Tân Thế Kỷ – Tuần này, tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc so với đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất 6 tháng. Giới phân tích cho rằng Nhân dân tệ có thể giảm giá thêm nữa vì nhà đầu tư đang bi quan về tiến trình phục hồi đầy gập ghềnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo hãng tin Reuters, dữ liệu kinh tế Trung Quốc gây thất vọng, chênh lệch lợi suất trái phiếu ngày càng lớn so với Mỹ, đợt chi trả cổ tức sắp tới của doanh nghiệp niêm yết, và dòng vốn nước ngoài chảy khỏi Trung Quốc khi khối ngoại bán ròng chứng khoán và trái phiếu nước này là những nhân tố kéo tỷ giá Nhân dân tệ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
Phóng viên Jamie McGeever trong một bài viết dự báo về thị trường kinh tế châu Á trên CNN cho rằng, đồng đô la giảm mạnh, độ biến động thị trường ghi nhận thấp trong lịch sử, lãi suất trái phiếu thấp hơn. Tại thị trường chứng khoán Wall Street, chỉ số S&P 500 và Nasdaq phản ánh trạng thái thị trường giá lên. Tình hình thị trường thế giới vào thứ Năm dự báo tín hiệu tích cực cho việc kết thúc giao dịch cuối tuần này tại Châu Á vào thứ Sáu.
Tuy nhiên, bất kỳ sự lạc quan nào cũng có thể bị phá vỡ bởi dữ liệu lạm phát từ Trung Quốc. Nếu chúng phù hợp với các chỉ số khác gần đây cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Á đang tăng trưởng chậm. Theo đó cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ của Trung Quốc có thể chịu áp lực nặng nề mới.
Nhân dân tệ trước áp lực giảm giá
Nhân dân tệ đã giảm giá hơn 5% so với USD so với mức đỉnh thiết lập vào tháng 1, trong bối cảnh đồng USD tăng giá mạnh gần đây. Vào đầu năm, Nhân dân tệ tăng giá mạnh vì thị trường tài chính toàn cầu hứng khởi với việc nền kinh tế mở cửa trở lại. Nhưng giờ đây, Nhân dân tệ đang là một trong những đồng tiền giảm giá mạnh nhất ở khu vực châu Á trong năm nay.
Tỷ giá USD/Nhân dân tệ hiện dao động quanh ngưỡng 7,12 Nhân dân tệ đổi 1 USD.
“Nhân dân tệ đang ‘chịu trận’ khi câu chuyện phục hồi của kinh tế của Trung Quốc đang trở nên kém hấp dẫn hơn trước và không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ có thêm các biện pháp kích cầu”, nhà kinh tế cấp cao Gary Ng của Natixis nhận định. “Nhưng mặt khác, một đồng nội tệ giảm giá ở thời điểm này có thể giúp Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm trong năm nay”.
Xuất khẩu vốn là một trong những điểm sáng hiếm hoi của kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây, nhưng lượng đơn hàng mới đã giảm sút trong những tháng gần đây do nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Nhân dân tệ đã giảm giá hơn 5% so với USD so với mức đỉnh thiết lập vào tháng 1, trong bối cảnh đồng USD tăng giá mạnh gần đây. Vào đầu năm, Nhân dân tệ tăng giá mạnh vì thị trường tài chính toàn cầu hứng khởi với việc nền kinh tế mở cửa trở lại. Nhưng giờ đây, Nhân dân tệ đang là một trong những đồng tiền giảm giá mạnh nhất ở khu vực châu Á trong năm nay.
Tỷ giá USD/Nhân dân tệ hiện dao động quanh ngưỡng 7,12 Nhân dân tệ đổi 1 USD.
“Nhân dân tệ đang ‘chịu trận’ khi câu chuyện phục hồi của kinh tế của Trung Quốc đang trở nên kém hấp dẫn hơn trước và không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ có thêm các biện pháp kích cầu”, nhà kinh tế cấp cao Gary Ng của Natixis nhận định. “Nhưng mặt khác, một đồng nội tệ giảm giá ở thời điểm này có thể giúp Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm trong năm nay”.
Xuất khẩu vốn là một trong những điểm sáng hiếm hoi của kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây, nhưng lượng đơn hàng mới đã giảm sút trong những tháng gần đây do nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Số liệu công bố hôm thứ Tư tuần này cho thấy kim ngạch xuất khẩu tháng 5 của Trung Quốc giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 285,3 tỷ USD. Mức giảm này sâu hơn nhiều so với mức dự báo giảm 0,4% mà các nhà kinh tế học đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters.
Cú giảm mạnh của tháng 5 khiến giá trị xuất khẩu trong tháng của Trung Quốc trượt xuống mức thấp hơn so với mức của thời điểm đầu năm, sau khi đã tính đến các yếu tố mùa vụ và biến động giá xuất khẩu – theo chuyên gia Julian Evans-Pritchard của Capital Economics. “Đây là một dấu hiệu rõ rệt về nhu cầu của thế giới đối với hàng hoá sản xuất ở Trung Quốc”, ông Evans-Pritchard nhận định.
Số liệu công bố hôm thứ Tư tuần này cho thấy kim ngạch xuất khẩu tháng 5 của Trung Quốc giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 285,3 tỷ USD. Mức giảm này sâu hơn nhiều so với mức dự báo giảm 0,4% mà các nhà kinh tế học đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters.
Cú giảm mạnh của tháng 5 khiến giá trị xuất khẩu trong tháng của Trung Quốc trượt xuống mức thấp hơn so với mức của thời điểm đầu năm, sau khi đã tính đến các yếu tố mùa vụ và biến động giá xuất khẩu – theo chuyên gia Julian Evans-Pritchard của Capital Economics. “Đây là một dấu hiệu rõ rệt về nhu cầu của thế giới đối với hàng hoá sản xuất ở Trung Quốc”, ông Evans-Pritchard nhận định.
Hồi tháng 4, xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, một mức tăng vượt kỳ vọng. Tuy nhiên, số liệu gây thất vọng của tháng 5 cho thấy xu hướng của xuất khẩu Trung Quốc trong dài hạn là giảm – theo nhà kinh tế trưởng Hao Hong của Grow Investment Group nhận định. Theo ông Hong, Trung Quốc chắc chắn không thể dựa vào thương mại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng nữa. Vị chuyên gia nhấn mạnh sự trầm lắng của nhu cầu ở Mỹ, nơi lạm phát và lãi suất vẫn ở mức cao.
Nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters rằng Bộ Thương mại Trung Quốc đã hỏi các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và ngân hàng về chiến lược tiền tệ của họ và liệu đồng Nhân dân tệ mất giá có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của họ.
Nghi Vân (t.h)
Xem thêm:
Các ngân hàng nhà nước lớn nhất Trung Quốc cắt giảm lãi suất huy động
Các công ty pin và năng lượng Trung Quốc xem xét việc đầu tư hàng trăm triệu USD vào Việt Nam
Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất trong thập kỷ qua
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*