Sáng 30/9, cầu phao Phong Châu bắc qua sông Hồng thay thế cho cầu bị sập đã chính thức thông xe. Người hai bên bờ sông Thao thuộc huyện Tam Nông và Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) phấn khởi khi được lưu thông trên chiếc cầu phao mới này.
Sáng 30/9, cầu phao bắc qua sông Hồng thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã chính thức thông xe.
Đúng 6h sáng, cầu phao PMP 60T thay thế cho cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) do Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh) triển khai bắc đã tổ chức cho người và xe lưu thông theo 2 hướng qua cầu phao.
Người hai bên bờ sông Thao thuộc huyện Tam Nông và Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) vô cùng phấn khởi khi được lưu thông trên chiếc cầu phao mới này.
Có những thời điểm, có tình trạng ùn ứ, nhiều người đợi để xếp hàng qua cầu phao.
Theo thông báo, các phương tiện được đi qua cầu bao gồm: xe thô sơ, xe máy, xe gắn máy, mô tô 3 bánh được phép lưu thông 2 chiều, vận tốc không quá 5km/h.
Đối với phương tiện xe ô tô, chỉ ô tô con, xe bán tải được phép lưu thông 1 chiều khi qua cầu, thời gian mỗi chiều lưu thông 10 phút, khoảng cách giữa các xe trên cầu không dưới 30m, vận tốc không quá 10km/h.
Các phương tiện và người lưu thông qua cầu phao phải tuân thủ theo tổ chức, phân luồng giao thông của các lực lượng chức năng; thời gian đảm bảo giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu phao từ 6h – 22h hằng ngày (trường hợp đặc biệt Binh chủng Công binh sẽ có thông báo cụ thể).
Nhiều người dân bày tỏ niềm vui sau khi cầu hoàn thành và đi vào vận hành.
Chị Nguyễn Thị Vân (thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) cho biết, chị làm giáo viên tại Trường THPT Hương Nộn (huyện Tam Nông, Phú Thọ) nên hằng ngày phải đi xe máy qua cầu Phong Châu. Sau sự cố sập cầu Phong Châu vào ngày 9/9, việc di chuyển của chị gặp nhiều khó khăn.
Còn theo anh Triệu Văn Nhật (nhà ở xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông; làm việc ở TP Việt Trì, Phú Thọ), cầu Phong Châu là nơi ngày nào anh cũng phải đi qua. Từ ngày cầu xảy ra sự cố, anh phải ở lại công ty, khi nào gia đình có việc quan trọng hay cuối tuần anh mới về nhà. “Bình thường tôi đi mất khoảng 25 phút là tới chỗ làm. Khi xảy ra sự cố, nếu đi theo các cung đường khác, tôi phải đi mất gần 2 tiếng đồng hồ, do đó tôi chọn phương án ở lại công ty. Giờ có cầu phao, tôi sẽ đi về trong ngày”, anh Nhật nói.
Đến khoảng 9h-10h trưa nay, lượng phương tiện qua cầu không còn đông đúc như lúc đầu giờ sáng.
- Xem thêm: Di sản cánh đồng Chum ở Lào: Di sản ẩn chứa dấu tích người khổng lồ
- Xem thêm: Đại nạn đã định sẵn, chỉ người thiện lương mới thoát được tai ương
- Xem thêm: Xác chết đột nhiên tỉnh lại, kể cho bác sĩ nghe một sự thật kinh hoàng
Xem thêm:
Phụ nữ xưa không được tôn trọng, quan niệm này có đúng không?
3 điển tích nổi tiếng về tinh thần “tôn sư trọng đạo” của cổ nhân
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*