong số 57 thi thể (65% trường hợp) phát hiện được những cục máu đông bất thường này.

Theo những phân tích này, có thể có vai trò của vaccine COVID trong sự hình thành các cục máu đông bất thường.

Sự khác biệt chính giữa các cục máu đông có nguồn gốc từ Covid-19 và các cục máu đông có liên quan đến vaccine là gì nếu trong cả hai trường hợp đều có vai trò của protein gai?

Một số kết quả nghiên cứu quan trọng giúp chúng ta hiểu được điều này.

  1. Chỉ cần có protein gai đã có thể hình thành cục máu đông trong huyết tương

Thrombin là một loại protein thiết yếu trong quá trình đông máu cổ điển. Thrombin tạo ra cục máu đông bằng cách kích hoạt tiểu cầu và cắt nhỏ một loại protein tên là fibrinogen để tạo thành fibrin. Fibrin chính là một thành phần của cục máu đông.

Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết rằng chỉ cần protein gai đã có thể hình thành cục máu đông ngay cả khi không có các thành phần cơ khác.

Có một nghiên cứu đã báo cáo về vai trò của protein gai trong việc hình thành cục máu đông dạng sợi.

Nếu chúng ta so sánh biểu đồ B và biểu đồ D, khi cho thêm protein gai vào huyết tương nghèo tiểu cầu (PPP), dù có thrombin (ở biểu đồ D) hoặc không có thrombin (biểu đồ B), thì đều có sự hình thành của các cục máu đông bất thường.

Trong đó, chỉ cần huyết tương nghèo tiểu cầu tiếp xúc với protein gai thì sẽ có sự gia tăng đáng kể các cục máu đông bất thường (biểu đồ B).

Đây là điều đang quan tâm vì thí nghiệm này chứng minh rằng chỉ cần có protein đột biến, thậm chí không có thrombin, vẫn có thể hình thành các cục máu đông dạng sợi.

ntdvn a1
Hình ảnh dưới kính hiển vi huỳnh quang của PPP từ những người khỏe mạnh sau khi bổ sung ThT (tín hiệu huỳnh quang màu xanh lục)
  1. Protein gai có cấu trúc Amyloidogen và Liên kết với Protein Amyloid

Dựa trên phân tích của Mike Adams, nhà báo đồng thời là giám đốc của một phòng thí nghiệm khoa học, về các cục máu đông do Richard Hirschman cung cấp, những cục máu đông màu trắng hoặc hơi nâu bất thường này không phải là những cục máu đông điển hình. Trên thực tế, thành phần chủ yếu của chúng là các protein amyloid.

Protein gai có thể tạo thành những chất giống beta-amyloid hoặc alpha-synuclein, thường gặp trong bệnh Alzheimer và Parkinson.

Protein gai có bảy chuỗi amyloidogen và có thể hình thành những chất giống amyloid.

Cấu trúc của chúng dễ dàng hình thành các cấu trúc liên kết dạng chuỗi chặt hơn với các xoắn dọc cùng với các liên kết chéo, tạo thành cấu trúc dạng sợi.

Một có thể hình dung bằng quá trình tạo ra dây gai dầu: sợi gai dầu ngắn và mỏng có thể được cuộn thành những sợi dây thừng dài và chắc với khả năng chịu lực cao.

ntdvn a2

Dạng amyloid-beta 42 axit amin (Aβ1–42) có ái lực cao với tiểu đơn vị S1 của protein gai và thụ thể ACE2.

Dữ liệu trên một mô hình chuột được tiêm Aβ1–42 qua đường tĩnh mạch cho thấy độ thanh thải của Aβ1–42 trong máu giảm đi khi có mặt các bộ lọc protein S ở vùng ngoại bào.

Chúng ta có thể sử dụng phép loại suy để giải thích hiện tượng này. Đó là protein gai có thể hình thành tạo thành các amyloid và kết hợp với các amyloid khác. Hiện tượng này giống như việc chúng ta thả một hạt tinh thể nhỏ vào dung dịch, theo thời gian sẽ có một tinh thể lớn hơn được hình thành.

Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi chúng ta tìm được những cục máu đông dạng sợi dài sau khi tiêm vắc xin COVID.

Những cục máu đông dạng sợi dài chủ yếu được tìm thấy từ giữa năm 2021, khoảng sáu tháng sau khi vắc xin được phổ biến rộng rãi.

Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng thông qua đặc điểm giống prion, protein gai không chỉ gây ra rối loạn đông máu trong lòng máu mà còn gây ra các bệnh lý viêm và thoái hóa thần kinh và “những đặc điểm giống prion này có liên quan nhiều đến protein gai do mRNA của vaccine hơn là từ virus SARS-CoV-2 tự nhiên.”

  1. Protein gai có nguồn gốc từ vắc-xin ổn định hơn so với protein gai của virus

Protein gai của vaccine COVID-19 không giống với protein gai tự nhiên của virus.

Protein gai tự nhiên của virus SARS-CoV-2 không ổn định và dễ bị phân hủy hơn. Đó là lý do khiến bản thân quá trình lây nhiễm COVID tự nhiên không tạo ra được loại protein gai quá ổn định. Vì vậy chúng ta cũng không phát hiện được những cục máu đông bất thường giống như vậy trước khi triển khai tiêm vaccine.

Sự không ổn định tự nhiên của protein gai vốn là điểm then chốt của quá trình phát triển vaccine.

Vì vậy, các nhà khoa học đã sửa đổi cấu trúc của protein gai tự nhiên để tạo ra một loại protein gai ổn định hơn trong vaccine mRNA với mục tiêu là đạt được nồng độ kháng thể cao hơn.

Các công ty dược thực hiện điều này bằng cách chèn một loại axit amin đặc biệt – proline (P) – vào những vị trí khác nhau bằng công nghệ đã được cấp bằng sáng chế. Tất cả các loại vaccine trong nhóm này bao gồm Moderna, Pfizer, Janssen-Johnson & Johnson, Novavax và CureVac (Đức), đều có quá trình bổ sung axit amin proline này.

Sau khi chèn thêm proline, lượng protein gai ổn định trong cơ thể của những người đã tiêm vaccine cao hơn – so với lượng protein gai ở những người nhiễm bệnh tự nhiên – giúp giải thích sự hình thành các cục máu đông dạng sợi dài ở những người đã tiêm vaccine.

Dù có nguy cơ tạo ra những cục máu đông bất thường, gần đây các nhà phát triển vaccine tiếp tục thay đổi thiết kế của vaccine bằng cách chèn thêm sáu phân tử axit amin proline vào cấu trúc của protein gai thay vì chỉ hai phân tử axit amin prolin như trước đây. Mục tiêu của họ là thiết kế ra các loại vaccine mạnh hơn và có thể tạo ra nhiều kháng thể hơn.

  1. Nồng độ protein gai ở những người tiêm vaccine cao hơn so với người nhiễm bệnh tự nhiên

Sau khi tiêm vaccine mRNA, quá trình sản xuất nội sinh protein S của loại vaccine này cao hơn nhiều so với nhiễm trùng tự nhiên.

Hiện tượng các tiểu đơn vị S1 lưu hành trong máu đã được phát hiện ở hầu hết các bệnh nhân COVID-19. Nguyên nhân có thể là do sự rò rỉ kháng nguyên virus vào máu ở những người mắc bệnh nặng.

Trong một nghiên cứu về tính khả dụng sinh học của vaccine COVID mRNA, nồng độ tiểu đơn vị S1 của protein gai lưu hành trong máu tăng lên chỉ trong một ngày sau khi tiêm liều vaccine mRNA-1273 (vaccine Moderna) đầu tiên.

Những người bị rối loạn đông cầm máu do vaccine COVID thường có nồng độ protein gai cao hơn hơn so với những người đã tiêm vaccine nhưng không gặp tác dụng phụ (AE) này.

Ví dụ, trong một trường hợp giảm tiểu cầu do vắc-xin mRNA-1273, nồng độ protein S trong huyết tương cao hơn gần 100 lần so với những người đã tiêm vaccine nhưng không có tác dụng phụ này.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi tiêm tiểu đơn vị S1 đánh dấu iod phóng xạ (I-S1) vào tĩnh mạch của chuột, phân tử này có thể dễ dàng vượt qua hàng rào máu não; I-S1 được phân bố ở phổi, lách, thận và gan. Trên mô hình hàng rào máu não 3D, S1 đã phá vỡ tính toàn vẹn của hàng rào máu não.

Các nhà nghiên cứu giả thuyết rằng việc thúc đẩy sản xuất quá nhiều protein S của vaccine để đạt đến nồng độ có thể liên kết các thụ thể đích như ACE2 sẽ gây các tác dụng phụ liên quan đến độc tính của vaccine.

Chỉ có một số người đã tiêm vaccine gặp tác dụng phụ. Nhưng những người được tiêm vaccine và gặp tác dụng phụ có thể sẽ mang lượng protein gai cao trong cơ thể. Điều này phụ thuộc vào các yếu di truyền và biểu sinh, bao gồm cả lối sống.

Có một điều đáng lưu ý chính là, trong trường hợp nhiễm bệnh tự nhiên, nồng độ tiểu đơn vị S1 trong huyết thanh cao có liên quan đến tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt cao hơn cũng như thời gian bắt đầu đặt nội khí quản sẽ ngắn hơn.

  1. Các chủng virus đã yếu đi nhưng vaccine vẫn được sản xuất dựa trên protein gai của chủng virus gốc

Độc tính của các chủng Omicron hiện tại đã yếu đi rất nhiều, vì protein gai của biến chủng Omicron đã bị đột biến và không còn khả năng gây ra rối loạn đông máu hay rối loạn đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên, vaccine phòng COVID-19 vẫn được sản xuất dựa trên chủng virus gốc tại Vũ Hán và có thể gây ra các rối loạn đông cầm máu.

Hầu hết protein S có nguồn gốc từ virus có khả năng vẫn sẽ tồn tại trong đường hô hấp. Nhưng ngược lại, loại protein S do vaccine kích thích cơ thể sản xuất sẽ tồn tại ở các cơ quan nội tạng và các mô (do đó sẽ gây ra tác dụng toàn thân).

  1. Vai trò chính của protein gai trong quá trình đông máu

Những cục máu đông bình thường vẫn có thể được tìm thấy ở những người đã tiêm vaccine. Nhưng protein gai có thể kích hoạt dòng thác đông máu thông qua việc phá vỡ hàng rào nội mô, gây viêm các tế bào nội mô, gây ra “biến chứng huyết khối đe dọa tính mạng”, làm tăng hoạt hóa tiểu cầu thông qua nhiều thụ thể (ACE2, TMPRSS2 hoặc thụ thể fibronectin), mạng lưới các sợi của bẫy ngoại bào bạch cầu trung tính (NET), cũng như làm tăng nồng độ angiotensin II, kích hoạt thụ thể Toll-like 4 và tăng sản xuất các yếu tố đông máu (FXa). Tất cả những yếu tố này kích hoạt “dòng thác” đông máu.

Spike protein gây tổn thương cho các lớp nội mô của mạch máu, sau đó kích hoạt dòng thác đông máu, và cuối cùng hình thành fibrin.

ntdvn a3

Trong khi đó, protein gai còn phá vỡ cơ chế ly giải cục máu đông, tạo thành chất giống amyloid.

ntdvn a4

Theo dõi các biến cố bất lợi liên quan đến rối loạn đông máu sau khi tiêm vaccine mRNA

Tạp chí JAMA Network đã phân tích dữ liệu giám sát của Trung tâm Nghiên cứu Vắc xin Kaiser Permanente của Hoa Kỳ trên 6,2 triệu người (tuổi trung bình, 49 tuổi; 54% là nữ) đã tiêm 11,8 triệu liều vắc xin mRNA (57% BNT162b2 (Vaccine Pfizer); 6,17 triệu người tiêm liều đầu tiên và 5,67 triệu người tiêm liều liều thứ hai).

Tổng cộng có 23 biến cố bất lợi nghiêm trọng đã được phân tích; có mười biến cố bất lợi (tỷ lệ cao bất thường) có liên quan đến vấn đề đông máu hoặc biến cố mạch máu, bao gồm nhồi máu cơ tim cấp tính, thuyên tắc phổi, huyết khối xoang tĩnh mạch não, huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu và đột quỵ.

Bảng 1: Các biến cố bất lợi nghiêm trọng sau khi vaccine mRNA của JAMA

Số TT

Sự cố bất lợi nghiêm trọng

1-21 ngày sau khi tiêm phòng

(Biến cố/triệu người-năm)

22-42 ngày sau khi tiêm phòng

(Biến cố/triệu người-năm)

1

Đột quỵ do nhồi máu

1612

1781

2

Nhồi máu cơ tim cấp tính

935

1030
3

Huyết khối tĩnh mạch

952

896

4

Thuyên tắc phổi

763

795

5

Đột quỵ do xuất huyết

365

408

6

Huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu

112

145

7

Huyết khối xoang tĩnh mạch não

11

8

8

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối

9

5.5

9

DIC (Đông máu nội mạch lan tỏa)

45

69

10

Giảm tiểu cầu miễn dịch

73

63

11,12

Viêm cơ tim/viêm màng ngoài tim

132

107

13 Viêm ruột thừa

1179

1345

14

Hội chứng Gullain-Barre

15

16

15 Bệnh Kawasaki

0

5.5

16 Liệt mặt

822

825

17,18

Co giật

431

411

19,20,21

Viêm não/viêm tủy/viêm não tủy

26

14

22

Viêm tủy cắt ngang

3

3

(Nguồn: Klein NP, Lewis N, Goddard K, et al. Giám sát các sự có bất lợi sau khi tiêm vaccine COVID-19 mRNA. JAMA. 2021;326(14):1390–1399. doi:10.1001/jama.2021.15072)

Phương pháp điều trị huyết khối bất thường do vaccine gây ra

Đã có những báo cáo cho rằng “sử dụng một cách hợp lý và giám sát chặt chẽ liệu pháp chống đông ‘bộ ba’ có thể loại bỏ các cục máu đông nhỏ.” Liệu pháp chống đông “bộ ba” bao gồm một loại thuốc chống đông đường uống kết hợp với hai loại thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu.

Thuốc chống đông là một trong hai nhóm thuốc chống huyết khối (cùng với thuốc chống ngưng tập tiểu cầu), còn được gọi là “thuốc làm loãng máu”. Các loại thuốc chống đông có thể tác động và ngăn chặn dòng thác đông máu.

Tuy nhiên, một thử nghiệm tại Anh đã phát hiện rằng các loại thuốc được sử dụng để làm giảm nguy cơ đông máu không hữu ích cho sự hồi phục của những bệnh nhân Covid-19 vừa và nặng.

Do sự khác biệt về thành phần và cấu trúc của những cục máu đông do vaccine tạo ra và những cục máu đông thông thường, thuốc chống đông có thể không có tác dụng đối với những người đã tiêm vaccine.

Nếu các chất amyloid do protein gai hình thành là thành phần chính của các cục fibrin, ngoài việc thúc đẩy quá trình tự đào thải để loại bỏ càng nhiều protein gai càng tốt, thì có thể sử dụng các liệu pháp hoặc các hợp chất có khả năng chống amyloid có thể được thực hiện. Những phương pháp này có thể làm giảm hiện tượng huyết khối bất thường sau khi tiêm vaccine.

  1. Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích

Chúng ta đã có những hiểu biết về việc điều trị các bệnh lý amyloidosis, trong đó bao gồm phương sử dụng kháng thể đơn dòng.

Sử dụng kháng thể đơn dòng là một liệu pháp điều trị nhắm trúng đích. Các kháng thể đơn dòng có thể nhận ra và gắn vào một loại protein cụ thể. Trong trường hợp này, kháng thể đơn dòng sẽ được thiết kế để nhắm trực tiếp vào amyloid.

  1. Các loại “dược thực phẩm” có hiệu quả trong việc làm giảm amyloid

Amyloid là các phân tử protein cuộn gập sai, và chính những sai sót trong quá trình cuộn gập này đã hình thành nên các amyloid dạng sợi dài. Nếu chúng ta có thể sửa lại những lỗi sai trong quá trình này, sẽ có thể ức chế sự hình thành của các sợi amyloid dài.

Các hợp chất tự nhiên là một phương pháp trị liệu mới đầy hứa hẹn có thể can thiệp vào quá trình cuộn gấp sai của các phân tử protein.

Polyphenol epi-gallocatechine-3-gallate (EGCG) là loại polyphenol chính trong trà có thể liên kết trực tiếp với nhiều phân tử protein có liên quan đến việc cuộn gập sai và ức chế quá trình hình thành các sợi fibrin.

EGCG thúc đẩy sự hình thành các “tổ hợp” ổn định, hình cầu và không gây độc cho tế bào sống.

Dẫn xuất của orcein, loại thuốc nhuộm phenoxazine được phân lập từ địa y Roccella tinctoria, là một nhóm các hợp chất tự nhiên đầy hứa hẹn khác. Những chất này đẩy nhanh quá trình hình thành các sợi peptide amyloid-beta thường gặp trong bệnh Alzheimer.

Trên mô hình động vật, peptide amyloid-beta có thể làm giảm các tác động liên quan đến amyloid. Chúng giúp giảm sự hình thành các cục xơ giống amyloid do vaccine COVID gây ra.

Curcumin làm giảm nồng độ amyloid trong não của những con chuột mắc bệnh Alzheimer. Axit ferulic, myricetin, axit nordihydroguaiaretic và resveratrol cũng có tác dụng tương tự trên mô hình động vật.

Xin hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng những phương pháp đã đề cập ở trên.

  1. Thực hành thiền định có thể làm giảm Amyloid

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Translational Psychiatry vào năm 2016 đã tiến hành theo 64 phụ nữ khỏe mạnh. Một nửa số người tham gia nghiên cứu được đi nghỉ mát, và nửa còn lại thực hành các bài tập thiền.

Sau một tuần, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người tập thiền có nồng độ Aβ40 (một sản phẩm phân giải protein gồm 40 axit amin từ protein tiền chất amyloid) trong huyết thanh thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng. Điều này cho thấy hiệu quả tiềm năng của phương pháp thiền định trong việc làm giảm các chất giống amyloid.

      • Trải nghiệm bí ẩn thiền định qua lớp học online miễn phí tại đây.

Tóm tắt

Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu về vaccine COVID-19 chỉ giới hạn ở việc phân tích huyết thanh – kháng thể được tạo ra sau khi tiêm vaccine.

Tuy nhiên, ngoài việc phân tích phản ứng miễn dịch, việc nắm được các thông tin về an toàn vaccine ở người là điều bắt buộc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, duy trì một hệ thống y tế đáng tin cậy và có thể bảo vệ an toàn cho cộng đồng.

Nhiều bằng chứng tiền lâm sàng và lâm sàng đều ủng hộ mối liên hệ nhân quả giữa các loại vaccine COVID-19 sử dụng protein gai và các cục xơ màu trắng hoặc nâu bất thường đã được báo cáo.

Những cục máu đông bất thường này có thể làm tắc nghẽn mạch máu và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng, như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi, và có thể gây tình trạng đột tử ở những người đã tiêm vaccine.

Hiện tại chúng ta vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về cơ chế bệnh sinh của những cục máu đông bất thường này. Do đó, hạn chế tiêm vaccine và thúc đẩy quá trình tự đào thải để loại bỏ protein gai khỏi cơ thể chắc chắn sẽ là những ưu tiên hàng đầu.

Bạn cần phải theo dõi cẩn thận các triệu chứng sau khi tiêm vaccine vì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo sự tồn tại của những cục máu đông. Nếu bạn cảm thấy không khỏe nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

(Bài đăng trên The Epoch Times – Epoch Health của đồng tác giả: Yuhong Dong Jordan Vaughn.

Yuhong Dong: Tiến Sĩ – Bác sĩ Y khoa, bà có bằng Tiến sĩ về các bệnh truyền nhiễm ở Trung Quốc, là giám đốc khoa học và đồng sáng lập của một công ty công nghệ sinh học ở Thụy Sĩ. Bà còn là cựu chuyên gia khoa học y tế cấp cao về phát triển thuốc kháng vi-rút tại Novartis Pharma ở Thụy Sĩ.

Jordan Vaughn: Bác sĩ làm việc tại Birmingham, Alabama, là một chuyên gia về nội khoa. Ông được chứng nhận về nội khoa và tốt nghiệp Đại học Alabama tại Birmingham vào năm 2009. Bác sĩ Vaughn có liên kết với Trung tâm Y tế Ascension St. Vincent’s Birmingham và Grandview. Bác sĩ Vaughn hành nghề tại Medhelp Family Practice & Emergency Care ở Birmingham).

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Epoch Health hoan nghênh các cuộc thảo luận chuyên môn và tranh luận thân thiện. Để gửi ý kiến, vui lòng làm theo những hướng dẫn này và gửi qua biểu mẫu của chúng tôi tại đây.

Theo The Epoch Times – Epoch Health tiếng Anh
Song Hoài (NTDVN) biên dịch

 


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều