spot_img
17 C
Vietnam
Thứ năm,21 Tháng mười một
spot_img

Canada kìm hãm làn sóng du học sinh

Lượng du học sinh tăng đột biến những năm gần đây phơi bày lỗ hổng quản lý giáo dục và khiến chi phí nhà ở tại các thành phố lớn của Canada tăng cao.

Canada kìm hãm làn sóng du học sinh| Tân Thế Kỷ
Việc hạn chế du học sinh ở Canada cũng có ảnh hưởng nhất định tới sinh viên Việt Nam

Canada là một trong những nước có tốc độ tăng dân số nhanh nhất thế giới do lượng sinh viên quốc tế gia tăng trong những năm gần đây. Con số này đặc biệt tăng đột biến hậu đại dịch Covid-19.

Nhưng điều này gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Chi phí nhà ở, sinh hoạt phí tại nhiều thành phố lớn tăng cao.

Hạ tầng nhà ở cũng không kịp đáp ứng. Bộ trưởng Nhập cư Marc Miller còn cảnh báo số lượng du học sinh tăng thúc đẩy các trường đại học phát triển không kiểm soát, lợi dụng người trẻ dễ tổn thương bằng các chương trình giáo dục kém chất lượng.

Phần lớn chỉ trích hướng đến Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Lượng du học sinh trong nhiệm kỳ của ông Trudeau đã tăng gấp ba lần lên hơn một triệu người. Hiện cứ 40 người Canada thì có một du học sinh.

Chính phủ đang phải giảm thiểu tham vọng nhập cư, thừa nhận rằng chính sách từng được coi là động lực tăng trưởng kinh tế chính của quốc gia hiện không còn hiệu quả.

Canada gần đây siết số lượng visa du học được cấp phép, hứa hẹn sớm có các biện pháp tiếp theo. Mục tiêu là siết kiểm soát lượng sinh viên nhập cảnh và kìm hãm đà tăng học phí, buộc ngành đào thải các chương trình giáo dục kém chất lượng.

Du học sinh Canada chủ yếu đến từ Ấn Độ và các nước châu Á khác. Sinh viên từ những quốc gia này bị thu hút bởi viễn cảnh có thể định cư ở Canada dựa vào bằng cấp.

Đối với chính phủ, sinh viên quốc tế đóng góp hơn 16 tỷ USD vào nền kinh tế mỗi năm, đóng góp 218.000 việc làm, trở thành nguồn nhân lực quan trọng trong bối cảnh lực lượng lao động bản xứ già hóa.

Nhưng làn sóng tuyển sinh bùng nổ, đặc biệt tại khu vực đông dân nhất cả nước ở miền nam Ontario, diễn ra quá đột ngột, vượt quá khả năng ứng phó của chính quyền. Tình trạng này tạo áp lực lên chi phí sinh hoạt ở các khu vực vốn đã thuộc hàng đắt đỏ nhất Bắc Mỹ.

Việc điều chỉnh chính sách nhằm hạn chế dòng du học sinh có thể gây tổn hại nền kinh tế Canada về lâu dài. Nhưng trong ngắn hạn, điều đó có thể giúp những người nhập cư trẻ tuổi tránh vấp tình cảnh tương tự Sai Reddy.

Sinh viên này đến từ miền nam Ấn Độ, nhập học trường Conestoga College ở Ontario năm 2023. Reddy không thể tìm nhà trong nhiều tháng, cuối cùng phải ở trong một căn hộ dưới tầng hầm, nơi anh chật vật trả tiền thuê trong khi vẫn chưa thể tìm việc bán thời gian.

“Tôi phải cắt giảm triệt để chi tiêu, chỉ ăn hai bữa một ngày. Tôi còn không đủ tiền mua quần áo ấm mùa đông”, Reddy nói.

Sức nóng đang phả mạnh vào Brampton, tỉnh Ontario. Thành phố này có 650.000 dân, là một trong những thành phố có mật độ dân nhập cư cao nhất toàn quốc, với hơn 1/2 cư dân chào đời ở nước ngoài, phần lớn là người Ấn Độ. Các trung tâm thương mại tràn ngập nhà hàng, tạp hóa Ấn Độ, nơi tiếng Punjabi, Gujarati và Hindi được nói hàng ngày.

Du học sinh từ Ấn Độ cho đến nay là nguồn sinh viên lớn nhất thúc đẩy làn sóng bùng nổ đại học ở Canada. Các trường đại học coi Brampton là mảnh đất màu mỡ để kiếm doanh thu. Hiện các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông tại thành phố này nhiều hơn số lượng nhà hàng McDonald’s, trong khi sinh viên quốc tế phải trả học phí cao gấp 5 lần so với sinh viên bản địa.

Giáo dục ở Canada qua đó được xem là một ngành tăng trưởng đều. Dù bị gián đoạn trong thời gian đại dịch Covid, ngành này sau đó bùng nổ mạnh. Sandeep Sighn, điều hành một công ty tư vấn nhập cư ở Brampton, cho biết du học sinh trước đây chỉ là nhóm khách hàng nhỏ, song nhóm này hiện chiếm tới 90% khối lượng công việc của công ty.

Lượng du học sinh gia tăng khiến giá thuê căn hộ một phòng ngủ ở Brampton và các vùng ngoại ô Toronto tăng 19% trong một năm, lên hơn 1.500 USD mỗi tháng.

Chính sách siết visa du học của Canada sẽ kìm hãm số sinh viên nước ngoài đến Ontario và British Columbia, hai tỉnh hàng đầu về du học sinh. Không chỉ vậy, chính sách còn nhắm vào phân ngành giáo dục đặc biệt đang phát triển mạnh: các trường tư hợp tác với các trường công.

Trường công cung cấp chương trình giáo dục giúp sinh viên có giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp. Đây là điều trọng yếu đối với những ai muốn có giấy phép thường trú ở Canada sau khi hoàn thành chương trình học.

Bằng cách hợp tác với trường công, trường tư có thể tổ chức các chương trình giáo dục tương tự và hai bên chia sẻ doanh thu. Ở Brampton và nhiều khu vực khác, các trường liên kết này tìm đến các tòa nhà văn phòng, không gian bán lẻ trong trung tâm thương mại để biến chúng thành lớp học.

Cách Brampton không xa, trường Conestoga College năm 2023 duyệt hơn 30.000 giấy phép học tập, cao nhất lịch sử Canada và cao gấp 4 lần so với Đại học Toronto. Để đáp ứng, nhà trường xây một cơ sở tạm thời, gọi là “tòa lớp học chuyển tiếp” tại bãi đậu xe trong khuôn viên, đồng thời thuê hầu hết không gian bán lẻ trong một trung tâm mua sắm và thuê một số tòa nhà.

Nhưng các trường không tính đến vấn đề nhà ở cho sinh viên. Akash Patel, người phải vay tiền để trả chi phí học tập, ngủ trong phòng khách của một căn hộ hai phòng ngủ có 6 người ở và di chuyển trong một giờ bằng hai tuyến xe buýt để đến lớp.

Trước khi Sai Reddy tìm được căn phòng thuê chung ở tầng hầm gần trường hồi tháng 11/2023, cậu đã phải ở nhờ nhà người quen cách trường khoảng 48 km.

Reddy hiện sống ở Kitchener nhưng vẫn không chưa kiếm được việc làm bán thời gian. Cậu có 530 USD hàng tháng để trang trải tiền thuê nhà, hóa đơn điện thoại di động, vé xe buýt và đồ ăn. “Hiện tại tôi đang gặp khủng hoảng tài chính”, cạu nói.

Bộ trưởng Nhập cư Miller đang cố gắng ngăn chặn, hoặc ít nhất làm chậm xu hướng này với chính sách mới. Kể từ tháng 5, sinh viên theo học các chương trình liên kết nói trên sẽ không còn đủ điều kiện nhận giấy phép làm việc sau khi học xong.

Ông Miller cho biết vấn đề nằm ở chất lượng giảng dạy. Nhiều trường liên kết chỉ tập trung làm thế nào để có nhiều sinh viên theo học các chương trình này, trong khi chỉ dạy các môn dễ hoặc quá chung chung, chỉ với 2-3 tiết học mỗi tuần. Các chương trình này được thiết kế để giúp sinh viên có thể dành hàng chục tiếng đi làm thêm mỗi tuần.

Hơn 80% du học sinh tại Canada làm thêm hơn 20 tiếng mỗi tuần. Chính sách mới sẽ hạn chế số giờ làm thêm dưới 40 tiếng, nhưng sẽ duy trì trên mốc 20 tiếng, bởi lực lượng sinh viên rất quan trọng đối với các lĩnh vực phụ thuộc vào lao động giá rẻ như nhà hàng, bán lẻ.

Học không vì tấm bằng không có giá trị, chỉ để trưng trong các “tiệm massage vắng khách hay làm tài xế Uber”

Canada kìm hãm làn sóng du học sinh| Tân Thế Kỷ
Trong lịch sử, nhiều cựu du học sinh tại Canada đã trở thành người tài. Mức độ ủng hộ đối với hệ thống nhập cư ở Canada lâu nay cũng tương đối cao, có rất ít phản ứng dữ dội so với ở Mỹ hay châu Âu, nơi quản lý dân nhập cư đã trở thành vấn đề quan trọng trong chính trường.

Nhưng ông Miller nhấn mạnh điều này không phù hợp với tinh thần giáo dục. “Những bằng cấp chóng vánh này vô nghĩa nếu xét theo tinh thần giáo dục”, ông nói. “Giáo dục không phải là cố gắng có tấm bằng không có giá trị, chỉ để trưng trong các tiệm massage vắng khách hay làm tài xế Uber”.

Trong lịch sử, nhiều cựu du học sinh tại Canada đã trở thành người tài. Mức độ ủng hộ đối với hệ thống nhập cư ở Canada lâu nay cũng tương đối cao, có rất ít phản ứng dữ dội so với ở Mỹ hay châu Âu, nơi quản lý dân nhập cư đã trở thành vấn đề quan trọng trong chính trường.

Nhưng khảo sát năm 2023 của Viện Environics cho thấy 44% người Canada cho rằng có quá nhiều người đang nhập cư vào nước này, tăng tới 17 điểm phần trăm so với năm 2022 và là mức tăng lớn nhất từ khi viện bắt đầu khảo sát năm 1977.

“Điều cần làm không phải đổ lỗi cho sinh viên quốc tế, mà phải xem xét hệ thống dẫn đến tình trạng này. Sinh viên vừa bị lợi dụng, vừa bị lạm dụng, trong khi không nhận được nền giáo dục đã hứa hẹn. Điều này làm hoen ố danh tiếng quốc gia trong khi Canada cần người nhập cư”, Ratna Omidvar, thượng nghị sĩ Canada gốc Ấn, nhận xét.

Một nguyên nhân cốt lõi của tình trạng bùng nổ du học sinh là mạng lưới các đại lý tư vấn du học kiếm lợi nhuận từ hoa hồng, nỗ lực thu hút càng nhiều sinh viên càng tốt.

Gautham Kolluri, sở hữu công ty tư vấn giáo dục CIP Study Abroad, có văn phòng tại nhiều quốc gia trong đó có Ấn Độ, nhận thấy thay đổi trong chiến lược tư vấn du học từ gần một thập kỷ trước. Ông cho biết các trường đại học bắt đầu dựa vào các công ty tư vấn để “quyến rũ” sinh viên, hàng nghìn bên tư vấn còn chưa đến thăm các đại học này.

“Điều này đã trở thành nạn ‘buôn bán’ sinh viên, đến mức sinh viên không còn thực sự quan tâm họ sẽ theo học chương trình nào, trong khi chính phủ Canada chưa chuẩn bị để đối phó cuộc khủng hoảng hạ tầng và nhà ở kéo theo”, ông Kolluri nói.

Ngay cả ở những vùng xa xôi của Canada, nơi ít sinh viên quốc tế hơn, tốc độ tăng trưởng sinh viên đôi khi cũng vượt quá khả năng năng tiếp nhận của địa phương.

Thành phố Sydney tại tỉnh Nova Scotia ở cực đông của Bắc Mỹ, có ngành công nghiệp truyền thống là khai thác than, sản xuất thép đã suy thoái trong nhiều thập kỷ. Hiện Đại học Cape Breton là nguồn tăng trưởng chính của thành phố.

Sydney trở thành điểm thu hút du học sinh, bởi học phí Cape Breton tương đối phải chăng, chi phí sinh hoạt tại Sydney cũng thấp hơn so với các thành phố lớn.

Khi bắt đầu kỳ học, rất nhiều sinh viên quốc tế đến trung tâm thành phố tìm việc làm thêm để trang trải học phí và sinh hoạt phí. Một số doanh nghiệp nhận nhiều đơn xin việc đến mức phải treo biển thông báo ngừng tuyển dụng.

Mỗi khi có các nhà bán lẻ, nhà hàng mới khai trương, hàng trăm sinh viên lại tìm đến xin việc. Siêu thị Hallmark ở địa phương nhận 10-15 đơn xin việc từ các sinh viên mỗi ngày.

“Sáng hôm qua có ít nhất 12 sinh viên đến siêu thị tìm kiếm bất kỳ việc gì theo nghĩa đen. Họ nói chỉ cần cho họ làm 3-5 giờ mỗi tuần, họ sẽ cọ rửa nhà vệ sinh. Các sinh viên thực sự tuyệt vọng vào thời điểm này”, quản lý siêu thị cho biết.

Ravneet Sigh, sinh viên trường Cape Breton đến từ bang Punjab, Ấn Độ, nói điều kiện sống ở quê nhà thậm chí còn tốt hơn, nhưng anh không thể từ bỏ mục tiêu định cư tại Canada vì đã tốn quá nhiều tiền.

“Chi phí ngày càng cao, mọi thứ ngày càng đắt đỏ, rối tung cả lên. Nếu biết trước thực tế này, tôi đã không đến đây”, sinh viên này bày tỏ.

BN 2 jpeg 1 2

Hoàng Nam (Đức Trung-VNE/CBC, Reuters).

 

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm: 

Hoa Kỳ bắt giữ sinh viên tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine

Lốc xoáy gây nhiều thiệt hại vùng Trung Tây Hoa Kỳ

Bắc Kinh xóa dữ liệu sản xuất xe điện trong bối cảnh bị cáo buộc dư thừa công suất

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều