spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Đãi vàng sa khoáng nơi thượng nguồn Thuỷ điện Đak Mi 4

Tân Thế Kỷ – Gần trăm người Giẻ Triêng dầm mình trên thượng nguồn hồ thủy điện Đăk Mi 4, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn đãi vàng sa khoáng.

Đãi vàng sa khoáng | tân Thế Kỷ
Người Giẻ Triêng kéo nhau đi đãi vàng vào mùa khô – Ảnh: VNE

Nửa cuối tháng 7, hồ thủy điện Đăk Mi 4 ở xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn cạn nước, lộ ra bãi cát dài khoảng 2 km, rộng 0,2 km.

Vào mùa mưa lũ, vàng sa khoáng từ trên núi trôi xuống lẫn trong cát, đá, nhưng bị nước thủy điện dâng cao nhấn chìm. Mùa khô, nước cạn, người dân ra sông đãi cát tìm vàng.

Phước Sơn là “thủ phủ” vàng của tỉnh Quảng Nam, có trữ lượng lớn thứ hai cả nước, chỉ sau mỏ Bồng Miêu, huyện Phú Ninh. Huyện có 13 mỏ vàng, được cấp phép cho 8 công ty khai thác.

Người dân thường đi theo nhóm, phân tán rải rác. Dụng cụ đãi vàng gồm máng, mâm, xẻng, xô nhựa, rổ, bát… Trong lúc làm việc, nhóm nào trúng vàng thì nhóm khác tập trung đến đãi.

Đãi vàng sa khoáng | tân Thế Kỷ
Vợ chồng anh Hồ Văn Đào, trú xã Phước Chánh, dùng thanh gỗ dài gần 1m, rộng 0,5 m, đóng ba cọc trên bãi cát làm máng. Trên máng, anh để lớp vải nhung và thảm nhựa gai hoa cúc để giữ vàng.

Anh Đào cho hay thường ngày làm nương rẫy, cuộc sống khó khăn. Gần một tháng qua, nước hồ cạn nên vợ chồng anh ra sông đãi vàng, công việc bắt đầu từ 8h đến 17h.

Người dân múc cát, sỏi ở lòng hồ đổ lên rổ nhựa, phía dưới là máng. Nước đẩy cát trôi, vàng nằm lại tấm vải và thảm nhựa, đá ở trong rổ.

Sau khoảng 20 phút đãi trên máng, người dân đem tấm vải nhung, thảm gai hoa cúc rũ sạch vào mâm gang hình giống chiếc nón để lấy vàng.

Ngoài máng gỗ, nhiều người sử dụng mâm đãi vàng. Đất đá được bỏ vào mâm, nhấn chìm xuống nước, dùng tay xoay tròn liên tục. Vàng nặng hơn sẽ nằm lại dưới đáy mâm, đất đá văng ra ngoài.

Công việc khá vất vả vì thường phải khom lưng nên đau mỏi, toàn thân bị ướt.

Vàng sa khoáng được bỏ vào chậu mang về nhà. Người dân sau đó sẽ dùng thủy ngân để tách lấy vàng nguyên chất.

Đãi vàng sa khoáng | Tân Thế Kỷ
Ông Hồ Văn Hinh, xã Phước Chánh khoe thành phẩm là một ít vàng cám nằm dưới đáy máng. “Vợ chồng ngày may mắn đãi được gần một phân vàng, thu nhập khoảng 300.000 đồng. Công việc vất vả nhưng không làm thì lấy tiền đâu nuôi con cái”, ông nói.

Nhiều người đi gần 10 km nên dùng bạt dựng lều tạm nấu ăn và ngủ lại bên bờ sông.

Đãi vàng sa khoáng | Tân Thế Kỷ
Người ta dùng thuỷ ngân để tách vàng – Ảnh: VNE

Ông Hồ Văn Huy, Chủ tịch xã Phước Chánh, cho biết việc người dân ra hồ thủy điện đãi vàng là trái phép, chính quyền thường xuyên đuổi. Tuy nhiên, do cuộc sống còn khó khăn nên một số người vẫn lén lút đãi vàng.

BN 1 jpeg 1

Vũ Nam tổng hợp từ VNE.

Rừng Thông Đà Lạt bị đầu độc

Luật sư: Quan chức nhận hối lộ là lỗi lớn từ doanh nghiệp?!

6 tháng đầu năm lao động nghỉ việc rút BHXH một lần tăng

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều