spot_img
24 C
Vietnam
Chủ Nhật,8 Tháng Chín
spot_img

Dạy con hãy thoát khỏi những “chiếc hộp tư duy” của chính mình

Tân Thế Kỷ – “Phụ huynh hãy để ý cháu hay viết bằng tay trái”. Các bạn có tin rằng, chỉ với dòng chữ này của giáo viên, người này sẽ bị kiện và đuổi việc ngay lập tức nếu họ đang sống ở nước Đức hay không?

Việc giáo viên dạy trẻ, hoàn toàn không đồng nghĩa với việc được uốn nắn hay phê phán về chữ viết, cách viết và những gì thuộc về những khả năng tự nhiên của trẻ.

Trẻ viết chữ ngả nghiêng, khó đọc, chưa rõ ràng hay viết bằng tay nào đó là việc của trẻ. Trẻ đến trường là để được trở nên là chính mình và làm những gì thuộc về cái tự nhiên nó vốn là hoặc ít nhất là như thứ mà nó thuộc về.

369189361 6341868159241630 7661445804155700721 n
Ảnh: ncctv.net

Nếu phụ huynh nào đó phàn nàn về việc con mình chữ xấu với giáo viên, con mình đang dùng tay trái chứ không phải là tay phải để viết chữ, thì giáo viên cũng không được phép tự ý bắt trẻ phải “viết chữ cho đẹp” hoặc “cầm bút tay phải” theo quy ước hay sự áp đặt của mình. Và nếu giáo viên nào làm điều đó, họ sẽ đối mặt với việc bị kiện ra toà và hoàn toàn có khả năng mất việc theo quy định của luật pháp.

Ở Mỹ, đã có trường hợp, bé 3 tuổi đã nhận biết được chữ O khi được phụ huynh hỏi, và nhà trường này ngay lập tức đã bị kiện và đối mặt với một án phạt vì hành vi tạo nên hiểu biết quá sớm so với sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Những đứa trẻ đã bị nhồi nhét và bị cưỡng buộc ngay từ khi mới bắt đầu bước vào hành trình để trở thành một con người, bởi cả phụ huynh cho đến những giáo viên ở trường. Và họ nhân danh những điều tốt đẹp cũng như những chuẩn mực theo nhận thức cố hữu của họ để áp đặt nó lên những đứa trẻ cần được tự do tư duy, tự do trở thành và tự do thoả đáng theo khả năng và mưu cầu của chính mình.

Tư duy “bên trong chiếc hộp”

Năm 1899, Charles H. Duell, trưởng Văn phòng cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ từng nói: “Mọi thứ có thể phát minh được đã được phát minh hết rồi”. Rõ ràng khi nói câu này, tư duy của ông vẫn nằm trong giới hạn hiểu biết lúc đó.

Những người có tư duy chỉ nằm trong “chiếc hộp” thường gặp phải khó khăn khi tìm kiếm những ý tưởng độc đáo và mới lạ. Hiếm khi họ đầu tư thời gian, công sức hoặc dám theo đuổi những ý tưởng không giống người khác.

Tư duy bên trong “chiếc hộp” là vũ khí hữu hiệu để huỷ hoại những ý tưởng hay và sức sáng tạo. Trong đầu những người này thường có những tư tưởng “điều đó không thể thành sự thật”, “không thể làm được” hoặc “quá mạo hiểm để thực hiện”.

Những người này cũng tin rằng mọi vấn đề chỉ có một giải pháp khắc phục. Vì vậy, tìm ra giải pháp thứ hai thật là lãng phí thời gian và công sức. Câu nói cửa miệng của họ là “Không có thời gian cho giải pháp khác”.

Ngay cả những người vốn có khả năng sáng tạo nhưng sau một thời gian ngừng đào sâu và khai thác khả năng sáng tạo của mình cũng trở thành người có tư duy bên trong “chiếc hộp”.

Tư duy “bên ngoài chiếc hộp”

Những người có tư duy ngoài “chiếc hộp” thường là những người dám đón nhận cái mới, nhìn nhận công việc bằng những lăng kính mới, sẵn sàng bỏ thăm dò và tìm hiểu những điều mới mẻ đó. Họ tin rằng những ý tưởng mới dù có thể chưa thuyết phục được phần đông nhưng họ vẫn nuôi dưỡng và ủng hộ ý tưởng của mình. Họ nhận thấy rằng có được ý tưởng là điều tốt nhưng thực hiện ý tưởng còn quan trọng hơn nhiều.

Tư duy bên ngoài “chiếc hộp” chưa bao giờ là việc đơn giản và không phải ai cũng có thể có được, có thể theo đuổi. Thành công chỉ đến với những người dám nghĩ và dám làm.

IMG 8263 00074dc5bf
Những người có tư duy ngoài “chiếc hộp” thường là những người dám đón nhận cái mới, nhìn nhận công việc bằng những lăng kính mới. – Ảnh minh họa. – Nguồn: VieZ.vn

Nhiều người trong chúng ta đã từng nghe nói đến Copernicus là người đưa ra học thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời còn Gallileo dám mạnh dạn ủng hộ quan điểm này ngay cả khi chết với câu nói: “Dù sao thì trái đất vẫn quay”. Vào thời điểm đó, có thể ông là một trong những người, thậm chí là người duy nhất dám vượt rào cản của cả hệ thống tư duy thời bấy giờ khi tất cả đều thừa nhận mặt trời quay xung quanh trái đất.

Nếu không có tư duy vượt giới hạn cả về không gian và thời gian, không dám theo đuổi ý tưởng của mình thì không biết đến bao giờ loài người mới thoát khỏi ảo tưởng trái đất là trung tâm của vũ trụ.

Việc tư duy theo lối mòn sẽ huỷ hoại thành công đã tạo dựng của bạn. Bạn cần phải biết thay đổi. Phải biết rằng không có gì là tốt nhất. Có thể điều gì đó với bạn lần này là tốt nhất nhưng lần sau sẽ tốt hơn. Và lần sau nữa, điều đó còn tốt hơn nữa. Người Mỹ có câu nói nổi tiếng: “Sống là để thay đổi”.

Hẳn nhiều người trong chúng ta biết đến Michael Dell, người sáng lập đồng thời là Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn sản xuất máy tính nổi tiếng thế giới Dell. Dell Computer được thành lập với số vốn ban đầu chỉ 1.000 USD và một ý tưởng chưa từng có: bán các chương trình trực tiếp cho người tiêu dùng, bỏ qua khâu bán hàng trung gian, một điều mà không hãng máy tính nào lúc đó làm.

Kết quả là từ người cung cấp máy tính, Công ty Dell chuyển sang sản xuất máy tính, chuyển sang tập đoàn Dell hùng mạnh với khoảng 41.800 chi nhánh khắp thế giới và là nhà cung cấp các dịch vụ và linh kiện máy tính đầu tiên cho các tập đoàn lớn nhất trên thế giới.

Tư duy ngoài “chiếc hộp” là một khái niệm có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong thế giới hiện tại luôn thay đổi và các ý tưởng đang ngày càng cạn kiệt hơn. Sẽ không quá khi nói rằng trên thế giới đang có cuộc chiến về ý tưởng. Có thể vào thời điểm đưa ra, một ý tưởng bị coi là điên rồ nhưng không chừng trong tương lai nó lại là cứu cánh cho cả tập đoàn hay cả cuộc đời một người.

Dạy con hãy thoát ra khỏi “chiếc hộp tư duy” của chính mình

Anh Minh (Ba Đình – Hà Nội) là một nhà báo có cá tính. Anh rất chịu khó học và làm bài tập cùng cậu con trai đang ở lứa tuổi tiểu học. Cách đồng hành của anh với con khác biệt ở chỗ, anh luôn khuyến khích con tìm ra những cách để phản biện trên lớp.

Có lần, cậu bé tự tin tranh luận với cô giáo dạy toán đến mức bị cô mắng vì sai. Một vài lần bị thầy cô có thái độ đã khiến cậu bé “nhụt chí” và quay sang trách bố là “con không thích học kiểu đấy nữa”.

Nhìn con nhụt chí, anh Minh thấy tiếc: “Vì có nhiều giáo viên quá máy móc đưa ra một bài mẫu và học sinh cứ thế là copy + paste. Ít người dám công nhận cái lệch chuẩn của học sinh”. Làm sao để dạy cho con phương pháp tư duy độc lập, theo bản chất của vấn đề chứ không phải cách tư duy máy móc, sao chép là một trăn trở của nhiều phụ huynh ngày nay. Đó là những phụ huynh tiến bộ với quan niệm học không chỉ lấy kiến thức mà quan trọng hơn là cách tư duy để ứng xử và hành động trong cuộc sống.

Untitled 4 3
Với mỗi đơn vị kiến thức, các thầy cô luôn kích thích học sinh tự tìm ra khái niệm. Trong ảnh là một buổi ôn tập tổng kết bằng hình thức khá độc đáo: Thiết kế poster Toán học.

Thay vì giảng giải để trẻ nhớ, trẻ hiểu các kiến thức thì hãy dạy cho trẻ cách tư duy, sáng tạo. Trong khi dạy kiến thức, trong khi yêu cầu trẻ thực hiện các “quy định có sẵn” trẻ cần được thách thức, được đặt trong tình huống, được tìm tòi và phát hiện ra. Từ đó trẻ phát huy được năng lực của bản thân và hiểu bản chất.

Nhà giáo Vũ Thị Diệu Lý, Hiệu trưởng trường Tiểu học Olympia cho biết đây là phương pháp được chú trọng tại Trường phổ thông liên cấp Olympia và để làm được điều này thì nguyên tắc chính là không áp đặt.

Trước tất cả các vấn đề, người lớn không vội vàng cung cấp, truyền đạt mà chỉ cần lùi lại một chút để thách thức để trẻ tự tìm ra. Tạm coi những kiến thức, những quy định là chưa có, là chưa ai phát hiện và trẻ chính là người “phát hiện ra kiến thức”, “làm ra các quy định” theo cách nhà khoa học, người đời đã làm. Trẻ tập là nhà khoa học nhỏ, phát huy khả năng tiềm ẩn của mình.

Dạy trẻ viết được văn thì đầu tiên hãy dạy trẻ trở thành người biết đồng cảm, nhiều cảm xúc.

Dạy trẻ có tư duy logic thì phải đưa ra tình huống buộc trẻ phải suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện.

Dạy trẻ làm theo các “quy định” thì chính trẻ phải là người nghĩ ra các quy định ấy. Trẻ hiểu rõ tại sao phải làm như vậy, tự lựa chọn, tự quyết định, tâm phục khẩu phục và sẵn sàng làm theo.

Cách học này không chỉ áp dụng trong các giờ học mà cả các giờ chơi. Vào ngày 11/4, nhà trường sẽ có một buổi hội thảo về phương pháp giáo dục tư duy bản chất vấn đề để giúp phụ huynh có thể hỗ trợ con hiệu quả trong việc học tập và ra quyết định trong cuộc sống.

Một sai lầm mà nhiều phụ huynh hay mắc phải là lúc nào cũng áp đặt con phải làm cái này, phải làm cái kia, phải chào hỏi, phải đánh răng…Rồi đưa ra các phán xét: “ngoan” nếu trẻ làm theo và “hư” khi trẻ làm những việc cha mẹ cấm.

Để con nghe và tự giác làm mọi việc thì trước hết cha mẹ phải chỉ ra cho chúng biết lý do tại sao phải làm thế. Tại sao phải đi vệ sinh, tại sao phải rửa tay, tại sao phải đánh răng,…Cha mẹ có thể đặt ra các tình huống cùng bàn luận với trẻ, để chúng tự nói lên, tự viết ra những lý do vì sao phải làm thế.

Khi đã hiểu, trẻ sẽ tự ra quyết định, tự viết nội quy, tự giác làm và tự giám sát. Trẻ làm không phải vì sợ, vì bị ép buộc mà vì đó là điều đúng, cần thiết.

Cha mẹ thường hay có thói quen nói ra những câu so sánh bởi vì trước đây chính cha mẹ cũng thường “được” người lớn mang ra để so sánh và cha mẹ cũng luôn có tâm lý mong con tốt hơn hoặc tốt bằng một bạn nào đó.

So sánh sẽ làm trẻ lầm tưởng là “mình chỉ giỏi khi mình hơn người khác”. So sánh hơn người khác – con sẽ tự kiêu, sẽ ích kỷ và sự tự tin có được chỉ là quả bóng ảo tưởng, không phải sự tự tin thật. So sánh kém người khác – con sẽ tự ti, mất đi sự tự tin (nghĩ là mình là người kém cỏi, không làm được), sẽ phiền muộn và lo âu.

Và quan trọng nhất, bạn hãy biết trân trọng khả năng sáng tạo của con. Với trí tưởng tượng phong phú, trẻ em về bản chất đã là những nhà đổi mới tự nhiên.

Đừng xây quanh con mình “chiếc hộp” hạn chế tư duy. Đừng lấy chiếc hộp tư duy của mình áp lên con trẻ, mỗi người có 1 khả năng trong một lĩnh vực nào đó. Không phải là chúng ta mặc kệ con muốn làm gì thì làm, hãy dạy con những đạo lý, tiêu chuẩn khi làm người để con khỏi đi lệch đạo đức xã hội và để con tự do sáng tạo trong khả năng của mình.

Tịnh Yên (t/h)

Hanhtrinh140x72 6

Con trai cầm bằng xuất sắc y khoa từ trời Tây về trả mẹ để đi làm… pha chế

Trẻ em Việt Nam và Trung Quốc được dạy nói dối như thế nào?

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều