spot_img
30 C
Vietnam
Chủ Nhật,8 Tháng Chín
spot_img

Diện mạo Chùa Cầu – Hội An trước và sau khi trùng tu

Sau hơn 1,5 năm tu bổ, di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) – một biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, tỉnh Quảng Nam – đã lộ diện sau khi được tháo dỡ toàn bộ phần nhà bao che bằng khung sắt và mái tôn.

dien mao chua cau hoi an truoc va sau khi trung tu
Cận cảnh Chùa Cầu – Hội An. Ảnh: Q.T – Quảng Nam

Đơn vị thi công dự án tu bổ di tích Chùa Cầu đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị khánh thành công trình, dự kiến vào ngày 2-8, nhân sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản” lần thứ 20.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, sau hơn 1,5 năm tu bổ theo phương thức hạ giải toàn bộ di tích Chùa Cầu, đến nay công trình đã cơ bản hoàn thiện.

dien mao chua cau hoi an truoc va sau khi trung tu 1.1
Diện mạo Chùa Cầu sau khi trùng tu nhìn từ trên cao. Ảnh: NLD

dien mao chua cau hoi an truoc va sau khi trung tu 1.2
Chùa Cầu trước kia nhìn từ trên cao. Ảnh: Giáo dục&Thời đại

Đến nay, phần di tích chính đã tu bổ xong, đơn vị thi công cho tháo dỡ toàn bộ nhà bao che xung quanh; chỉ còn một số hạng mục phụ như lát gạch, tạo cảnh quan xung quanh…

Vài ngày qua, khi toàn bộ mái che được tháo dỡ, di tích Chùa Cầu đã lộ diện cho người dân và du khách chiêm ngưỡng. Có thể dễ dàng nhận thấy di tích Chùa Cầu sau khi tu bổ trở nên mới mẻ, sáng hơn bởi màu sơn, màu mái ngói và họa tiết trên mái ngói hay các ký tự, dòng chữ viết được sơn quét lại. Tuy vậy, di tích này lại kém phần cổ kính so với trước đây.

dien mao chua cau hoi an truoc va sau khi trung tu 2.1
Diện mạo Chùa Cầu sau trùng tu. Ảnh: NLD
dien mao chua cau hoi an truoc va sau khi trung tu 3.1
Diện mạo Chùa Cầu sau trùng tu. Ảnh: NLD

Ngói của Chùa Cầu được lợp xen lẫn giữa ngói cũ và ngói mới nhưng vẫn giữ được nét hài hòa. Phần trụ cột di tích gần như còn nguyên sơ như vốn có trước khi tu bổ.

Bên trong di tích, một số khung gỗ hư hỏng, mục ruỗng trước đó đã được thay mới hoàn toàn. Một số trụ gỗ được chắp nối bằng đoạn gỗ mới. Văn bia và ký tự trên văn bia được sơn quét lại. Kết cấu mặt sàn được làm nhô cong hình vòng cung.

dien mao chua cau hoi an truoc va sau khi trung tu 2.2
Diện mạo Chùa Cầu trước trùng tu. Ảnh: NLD
dien mao chua cau hoi an truoc va sau khi trung tu 3.2
Diện mạo Chùa Cầu trước trùng tu. Ảnh: Tổ quốc

Khi được hỏi, nhiều người dân và du khách nói rằng di tích Chùa Cầu sau khi tu bổ cơ bản còn giữ được các yếu tố nguyên gốc, vẫn giữ được phần hồn như vốn có, diện mạo mới trông khá đẹp. Dù vậy, một số ý kiến cho rằng phần thân và mái ngói được sơn quét mới làm cho di tích trở nên hơi khác lạ, hiện đại hơn so với trước đây.

Bên hông Chùa Cầu được sơn màu trắng khiến di tích không còn mang nét cổ kính so với trước đây
Bên hông Chùa Cầu được sơn màu trắng khiến di tích không còn mang nét cổ kính so với trước đây. Ảnh: NLD

Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do UBND TP Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý thực hiện; tổng mức đầu tư hơn 20,2 tỉ đồng được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh Quảng Nam (50%) và TP Hội An (50%). Dự án có sự tài trợ về kinh phí để nghiên cứu từ Quỹ Sumitomo và hỗ trợ chuyên gia tư vấn từ tổ chức JICA Nhật Bản.

Theo hồ sơ dự án, di tích Chùa Cầu được trùng tu các hạng mục như: gia cố hệ nền, móng, mố, trụ cầu; tu bổ hệ sàn, khung gỗ, mái; cải tạo hệ thống điện, chống mối công trình; số hóa di tích bằng công nghệ 3D phục vụ lưu trữ và việc tu bổ, tổ chức hội thảo, tọa đàm, lập hồ sơ khoa học; tôn tạo cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; mạng internet, hệ thống camera an ninh và nhà bao che phục vụ thi công tu bổ và bảo quản di tích…

dien mao chua cau hoi an truoc va sau khi trung tu 4.2
Hình ảnh sàn, khung gỗ, mái Chùa Cầu trước khi tu bổ. Ảnh: Tiền Phong
dien mao chua cau hoi an truoc va sau khi trung tu 4.1
Hình ảnh sau tu bổ. Một số cấu kiện gỗ được thay thế, chắp nối bằng vật liệu mới nhưng giữ sự tương đồng so với vật liệu cũ. Ảnh: NLD

Ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XV, đến nay đã trải qua khoảng 400 năm tồn tại, Chùa Cầu là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo không chỉ ở Việt nam mà còn hiếm thấy trên thế giới, trở thành biểu tượng của TP Hội An.

Theo các tư liệu, Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 7 lần tu bổ lớn vào các năm 1763, 1817, 1875, 1917, 1962, 1986, 1996.

dien mao chua cau hoi an truoc va sau khi trung tu 6
Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện các công trình phụ trợ. Ảnh: Q.T – Quảng Nam
Theo NLD, Quảng Nam

DN 3

Xem thêm:

Hội An: 21 xe điện du lịch bị thiêu rụi sau tiếng nổ sáng 26/7

“Những dấu chân tiền sử” khiến lịch sử về loài người phải viết lại

Ngôi làng kỳ lạ: Nhà, ngân hàng không có cửa nhưng hiếm khi bị trộm cắp

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều