spot_img
17 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Con lên 10 – Cơ hội vàng cha mẹ không được bỏ lỡ để giáo dục con trưởng thành

Tân Thế Kỷ (TTK) – Tuổi lên 10 sẽ là tiền đề cho giai đoạn dậy thì của trẻ. Có những điều cha mẹ không làm ngay để sau sẽ muộn. Nhiều cha mẹ vẫn luôn nghĩ mình có nhiều thời gian đồng hành, giáo dục con, nhưng lại không biết rằng đứa trẻ lớn lên sẽ dần xa cách bố mẹ. Khi đó, nhiều cơ hội giáo dục đã bị bỏ lỡ.

Não bộ của một đứa trẻ có hai thời kỳ phát triển quan trọng: Giai đoạn đầu là trước 3-4 tuổi, giai đoạn còn lại khoảng 10 tuổi. Ở giai đoạn hai, lúc này tư duy và trí tuệ của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng. Tâm lý của trẻ cũng sẽ có những thay đổi mạnh mẽ, kéo dài cho đến hết cấp 2.

Mặc dù bộ não của trẻ đang bắt đầu trưởng thành, nhưng “vỏ não trước trán” vẫn chưa phát triển hoàn thiện, rất khó để kiểm soát tính khí, khiến cha mẹ đôi khi mệt mỏi. Thời điểm này cũng chứng kiến cảnh nhiều phụ huynh đánh mắng con. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục này chắc chắn không làm trẻ ngoan hơn mà sẽ khiến chúng trở nên thụ động, chậm chạp.

Giáo sư Lý Mai Cẩn, chuyên gia tâm lý tội phạm và nuôi dạy con cái, Đại học Cảnh sát nhân dân Trung Quốc từng nói: “Cha mẹ chỉ có giá trị trong 10 năm. Một khi để cơ hội giáo dục hết hiệu lực, nó sẽ trở thành điều hối tiếc cả đời của trẻ”. Nhiều cha mẹ vẫn luôn nghĩ mình có nhiều thời gian đồng hành, giáo dục con, nhưng lại không biết rằng đứa trẻ lớn lên sẽ dần xa cách bố mẹ. Khi đó, nhiều cơ hội giáo dục đã bị bỏ lỡ.

Tuổi lên 10 sẽ là tiền đề cho giai đoạn dậy thì của trẻ. Có những điều cha mẹ không làm ngay để sau sẽ muộn. Vậy làm thế nào chúng ta có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn quan trọng này để trưởng thành khỏe mạnh và tích cực:

Cho trẻ thêm không gian

Tuổi lên 10 là bước ngoặt mà ý thức về bản thân của một đứa trẻ bắt đầu nảy mầm mạnh mẽ, cần được tôn trọng và cần cha mẹ coi mình như những người lớn. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không hiểu được sự thay đổi tâm lý của con cái, vẫn theo thói quen sắp xếp cuộc sống của con mình. Ví dụ: Quy định con phải đọc sách gì, vào phòng con bất cứ khi nào muốn, lướt qua các cuộc trò chuyện, can thiệp vào việc kết bạn… Nhưng càng kiểm soát thì trẻ càng nổi loạn.

Untitled 10
Tuổi lên 10 là bước ngoặt mà ý thức về bản thân của một đứa trẻ bắt đầu nảy mầm mạnh mẽ, cần được tôn trọng và cần cha mẹ coi mình như những người lớn. – Ảnh minh họa. – Nguồn: kenh14.vn

Lúc này, dùng uy quyền cha mẹ để “át vía” con thực sự không phải là cách hay. Ngược lại, cha mẹ phải để ý “ranh giới” và giao quyền tự chủ cho con. Khi đó, cha mẹ sẽ đối xử với con tôn trọng hơn, coi con như những người bạn. “Ý thức ranh giới” của cha mẹ sẽ cho trẻ ý nghĩ tích cực: Bạn là người lớn và bạn có thể đưa ra quyết định về mọi việc. Theo gợi ý đó, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập, tự chăm sóc bản thân và không thấy áp lực vì bị bố mẹ áp đặt nữa.

Giúp trẻ tìm mục tiêu

Nhiều phụ huynh nhận thấy sau khi bước vào lớp 4, sự nhiệt tình học hành của con cái giảm sút, điểm số cũng giảm theo. Sở dĩ như vậy bởi trước đây, trẻ em hầu hết đều được thầy cô và cha mẹ sắp đặt: “Con phải học” và kiến thức tương đối đơn giản, dễ học.

Nhưng lớp 4 không chỉ tăng độ khó mà còn tăng áp lực học tập, quan trọng hơn là trẻ sẽ tự nghi ngờ bản thân: “Tại sao phải học?”. Lúc này, cha mẹ không nên cứ buộc tội mà phải giúp con đặt mục tiêu: Con muốn làm gì trong tương lai và con muốn đi đâu; Động viên con nhiều hơn: Những nỗ lực hiện tại của con là vì mục tiêu này, con không phải học cho cha mẹ, thầy cô mà cho chính bản thân con.

Untitled 11 1
Khi biết xác định mục tiêu, con sẽ biết tự phấn đấu và vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ của mình. – Ảnh minh họa. – Nguồn: Internet

Bố mẹ đừng để con lớn lên sống không có mục đích, không phấn đấu. Dạy con 10 tuổi xác định mục tiêu bằng cách khích lệ con ước mơ, theo đuổi đam mê ngay từ bé. Đừng thay đổi mục tiêu của con, bởi việc thay con quyết định mọi thứ sẽ khiến trẻ sống dựa dẫm vào bố mẹ. Khi biết xác định mục tiêu, con sẽ biết tự phấn đấu và vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Chú ý đến tâm lý của trẻ

Phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm đến chuyện giáo dục con cái ở lứa tuổi dậy thì. Do thường chủ quan nghĩ ở tuổi lên 10 trẻ chỉ biết học, biết chơi nên họ không dành thời gian quan tâm đến nhu cầu phát triển tâm sinh lý của con.

Về mặt tâm lý mà nói, trẻ ở độ tuổi này đã bước vào “thời kỳ tiền niên thiếu”, và chúng bắt đầu có những rắc rối riêng. Ở thời điểm này, trẻ muốn được tôn trọng như người lớn và có thể có những hành động để chứng minh mình không còn là trẻ con nữa. Cha mẹ nên học cách bỏ điện thoại di động xuống và lắng nghe con cái nhiều hơn.

Bạn phải biết rằng mối quan hệ cha mẹ – con cái tốt đẹp chính là tiền đề để giải quyết mọi vấn đề. Trở thành bạn tâm giao của trẻ có thể giúp chúng tránh xa hiểm họa tiềm tàng nếu có.

Dạy con quan tâm đến người khác

Dạy trẻ biết quan tâm đến người khác là một yếu tố quan trọng để giúp trẻ trưởng thành và phát triển tốt. Quan tâm đến người khác giúp trẻ hình thành mối quan hệ xã hội tốt và lành mạnh, giúp trẻ xây dựng quan hệ gắn kết, sẻ chia và đồng cảm với những người xung quanh.

Untitled 12
Dạy trẻ biết quan tâm đến người khác là một yếu tố quan trọng để giúp trẻ trưởng thành và phát triển tốt. – Ảnh minh họa. – Nguồn: prudential.com.vn

Con 10 tuổi là thời điểm nên hiểu sâu về lòng nhân hậu, cảm thông, cách thể hiện sự quan tâm tới người khác bằng hành động và lời nói. Bố mẹ đừng chỉ dạy con lý thuyết suông mà hãy tạo điều kiện cho con thực hành, bằng cách đi làm từ thiện, phát quà cho người già, trẻ mồ côi, chia sẻ với người thiếu thốn, nhường nhịn các em nhỏ…

Bạn cũng có thể khuyến khích con tưởng tượng, đặt mình vào vị trí của khác để cảm nhận. Nếu trẻ nói “Con không biết”, bố mẹ cũng đừng thất vọng. Thay vào đó là hãy gợi ý, hỏi chi tiết hơn để con tư duy và tiếp thu.

Cùng con rèn tính tự lập

Khi con bạn 10 tuổi thì đã không còn bé bỏng để bạn ôm ấp, cưng chiều và bao bọc. Ở tuổi này, con đã có thể tự lập trong nhiều việc, đặc biệt là các việc cá nhân và giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Hãy để con tự lên lịch học tập, dọn dẹp phòng mình, hãy để con học cách chi tiêu các khoản nhỏ cho cá nhân…

Untitled 13
Hãy để con tự lên lịch học tập, dọn dẹp phòng mình, hãy để con học cách chi tiêu các khoản nhỏ cho cá nhân… – Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

Dù làm chưa được nhanh và còn vụng về, nhưng mẹ cũng phải để con làm, tránh sinh tính ỷ nại. Nếu con có phản ứng gay gắt, không chịu làm, bố mẹ vẫn nên kiên nhẫn tạo thói quen đến khi con chấp nhận. Cũng như khi con xin đi chơi về muộn, hãy hỏi lý do và linh hoạt chấp nhận hoặc không tùy trường hợp. Các nghiên cứu thấy rằng nếu phụ huynh cho con nhiều tự do và trách nhiệm, trẻ sẽ học các đức tính tốt nhanh hơn.

Tóm lại, lúc con 10 tuổi là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể tận dụng cơ hội này để giáo dục và hướng dẫn trẻ phát triển tư duy, giá trị, kỹ năng xã hội và sự độc lập, tạo nền tảng cho sự trưởng thành của trẻ.

Tịnh Yên (t/h)
Nguồn tham khảo: Kenh14.vnBanner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 19

Những đứa con mãi không chịu ‘lớn’: 29 tuổi vẫn điệp khúc ‘Má ơi, cho xin mấy trăm’

Gốc rễ của giáo dục là gì?

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều