spot_img
24 C
Vietnam
Thứ sáu,18 Tháng mười
spot_img

Đây là loài vật biếng trễ nhất thế giới, ngày di chuyển tối đa được 28m

(Tân Thế Kỷ) Trong thế giới động vật, loài lười được cho là lười biếng nhất. Nhưng trong loài lười, còn có loài bradypus tridactylus xứng đáng với danh hiệu “vua lười”.  

Sở dĩ loài thú này được mệnh danh là “vua lười” bởi không có con vật nào di chuyển và biếng nhác bằng chúng. Loài bradypus tridactylus phân bố nhiều ở vùng Trung và Mam Mỹ. Chúng thường sống trong rừng cây hoặc dọc các bờ sông. Nơi có cây Cecropia lyratiloba sinh sống. Đây cũng là loại thức ăn ưa chuộng nhất của “vua lười”.

Về mức độ chậm chạp thì loài rùa con kém xa loài bradypus tridactylus. Các nhà khoa học đo đạc được khả năng di chuyển của chúng, tối đa chị đạt 28m/ngày.

thu vi loai quai thu luoi bieng den khong chiu noi 1
Các nhà khoa học đo đạc được khả năng di chuyển của chúng, tối đa chị đạt 28m/ngày.

Chúng lười đến mức cả khi tìm được những nhánh cây cecropia lyratiloba xanh non, “vua lười” chỉ gặm những chiếc lá ngay miệng và không chịu tiến thêm để lấy thức ăn xa hơn. Tốc độ ăn cũng rất chậm. Do thị giác và thính giác của chúng rất kém, nên chúng chả khác nào bị mù. Chúng tìm thức ăn theo kiểu người mù, đó là ngửi và sờ mó.

Bởi quá chậm chạp và hay nằm ì, nên chúng tiêu tốn năng lượng rất ít. Phải mất một tháng, chúng mới tiêu hóa hết thức ăn có trong dạ dày. Do lười biếng trong việc tìm kiếm thức ăn, nên khi cơ thể tiêu hóa đến cạn kiệt, chúng mới đi tìm thức ăn mới.

Loài lười Bradypus tridactylus có khả năngtreo mình bất động trên cây nhiều giờ liền. Những loài thú ăn thịt không nhận ra chúng với tư thế bất động như xác chết. Kẻ thù của loài lười khá đa dạng, gồm đại bàng, rắn và báo đốm Mỹ, nhưng chúng cũng được bảo vệ bởi chúng dành phần lớn thời gian ở trên những tán cây.

Video:Vua lười” qua đường 

Vì chúng cực kỳ ít di chuyển, lại di chuyển cực chậm, nên vào mùa mưa, các loại tảo, rêu mốc mọc kín lông, khiến chúng biến thành màu xanh rêu. Lười đến mức mọc rêu trên người, thì quả thực không hổ danh “vua lười”.

thu vi loai quai thu luoi bieng den khong chiu noi 3
Vào mùa mưa, các loại tảo, rêu mốc mọc kín lông, khiến chúng biến thành màu xanh rêu (Ảnh VTC)

Loài Bradypus tridactylus có kiểu sinh hoạt cực kỳ lạ đời, ấy là quanh năm suốt tháng treo ngược thân thể lên cành cây. Lúc ăn, lúc ngủ, thậm chí khi đẻ cũng treo mình như võng, ngửa bụng lên trời. Phần lớn thời gian trong ngày của Bradypus tridactylus là ngủ treo mình trên cây. Chúng chỉ hoạt động kiếm ăn vào ban đêm.

Phần lớn thời gian chúng treo ngược trên cây.
Phần lớn thời gian “vua lười” treo mình trên cây và chỉ xuống đết khi trời tối.

Mặc dù chậm chạp, nhưng ít khi các loài thú khác tấn công được chúng, bởi chúng có bộ móng vuốt vô cùng sắc bén. Bình thường, bộ móng vuốt này giúp chúng treo mình trên cây, nhưng khi gặp nguy hiểm thì biến thành vũ khí. Chỉ một cú vả của “vua lười”, thú ăn thịt toạc da, tóe máu. Chúng có thể xoay đầu tới 270 độ cực giỏi.

Mặc dù phần lớn thời gian treo ngược trên cây, nhưng thi thoảng Bradypus tridactylus cũng xuống đất. Sở dĩ chúng xuống đất là để đi vệ sinh. Chúng tạo ra cái lỗ, mỗi tuần một lần và luôn luôn đi đến một chỗ duy nhất. Cái cách chúng xuống đất cũng cực kỳ hài hước. Chúng nằm ngửa hoặc nằm sấp, dùng móng vuốt bập vào đất để kéo lê cơ thể đến chỗ đi vệ sinh.

Mùa giao phối của Bradypus tridactylus vào tháng 3 và tháng 4. Con cái mang thai tới 180 ngày và chỉ sinh duy nhất 1 con. Lười con được mẹ sinh ra trong tư thế treo ngửa trên cây. Vừa ra đời, lười non đã biết bám vào lông lẹ và sống trên bụng mẹ.

Vừa ra đời, lười non đã biết bám vào lông lẹ và sống trên bụng mẹ.
Lười con được mẹ sinh ra trong tư thế treo ngửa trên cây. Vừa ra đời, lười non đã biết bám vào lông lẹ và sống trên bụng mẹ.

Sau 5 tuần tuổi, chúng đã có thể tự leo trèo. Chúng bú mẹ khoảng 1 tháng, thì được mẹ nhai mớm món lá cây. 6 tháng tuổi chúng tự kiếm ăn.

Nghi Vân (Theo KH, VTC)

option 1

Xem thêm:

Bắt quả tang “vợ” ngoại tình, chim cánh cụt chồng đánh ghen đến đổ máu

Gia đình kỳ lạ có 5 anh chị em đi lại bằng 4 chi

Những phát hiện, ghi chép chứng minh sự tồn tại của loài rồng

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều