Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Geomorphology, Live Science hôm 6/5, cho thấy hố sụt khổng lồ hoặc ‘cổng địa ngục’ Batagay tại Siberia đang nuốt chửng bề mặt Trái đất với tốc độ một triệu mét khối mỗi năm. Hiện tại, nó có chiều dài khoảng 1 km và chiều ngang 800 m tại điểm rộng nhất. Nó vẫn đang tăng tốc.
Miệng hố mang tên Batagay (hay còn gọi là Batagaika) bao gồm vách đá hình tròn lần đầu tiên được phát hiện qua ảnh vệ tinh vào năm 1991 sau khi một phần sườn đồi sụp đổ ở vùng Yana Uplands phía bắc Yakutia, Nga. Nó chỉ được phát hiện vào năm 1991, sau khi hố sụt trở nên khá lớn. Trong video dưới đây, có thể thấy sự phát triển của nó từ khi được khám phá đến năm 2017. Lớp đất đóng băng vĩnh cửu lộ ra nằm trong phần sót lại của sườn đồi đã đông cứng suốt 650.000 năm. Đây là lớp đất đóng băng vĩnh cửu lâu đời nhất ở Siberia và thứ hai trên thế giới.
Lớp băng vĩnh cửu, mặc dù có tên như vậy nhưng thực ra không phải là vĩnh cửu; về cơ bản, nó được hình thành ở nhiệt độ 32°F (0°C) hoặc lạnh hơn. Một phần tư bề mặt đất ở Bắc bán cầu được tạo thành từ lớp đất đóng băng cứng như đá này, có thể sâu từ gần một mét đến hơn một ki-lô-mét.
Vậy tại sao Batagaika – nằm ở khu vực khá xa xôi của Siberia – lại gây ra tình trạng báo động như vậy? Sự sụt lún nhanh chóng của nó là do nhiệt độ không khí ấm lên, điều này minh chứng rằng có băng đang tan và sẽ không dừng lại đến khi không khí dừng ấm hơn lên.
Khi lớp băng vĩnh cửu tiếp tục sụt lún hoặc tan chảy, nó sẽ chuyển từ trạng thái rắn chắc thành một khối bùn, không thể hỗ trợ thảm thực vật trên bề mặt. Khi đó, mặt đất sẽ mất đi những tán cây che chắn khỏi mặt trời (và sức nóng). Như vậy bầu khí quyển sẽ tiếp tục nóng lên và tất nhiên, điều này dẫn đến tình trạng lớp băng vĩnh cửu ngày càng bị mất đi nhiều hơn. Đồng thời, các chất hữu cơ và virus cổ đại vốn được bảo quản trong các lớp băng vĩnh cửu, sẽ thoát ra ngoài.
Những vùng rã đông nhanh đang lan rộng và tăng lên ở Bắc Cực cũng như địa hình nhiều băng gần Bắc Cực, nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà khoa học Alexander I. Kizyakov ở Đại học Lomonosov Moscow, cho biết. Tuy nhiên, lượng băng và trầm tích mất đi từ miệng hố Batagay đặc biệt cao do kích thước đồ sộ của vùng trũng trải rộng 990 m vào năm 2023.
Miệng hố rộng 790 m vào năm 2014, sau đó tăng thêm 200 m nữa trong chưa đầy 10 năm. Các nhà nghiên cứu biết nó đang mở rộng, nhưng đây là lần đầu tiên họ tính toán thể tích đất đóng băng tan chảy ở miệng hố. Họ làm vậy thông qua kiểm tra ảnh vệ tinh, đo đạc thực địa, sử dụng dữ liệu kiểm tra trong phòng thí nghiệm với mẫu vật từ Batagay.
Kết quả chỉ ra lượng băng và trầm tích tương đương hơn 14 Đại kim tự tháp Giza tan chảy ở miệng hồ từ khi nó sụp xuống. Tốc độ tan chảy tương đối ổn định trong thập kỷ qua, chủ yếu xảy ra dọc mặt vách đá ở rìa phía tây, phía nam và đông nam của miệng hố.
Nghi Vân (theo Live Science, NewAtlas)
Xem thêm:
Một tạp chí nhân quyền lên án việc tra tấn nữ tù nhân tàn khốc trong nhà tù Trung Quốc
Chụp quét xác ướp Từ Hiền pháp sư, phát hiện nhục thân 1.000 năm bất hoại
Việt Nam có hang động lớn nhất thế giới, hơn 3 triệu tuổi, đủ chứa tòa nhà 40 tầng của Mỹ
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*