spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Công dân nước ngoài bắt đầu sơ tán khỏi Sudan sau cuộc giao tranh ác liệt

Tân Thế Kỷ – Một số công dân nước ngoài bắt đầu sơ tán khỏi cảng Biển Đỏ ở Sudan vào thứ Bảy. Ngay khi các cuộc không kích làm rung chuyển thủ đô Khartoum sau một tuần giao tranh giữa các chỉ huy đối địch khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng trên toàn quốc.

Công dân nước ngoài bắt đầu sơ tán khỏi Sudan sau cuộc giao tranh ác liệt
Người dân mang theo hành lý và đứng xếp hàng trên một con đường ở Khartoum khi họ cố gắng thoát khỏi những trận chiến đang diễn ra ở thủ đô của Sudan. Ảnh: Ebrahim Hamid/AFP/Getty Images

Ả rập Xê-út đã trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố sơ tán các công dân bị mắc kẹt khỏi Sudan, sau khi giao tranh dữ dội nổ ra giữa hai lực lượng đối địch trong 1 tuần qua.

Bộ Ngoại giao Ả rập Xê-út cho biết: “Một số công dân của các nước láng giềng và thân thiện” đã được sơ tán cùng với các công dân Ả rập. Công dân Kuwait nằm trong số hàng chục người được đưa đến nơi an toàn nhưng không rõ có những công dân của nước nào.

Thông báo được đưa ra sau khi cả Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) cho biết họ sẵn sàng giúp sơ tán công dân nước ngoài.

Cuộc tấn công đẫm máu diễn ra trong các khu vực đô thị đã khiến một số lượng lớn công dân bị mắc kẹt ở thủ đô của Sudan. Sân bay nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công và nhiều cư dân không thể rời khỏi nhà hoặc ra khỏi thành phố để đến những khu vực an toàn hơn.

Liên Hợp Quốc và các quốc gia nước ngoài đã kêu gọi các nhà lãnh đạo quân sự đối địch tôn trọng các lệnh ngừng bắn như đã tuyên bố, mà hầu như đều bị phớt lờ. Đồng thời mở lối đi an toàn cho dân thường chạy trốn và cung cấp viện trợ rất cần thiết.

Khi sân bay đóng cửa và đường hàng không không còn an toàn, hàng nghìn người nước ngoài – bao gồm nhân viên đại sứ quán, nhân viên cứu trợ và sinh viên ở Khartoum cùng những nơi khác ở quốc gia lớn thứ ba châu Phi – đã không thể bỏ trốn ra ngoài.

Các nước phương Tây dự kiến ​​sẽ gửi máy bay cho công dân của họ từ Djibouti (một quốc gia Đông Phi gần Sudan), mặc dù quân đội Sudan cho biết các sân bay ở Khartoum và thành phố lớn nhất của Darfur Nyala đang gặp vấn đề và không rõ khi nào có thể hoạt động trở lại.

BN 2 jpeg 3

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 22/4 cũng cho biết một máy bay quân sự của nước này đã hạ cánh xuống Djibouti để thực hiện nhiệm vụ sơ tán công dân.

Một nhà ngoại giao nước ngoài yêu cầu giấu tên cho biết một số nhân viên ngoại giao ở Khartoum đang hy vọng được sơ tán bằng đường hàng không khỏi Port Sudan trong hai ngày tới. Đại sứ quán Hoa Kỳ cảnh báo người Mỹ rằng họ không thể hỗ trợ các đoàn xe từ Khartoum đến Port Sudan và việc đi lại sẽ phải tự chịu rủi ro.

Quân đội Sudan – dưới sự chỉ huy của Abdel Fatteh al-Burhan và đối thủ của họ là Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) – đứng đầu là Mohamed Hamdan Dagalo (Hemedti), cho đến nay đã không tuân thủ các thỏa thuận ngừng bắn được thống nhất gần như hàng ngày, kể từ khi chiến sự nổ ra vào ngày 15 tháng 4.

Vào thứ Bảy, các cuộc đụng độ mới giữa hai nhóm cũng đã phá vỡ lệnh ngừng bắn ba ngày được tuyên bố cho ngày lễ Eid của người Hồi giáo.

Cũng trong ngày thứ Bảy, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã chủ trì một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về tình hình ở Sudan.

Hãng CNN cho biết các nỗ lực sơ tán của nước Anh sẽ không diễn ra ngay lập tức, nhưng một phát ngôn viên của chính phủ nói với CNN rằng họ đang làm “mọi thứ có thể” để hỗ trợ công dân Anh.

Người phát ngôn của Liên minh châu Âu cho biết ước tính có khoảng 1.500 công dân từ các quốc gia EU khác nhau hiện đang ở Sudan.

“Họ đang đối mặt với một tình huống rất khó khăn và sự an toàn của họ là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi kêu gọi cả hai bên (Lực lượng vũ trang Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh RSF) ngừng chiến đấu và cho phép công dân quốc tế rời khỏi đất nước một cách an toàn” – người phát ngôn tuyên bố và cho biết thêm EU đang làm việc với các quốc gia thành viên để tìm giải pháp đưa công dân của họ ra khỏi Sudan san toàn.

Hiện chưa rõ có bao nhiêu công dân Mỹ ở Sudan. Bộ Ngoại giao không lưu giữ số lượng chính thức của công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài và người Mỹ không bắt buộc phải đăng ký khi họ ra nước ngoài. Các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với các nhân viên rằng ước tính có khoảng 16.000 công dân Mỹ ở Sudan, và hầu hết trong số họ là người mang hai quốc tịch.

Hoàng Dung (t/h)

Theo Reuters, CNN

Xem Thêm:

Giao tranh ở Sudan khiến gần 100 thường dân thiệt mạng 

Ít nhất 25 người thiệt mạng, 183 người bị thương trong cuộc chiến tranh giành quyền lực ở Sudan

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều