spot_img
20 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Bí ẩn con mắt thứ 3 và nhân chứng có thật tại Việt Nam

Có thể nhìn được các chiều không gian khác, thấy được quá khứ và tương lai, có thể phóng to hình ảnh những phân tử, sinh vật vô cùng nhỏ mà khoa học hiện đại chưa đạt tới… đó là điều người ta biết về con mắt thứ ba – thiên mục. 

5guc1y 20171227 cac dai danh y thoi xua deu co cong nang dac di nhin thau than the 1 590x308 1
Con mắt thứ 3 thật sự có tồn tại – Ảnh: Internet

Đề tài về “con mắt thứ ba” được phim ảnh khai thác rất thành công, hiện nay con mắt thứ 3 đã được thế giới khoa học công nhận. Những chuyện xoay quanh vấn đề con mắt thứ 3 hay gọi là thiên mục này đã không còn là chuyện quá xa vời. Vậy thiên mục là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Có một con mắt khác trong não người, cửa sổ giao tiếp với thế giới khác

Đã từ lâu những người tin theo tôn giáo và tín ngưỡng cho rằng trong mỗi người đều có con mắt thứ ba, nó chính là cửa sổ giao tiếp giữa con người với thế giới khác. Tuy vậy, nhiều người vẫn luôn nghi ngờ sự tồn tại của con mắt này.

https://tantheky.org/?p=11826&preview=true
Con mắt thứ 3 là cửa sổ giao tiếp với thế giới khác – Ảnh: Internet

Ngày nay, những kiểm tra hết sức thực tại và các kết quả nghiên cứu của giới khoa học có thể giúp chúng ta hình dung liệu con mắt thứ ba có thực sự tồn tại hay không. Đã có rất nhiều bằng chứng công nhận các trường hợp những người có khả năng thị giác siêu thường, như nhìn xuyên tường, quan sát vật thể từ khoảng cách xa, bằng chứng rất tiềm năng của việc sử dụng một cơ cấu quan sát thị giác nào đó nằm ngoài cặp mắt thịt này. 

Vậy con mắt thứ 3 này theo giới khoa học là bộ phận nào trong cơ thể người? Theo giới khoa học, có một cấu trúc giống con mắt người bên trong não bộ, gọi là thể tùng. Nó nằm ngay phía trước khu vực phản chiếu thị giác trong não người. 

Banner Visaoconhanloai Footer

Thể tùng là một con mắt thoái hóa?

Vào thế kỷ thứ ba TCN, bác sĩ Hy Lạp cổ đại Herophilus đã phát hiện ra trong não người có một bộ phận nhỏ, hình dạng như quả thông và có kích thước bằng móng tay út. Ngày nay, các nhà khoa học gọi bộ phận đặc biệt đó là thể tùng.

tu luyen mot nen khoa hoc bi lang quen 13
Vị trí thể tùng trong sọ não – Ảnh: DKN

Thể tùng hay còn được gọi là thể tùng quả này có tên tiếng Anh là Pineal Gland. Đây là tuyến nội tiết nhỏ trong não bộ của các loài động vật có xương sống. Nó nằm gần trung tâm của não, nơi giao nhau của 2 đồi não, là nơi sản xuất ra hoóc-môn có tên là melatonin. Melatonin là chất có ảnh hưởng đến quá trình sinh sôi ở tế bào và hệ thống miễn dịch, đồng thời cũng là một chất chống ôxy hóa.

Đã từ lâu, các nhà khoa học đã nhận ra sự tương đồng giữa thể tùng và con mắt. Nhiều người trong số họ cho rằng thể tùng chính là một con mắt thoái hóa. Năm 1919, trong một báo cáo với tiêu đề Hình thái học và Ý nghĩa Phát triển của Thể tùng, hai nhà nghiên cứu Frederick Tilney và Luther Fiske Warren đã đề cập đến những đặc điểm tương đồng giữa thể tùng và con mắt người, như nó có khả năng thu nhận ánh sáng, thậm chí có chức năng thị giác như của mắt người.

TH: Năm 1995, Giáo sư Cheryl Craft, Trưởng khoa Tế bào và Sinh học Thần kinh từ ĐH Nam California (Mỹ) đã viết về “con mắt tinh thần” như sau: “Dưới lớp da trong hộp sọ của thằn lằn là một ‘con mắt thứ ba’ phản ứng với ánh sáng, có thể là một cơ quan “hậu phát triển” tương tự như thể tùng ở người, một bộ phận bọc xương tiết ra những nội tiết tố. Thể tùng ở người bị chặn sáng trực tiếp, nhưng giống với “con mắt thứ ba” của thằn lằn, nó cho thấy việc sản xuất ra hoóc-môn melatonin tăng cường vào ban đêm. Thể tùng được mệnh danh là “con mắt của tâm trí”. Khi giải phẫu, thể tùng của thằn lằn trông giống hệt một con mắt, cả về hình dáng lẫn cấu tạo giác mạc”.

Nói 1 cách đơn giản, thằn lằn cũng có một cơ quan giống thể tùng ở người, gọi là ‘con mắt thứ ba’ của thằn lằn. Giống với thể tùng ở người, con mắt thứ ba của thằn lằn nằm dưới da, trong hộp sọ, nhưng rất gần lớp da bề mặt, nên rất dễ thấy (hình dưới). Con mắt này có phản ứng với ánh sáng. 

Con mắt này của thằn lằn có hình dạng và cấu tạo mô khá giống với thể tùng ở người. Và cũng giống với thể tùng ở người, “con mắt thứ ba” của thằn lằn cho thấy việc sản xuất ra hoóc-môn melatonin tăng cường vào ban đêm. Điểm khác biệt duy nhất có lẽ là thể tùng của người đã thụt sâu vào trong não, trong khi con mắt thứ ba của thằn lằn trồi ra bên ngoài trán, thông qua quá trình phát triển cấu tạo thể chất trong loài qua thời gian thưa quý vị.

Thể tùng chứa mô võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào cảm quang hình que và hình nón, giống hệt như mắt người. Thậm chí, nó cũng có bó dây thần kinh thị giác nối đến vỏ não thị giác. Trao đổi với tạp chí Science Daily, Tiến sĩ David Klein, trưởng bộ phận Nội tiết thần kinh tại Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Mỹ (NICHD) cho biết. “Các tế bào cảm quang của võng mạc rất giống với các tế bào của thể tùng. Nó (thể tùng) thậm chí còn có chất lỏng thủy tinh thể giống như ở mắt”.

Điều ngạc nhiên hơn nữa là nếu như cả hai mắt được bỏ đi và đường giải phẫu từ khu vực phía trước của thể tùng này được phơi ra ánh sáng, thì cơ quan này vẫn có thể đáp lại kích thích theo một cách tương tự như đôi mắt ở hai bên. 

Thể tùng còn liên quan đến các hoạt động tinh thần siêu việt

Theo BS Sérgio Felipe de Oliveira, giám đốc Pineal Mind Clinic, Đại học Sao Paulo – Brazil, hoạt động tăng cường của thể tùng có liên quan mật thiết với các hoạt động tinh thần siêu việt như nằm mơ hoặc thiền định.

mat 3
Thể tùng còn liên quan đến các hoạt động tinh thần siêu việt – Ảnh: Internet

Tháng 5/2013, một phát hiện khác được công bố: thể tùng của chuột có khả năng tiết ra N,N-dimethyltryptamine (DMT), được mệnh danh là “phân tử tinh thần” (spirit molecule). DMT được coi là một trong những chất dẫn truyền thần kinh có khả năng gây ảo giác mạnh nhất mà con người biết đến. Nó tăng lên trong khi ngủ, trong các trạng thái thiền định, trải nghiệm cận tử, cũng như khi ăn vào các loại thực vật có khả năng gây ảo giác. Nghiên cứu loại này bắt đầu tiếp cận thể tùng như một cửa sổ bẩm sinh nhìn vào các chiều không gian khác, hơn là một con mắt thoái hóa chỉ có nhiệm vụ sản sinh ra các hooc-môn.

Trong cuốn tự truyện có tựa đề “The Third Eye” (Con mắt thứ ba) của lạt ma Tây Tạng Lobsang Rampa – người có bằng y khoa từ trường ĐH Trùng Khánh, Trung Quốc, ông đã diễn tả cuộc phẫu thuật được tiến hành tại vị trí ấn đường (chỗ giao của hai hàng lông mày) của ông, nơi được cho là đường thông dẫn đến con mắt thứ ba, hay thể tùng. Sau đó, ông đã phát triển được một số năng lực đặc dị chưa từng có trước đây. Ví như ông có thể nhìn thấy vầng hào quang của mọi người xung quanh, dựa vào đó để đoán biết được chính xác sức khỏe và trạng thái tinh thần của họ.

Đến đây, có lẽ nhiều người sẽ cho nó là tuyên bố một chiều và không thể được kiểm chứng bởi các thí nghiệm. Vậy có điều gì khác chứng minh điều mà  lạt ma Lobsang Rampa nói hay không?

Điều này nghe có vẻ huyễn hoặc không thực, tuy nhiên, sự tồn tại của hào quang của cơ thể người trên thực tế đã được xác thực. Một giáo sư vật lý người Nga tên Konstantin Korotkov đã phát triển được một phương pháp chụp ảnh “hào quang (aura)” cơ thể người gọi là phương pháp chụp ảnh Kirlian. Và tương hợp với những gì được miêu tả trong cuốn sách “Con mắt thứ ba” của vị lạt ma Lobsang Rampa, Gs Konstantin nhận thấy rằng chỉ cần nhìn vào các đặc điểm màu sắc hình thái của hào quang cơ thể một người, người ta có thể biết được chính xác thể trạng của người đó.

Sự tồn tại của con mắt thứ 3 đã được biết đến từ lâu

Liệu thể tùng có phải chỉ đơn thuần là một con mắt bị thoái hóa? Hay nó còn là một công cụ để quan sát các chiều không gian khác, nơi tồn tại cái gọi là “các hiện tượng siêu thường”?

image4 6
Sự tồn tại của con mắt thứ 3 đã được biết đến từ lâu – Ảnh: Internet

Đây khái niệm khá huyễn hoặc nhưng lại vừa khéo được đề cập đến trong lĩnh vực vật lý lượng tử, chí ít trên bình diện lý thuyết. Các nhà xuất bản đã chấp nhận cuốn sách của Lobsang Rampa sau khi gửi bản sao tới hơn 20 chuyên gia để đánh giá. Họ phản hồi lại: “Chúng tôi thấy rằng ông ấy vượt trên đức tin ở Tây Phương, mặc dù theo quan điểm của Tây Phương thì khó có thể chấp nhận được”.

Trong khi giới khoa học còn có hiểu biết rất hạn chế về con mắt thứ ba, những người thực hành tín ngưỡng và tôn giáo từ lâu đã biết đến sự tồn tại của con mắt này. Không chỉ vậy, con mắt thứ ba đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nhận biết, giao tiếp của họ với các không gian và các thế giới mà mắt thường con người không nhìn thấy được. Trong tín ngưỡng Vệ Đà, con mắt thứ ba tượng trưng cho luân xa thứ sáu, trong Ấn Độ giáo, nó được gọi là cửa sổ của thần Brahma, tại Trung Quốc, các Đạo sĩ gọi nó là Nê Hoàn Cung, còn người cổ đại Trung Quốc gọi nó là Thiên Mục.

Không chỉ nhận biết sự tồn tại của con mắt thứ ba, những người thực hành tu luyện có các phương pháp khai mở con mắt này. Khi đó, tùy theo đặc điểm của từng người mà họ có thể có thể xuất hiện những năng lực đặc biệt như: nhìn thấy các cảnh tượng từ xa (dao thị), nhìn thấy được quá khứ và tương lai (túc mệnh thông), thậm chí đọc được ý nghĩ người khác (tha tâm thông)… Trong các câu chuyện cổ của Phật giáo đều có ghi lại các khả năng này.

Những điều về con mắt thứ 3 này thật tuyệt vời, có lẽ rất nhiều người muốn có được con mắt này. Vậy tại sao con mắt thứ 3 lại không hoạt động với hầu hết mọi người, mà chỉ tồn tại ở một số người? 

Vì sao con mắt thứ ba không hoạt động với hầu hết mọi người?

Y học đã phát hiện rằng thể tùng của hầu hết mọi người đều bị vôi hóa. Thể tùng của người trưởng thành bị vôi hóa giống như một cục canxi nằm ở giữa não bộ. Nguyên nhân của việc vôi hóa được cho là do con người hiện nay vẫn đưa vào cơ thể hàng ngày các chất Flo/Clo qua nước uống, thức ăn, kem đánh răng… Nhiều nhà khoa học tin rằng sự vôi hoá thể tùng làm mù con mắt thứ ba, ngăn cản chúng ta có được các năng lực đặc biệt.

Những người theo thực hành tu luyện còn cho rằng con mắt thứ ba của trẻ em từ 6 tuổi trở xuống rất dễ được khai mở và nhìn rất rõ ràng do các bé rất ngây thơ và trong sáng. Họ cũng cho rằng thanh niên trưởng thành rất khó khai mở mắt thứ ba do ham muốn vào “thất tình lục dục” của họ là rất lớn. Giải thích này khá trùng hợp với phát hiện của giới khoa học: trẻ em dưới 6 tuổi thì thể tùng ít bị vôi hóa, còn thanh niên trưởng thành hầu hết có thể tùng bị vôi hóa. Điều này có thể lý giải tại sao chỉ các nhà sư, các lạt ma Tây Tạng hay những người tu luyện tâm tính một cách chân chính mới có thể sở hữu những năng lực siêu thường.

Nhân chứng có “con mắt thứ 3” tại Việt Nam

Ở Việt Nam, cũng có trường hợp có con mắt thứ 3 mà tiêu biểu là trường hợp cô Hoàng Thị Thiêm. Năm 2007, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã tiến hành kiểm tra khả năng của cô trong nhiều tháng, mỗi lần kiểm tra đều có hàng chục người quan sát và theo dõi. 

Họ kết luận, khi bị bịt kín mắt, cô thực sự có khả năng nhìn mọi vật qua một điểm phía trên của sống mũi, giao giữa hai lông mày mà trong nhân thể học người ta vẫn gọi là ấn đường. Không chỉ nhìn được các vật thể đặt phía trước mặt, cô còn có thể nhìn được các vật thể phía 2 bên thái dương của mình. Thậm chí Đài truyền hình NHK Nhật Bản gọi là: “Siêu nhân 3 mắt” có thể nhìn thấy đồ vật khi đã bịt mắt. 

Đa số mọi người ngày nay thường chỉ chấp nhận những điều mà khoa học chứng thực công nhận. Có những việc mà khoa học thực chứng chưa thể giải thích nhưng lại xảy ra một cách khách quan, đồng thời có thể được chứng minh qua các thí nghiệm hết sức thực tại như con mắt thứ ba này. Điều này cũng có thể giúp chúng ta thay đổi quan niệm trong việc tiếp nhận, đánh giá thông tin và nhìn nhận về thế giới xung quanh.

Chân Tâm (t/h)

Tham khảo DKN

BN 1 jpeg 1

Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều