Ẩn mình sâu trong rừng Amazon hàng chục năm ít ai biết là một khúc sông với sức nóng xấp xỉ 100 độ C, tưởng như chỉ có ở trong truyền thuyết, “sẵn sàng” luộc chín bất kỳ sinh vật xấu số nào rơi xuống.
Người tìm ra nó là Andrés Ruzo – nhà địa chất tại ĐH Southern Methodist (Mỹ). Bị ám ảnh bởi huyền thoại “sông nước sôi” được truyền miệng của người bản địa – thứ mà giới khoa học luôn bác bỏ – Ruzo đã khăn gói vào rừng tìm kiếm từ năm 2011. Và ông đã tìm thấy khúc sông này tại khu vực Mayantuyacu thuộc Peru.
Dòng sông tử thần “luộc chín” mọi sinh vật chẳng may sảy chân rơi xuống
Cho đến năm 2016, ông là người đầu tiên công bố về đoạn sông dài khoảng 6 km, sâu 6 m, rộng khoảng 25 m ở khu trị liệu tâm linh Asháninka ở Mayantuyacu ở Peru.
Phát hiện này của ông ngay lập tức gây nên sự tò mò đối với tất cả mọi người và ngay cả chính ông cũng cảm thấy sự lạ kỳ xảy ra tại chốn “rừng thiêng nước độc” này. Khúc sông này mang tên là Shanay-timpishka, theo tiếng địa phương nghĩa là “được nấu sôi nhờ ánh Mặt Trời”.
Nó có thể gây bỏng độ 3 khi chạm vào chỉ trong vòng vài giây. Những động vật nhỏ nếu chẳng may rơi xuống sông sẽ gần như bị đun sôi ngay lập tức. Những người Ashaninka bí ẩn tại đây đã biết về “Sông sôi” từ lâu và họ gọi nó là Shanay-timpishka.
Trong tiếng bản địa, tên dòng sông có nghĩa là “Được mặt trời đun sôi”. Nhưng truyền thuyết cổ nói rằng nước sôi không phải do Mặt Trời mà do một con rắn khổng lồ tên Yacumama giải phóng sức nóng khắc nghiệt mà thành.
Nhưng phải đến năm 2016 thì sự tồn tại của sông nước sôi mới được xác nhận là đúng. Một số người mô tả khi bơi ở khúc sông mát nhất cũng như bơi trong phòng tắm hơi. Điều đó đủ để thấy nó nóng như thế nào.
Bộ lạc địa phương thường sử dụng nước tại dòng sông này để pha trà và người ta tin rằng hơi nước tại đây có khả năng chữa bệnh khi được dùng chung với các loại lá xung quanh. Tuy nhiên, không một ai, kể cả người dân địa phương hay du khách biết được lý do chính xác khiến nước dưới sông nóng kinh khủng đến vậy.
Theo kinh nghiệm và kiến thức về địa nhiệt của mình, Ruzo cho rằng để nước có thể sôi sục cần một lượng địa nhiệt khổng lồ tức là phải có một ngọn núi lửa nào đó đã tác động nên mới gây ra được hiện tượng này. Tuy nhiên, không có bất kỳ ngọn núi lửa nào ở khu vực này và núi lửa gần nhất cũng cách đây 700 km nên giả thuyết này là không thể xảy ra.
Sau đó, Ruzo cho biết con sông thực sự đang sôi lên và các suối nước nóng đứt gãy trên sông chính là thủ phạm làm nóng sông Amazon. Ông cũng tuyên bố dòng sông này ban đầu được mưa ở thượng nguồn cấp nước, có thể là gần dãy núi Andes. Sau đó, nước chảy xuống hạ lưu và được năng lượng địa nhiệt của Trái đất làm nóng, tạo thành hệ thống thủy nhiệt lớn nhất hành tinh.
Từ lâu, dòng sông đã gắn liền với văn hóa dân gian, huyền bí và tâm linh từ bao đời nay. Người dân địa phương coi con sông như một địa điểm thiêng liêng, là điểm kết nối giữa con người với thế giới tâm linh và thiên nhiên.
Việc phát hiện ra dòng sông sôi này cho thấy thực tế là ngay cả trong thế kỷ 21, vẫn còn một số kỳ quan thiên nhiên trên cạn vẫn chưa được khám phá. Thực tế là các khu rừng xung quanh dòng sông đang sôi sục đang phải đối mặt với các mối đe dọa lớn từ nạn phá rừng khiến Chính phủ Peru cần phải đẩy nhanh các nỗ lực để cứu khu vực này và các hệ sinh thái độc đáo lân cận khác.
Những nhà nghiên cứu đã gây áp lực để chính phủ Peru phải tuyên bố dòng sông là di tích quốc gia và giới hạn những người có thể đến gần nơi này, khuyến khích du lịch sinh thái có trách nhiệm trong khu vực.
Nghi Vân (t.h)
Theo National Geographic, Azores
Xem thêm:
Việt Nam có hang động lớn nhất thế giới, hơn 3 triệu tuổi, đủ chứa tòa nhà 40 tầng của Mỹ
Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực