spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Học giả kinh tế Trung Quốc: Thời đại Tập Cận Bình sẽ kết thúc cùng với Đại hội 20

Các đại biểu vỗ tay khi ông Tập đi vào Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 11/3/2022. ( LEO RAMIREZ/AFP via Getty Images)

Gần đây, ông La Tiểu Bằng (Luo Xiaopeng), một nhà kinh tế từng công tác trong chính phủ Trung Quốc và tham gia thiết kế đường lối cải cách trong những năm 1980, đã phát biểu tại một hội thảo ở New York rằng, thời đại Tập Cận Bình sẽ kết thúc cùng với Đại hội 20.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ được tổ chức vào ngày 16/10 tới. 

Mới đây, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đã phối hợp tổ chức “Hội thảo về triển vọng Trung Quốc sau Đại hội 20” tại New York, Mỹ. Ông La Tiểu Bằng, người từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông thôn của Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc vào những năm 1980, phát biểu tại hội thảo rằng “thời đại Tập Cận Bình” sắp kết thúc.

Ông dự đoán, “Tập Cận Bình, với tư cách là một nhân vật lịch sử rất quan trọng, đã để lại tác động rất lớn đến lịch sử Trung Quốc và lịch sử thế giới hiện đại trong mười năm qua. Cùng với việc triệu tập Đại hội 20, thời đại [Tập Cận Bình] gây sức ảnh cá nhân lên lịch sử sẽ bị chấm dứt”.

“Cho dù ông ấy có thể giữ được một vị trí nào đó theo hình thức giữ thể diện, nhưng ông ấy sẽ không còn quyền lực và tầm ảnh hưởng trên thế giới như trước”. Khi đưa ra nhận định trên, ông La không giải thích căn cứ và cũng không mô tả rõ tình huống chấm dứt như thế nào.

La Tiểu Bằng tham gia thiết kế đường lối cải cách của ĐCSTQ trong những năm 1980. Ông là tác giả của các cuốn “Những ý tưởng mới về cải cách chính trị Trung Quốc”, “Nếu mô hình Trùng Khánh trở thành mô hình Trung Quốc, đó là một thảm họa”, v.v. Tháng 9/2012, ông đăng bài báo “Vấn đề nan giải trong công việc quản lý thiên hạ của đảng” và đã được rất nhiều ‘hồng nhị đại’ đồng tình. Nhưng tới nay ông đã tự lưu vong ở hải ngoại một thời gian dài.

Tầng lớp đặc quyền vỡ mộng khi ông Tập lên nắm quyền

‘Hồng nhị đại’, hay còn gọi là ‘thế hệ Đỏ thứ hai’, là đời con cái của những công thần xây dựng ĐCSTQ từ thời kỳ đầu. Đây là một tầng lớp đặc quyền khổng lồ của ĐCSTQ.

Ông La Tiểu Bằng cho rằng, “Vào thời điểm đó (trước khi ông Tập lên nắm quyền), mặc dù các hồng nhị đại chỉ trích ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo rất dữ dội, nhưng thực ra họ đều có hiểu biết khá sâu về các vấn đề trong nước cũng như các vấn đề với Mỹ, nhưng họ lại không nhận thức được tình trạng của chính mình”, “hoàn toàn không ngờ rằng sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền lại có thay đổi đến vậy”.

Nhà bình luận thời sự Vương Hách (Wang He) nói với The Epoch Times rằng hướng đi của ông Tập Cận Bình là tả khuynh, nhưng ông Tập cũng biết rằng không thể quay lại thời Mao Trạch Đông, tuy vậy hướng đi của ông lại mang màu sắc của thời đại Mao. Thế lực Thái tử Đảng, với người đại diện là cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, thì cho rằng đây không phải là kết quả mà họ mong đợi. Họ hy vọng có thể tiếp tục duy trì thể chế độc quyền của ĐCSTQ để hợp tác với vốn quốc tế và âm thầm phát tài.

Thái tử Đảng là một danh xưng không chính thức dùng để chỉ tầng lớp con cháu của các quan chức cao cấp nổi bật và có ảnh hưởng trong ĐCSTQ. Bằng một cách không chính thức, tầng lớp này thường được hưởng nhiều đặc ân của nhà nước và có nhiều cơ hội để được đề bạt làm lãnh đạo trong tương lai, dù cho hình thức bên ngoài vẫn là thông qua bầu cử dân chủ; hoặc có các cơ hội kinh doanh, tích lũy khối lượng tài sản khổng lồ mà những người dân thường không thể nào có được.

Ông Vương Hách nói rằng, vốn dĩ tầng lớp hồng nhị đại cần ông Tập Cận Bình để cứu vãn đảng và giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng. Nhưng sau khi ông Tập lên nắm quyền, mọi chuyện không như những gì họ nghĩ, và họ không còn nhiều quyền lực để kiểm soát ông Tập.

Nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy giúp ông Tập tăng sức ảnh hưởng

Về sức ảnh hưởng mà ông Tập có được khi lên nắm quyền, ông La Tiểu Bằng nói: “Tại sao lại là Tập Cận Bình? Làm thế nào mà Trung Quốc và thế giới có thể để cho ông ấy đóng một vai trò rất quan trọng vào thời điểm này”. “Tại sao ông ấy có thể đạt được tầm ảnh hưởng lớn như vậy?”.

Ông cho rằng có nhiều lý do, đặc biệt là do bối cảnh của thời đại này. Một trong những bối cảnh lớn nhất là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc. “Mặc dù sự trỗi dậy của Trung Quốc chưa giải quyết được một số vấn đề mang tính căn bản còn sót lại từ lịch sử, nhưng đã trao cho ông Tập Cận Bình một sức ảnh hưởng to lớn”.

“Chỉ cần bạn đứng ở vị trí đó, bạn có thể trực tiếp cảm nhận được sức mạnh của Trung Quốc. Mà sức mạnh này là chí mạng và độc hại”, ông nói, “Cũng giống như sau khi Gorbachev giải thể Liên Xô, mọi người không ai chuẩn bị cho điều này. Tất cả các cơ quan nghiên cứu của phương Tây đều trợn tròn mắt. Và sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng khiến mọi người trợn tròn mắt”.

Ông La cũng nói thêm về mối quan hệ Nga – Trung. Ông Putin có ảnh hưởng và kiểm soát về tinh thần rất mạnh mẽ và trực tiếp đối với ông Tập Cận Bình, đó là một mối quan hệ lịch sử ngoài sức tưởng tượng.

Ông cho rằng đây là cách mà “Đông thăng Tây giáng”. Đây là khái niệm chính trị do ông Tập đề ra, có nghĩa là nền văn minh phương Đông với đại diện là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ trỗi dậy và phục hưng, và sẽ thay thế nền văn minh phương Tây đang dần suy tàn với đại diện là Hoa Kỳ. 

Theo ông La, sở dĩ thế giới ngày nay có một động lực rất lớn để chấm dứt kỷ nguyên Tập Cận Bình là vì, “Nếu Tập Cận Bình có nhiều quyền lực tới vậy, ông ta sẽ đưa Trung Quốc vào cuộc đọ sức hoặc quyết chiến với phương Tây, những biến số đằng sau đó là không thể tưởng tượng được. Thêm vào đó, đằng sau quá trình Trung Quốc tự tách rời nền kinh tế cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn”.

“Vì vậy, theo hướng này, tôi cho rằng kỷ nguyên của Tập Cận Bình sắp kết thúc tại Đại hội 20, nhưng có một sự hồi hộp rất lớn”. Vì “những gì đang xảy ra ở Bắc Kinh bây giờ không phải là vấn đề liệu thời đại Tập Cận Bình có kết thúc hay không, mà là sự kết thúc này có diễn ra theo cách mà chúng ta hy vọng và không vượt khỏi giới hạn đạo đức hay không”, ông cho hay.

Bị đụng chạm lợi ích, phe chống Tập muốn hạ bệ ông

Về việc liệu ĐCSTQ có kết thúc như Liên Xô cũ, nhà bình luận Vương Hách cho rằng, không loại trừ khả năng này, và trên thực tế các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã chuẩn bị từ rất sớm.

Một mặt, họ ra sức duy trì chính quyền ĐCSTQ, tới lúc bất đắc dĩ sẽ làm một chút cải thiện. Mặt khác, họ đã chuẩn bị cho tình huống khi ĐCSTQ sụp đổ, sắp xếp con đường rút lui cho bản thân, bao gồm cả tập đoàn hủ bại của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, họ đều đã lên kế hoạch chuyển khối tài sản khổng lồ có được trong nước ra nước ngoài.

Nhà bình luận cho rằng, ông Tập đã phá vỡ những chuẩn bị trên, nên tình hình hiện tại của ông ấy khá nguy hiểm. Bước tiếp theo là gì? Sự tả khuynh của Tập Cận Bình gần như khiến ông trở thành kẻ thù chung của toàn dân, các Thái tử Đảng nhất định sẽ tìm cách chấm dứt chính sách này, nếu không chấm dứt thì sẽ là một thảm họa cho thế giới.

Ông phân tích, “Họ muốn truyền đi một thông điệp như vậy, đó là đoàn kết các lực lượng chống ông Tập ở trong nước và quốc tế, họ đang chơi một ván cờ như vậy”.

Ông cũng chỉ ra rằng, từ đó có thể thấy Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng rất xảo quyệt. Một mặt vì lợi ích cá nhân và tham vọng quyền lực, họ tham nhũng và tạo ra bè phái chính trị, mang lại tai họa cho Trung Quốc và đưa ĐCSTQ vào ngõ cụt. Đồng thời, họ lại sử dụng những lý lẽ có vẻ đường hoàng, lớn lao để lôi kéo các phe và tô vẽ bản thân thành giáo chủ.

Tuy nhiên, ông Vương Hách nói, “kỳ thực họ (các Thái tử Đảng) không có quyền thế ổn định và vững chắc trong nội bộ ĐCSTQ, hiện giờ bề ngoài Tập Cận Bình rất mạnh. Lúc này họ phát đi tín hiệu rằng ai lên cũng được, chúng ta sẽ hợp lực kéo Tập Cận Bình xuống. Họ thực sự muốn đạt được điều này”.

Hệ thống kinh tế và chính trị của ĐCSTQ đã đạt đến cực hạn

Ông Vương cũng cho rằng: “Bây giờ các lực lượng chống ông Tập bên trong [ĐCS] Trung Quốc không có nòng cốt, không có lực hiệu triệu, không ai dám vung tay hô lớn, đây là vấn đề hiện tại”.

Cuộc đấu đá nội bộ khốc liệt tại Đại hội 20 đã và đang thu hút nhiều sự chú ý. Ông Vương Hách cho rằng đấu đá nội bộ sẽ không giải quyết được vấn đề mà chỉ khiến Trung Quốc càng thêm trì trệ và thảm họa. Ông nói, “Hệ thống kinh tế và hệ thống chính trị ở Trung Quốc đã đạt đến cực hạn và phải được chuyển đổi thành một xã hội dân chủ, họ sẽ giống như Đài Loan hay như Nga và Putin?”.

Cách đây vài ngày, tờ The Washington Post của Mỹ đã đăng một bài phân tích của chuyên gia: Bốn dấu hiệu cho thấy ĐCSTQ đang bắt đầu sụp đổ. Bài viết trình bày chi tiết từ bốn khía cạnh gồm: dịch bệnh, bất động sản, cuộc đàn áp của các gã khổng lồ công nghệ và vấn đề nhân khẩu của Trung Quốc.

Ông Vương nói rằng, người Trung Quốc phải mau chóng thức tỉnh và vạch rõ ranh giới với ĐCSTQ, đó sẽ là bước chuyển mình sang dân chủ của nhân dân Trung Quốc.

Đông Phương (NTDVN)

Nguồn The Epoch Times tiếng Trung

Bạn bình luận gì về tin này?


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều