spot_img
19 C
Vietnam
Thứ năm,19 Tháng chín
spot_img

Gia đình bên bờ vực tan vỡ được cứu vãn nhờ một điều kì diệu

Gia đình bên bờ vực tan vỡ là vì sao? Giữ gìn hạnh phúc gia đình trong xã hội hiện nay thật sự là một bài toán khó. Thờ ơ, ngoại tình, không tôn trọng nhau, áp lực cuộc sống, suy nghĩ ích kỷ, chú trọng kim tiền,… đã trở thành những nhân tố khiến tỷ lệ ly hôn của người trẻ ngày càng cao. 

Bài toán chung của nhiều cặp đôi đang đứng trước cảnh gia đình rạn nứt, hoặc đã ly hôn chính là mỗi người ít khi hướng tâm tìm thấy lỗi sai của mình để chủ động sửa đổi, và cũng chưa thử đặt bản thân vào hoàn cảnh đối phương để thấu hiểu, cảm thông.

Những câu chuyện cảm động trong bài viết này kể lại những trải nghiệm của các đôi vợ chồng đã hoặc đang đứng bên bờ vực tan vỡ. Nhưng điều gì đã giúp họ lại cứu vãn được hạnh phúc của mình? Không những hạnh phúc được hàn gắn, mà cuộc sống gia đình ngày càng gắn bó hơn.

hanh phuc gia dinh
Làm sao để giữ gìn hạnh phúc gia đình? (Ảnh. upanh123.com)

Chồng ngoại tình, cách phản ứng trí tuệ của vợ khiến chồng hồi tâm chuyển ý

Phải làm gì khi chồng ngoại tình? Đó là câu hỏi ngày càng nhức nhối trong xã hội ngày nay, khi quan điểm luyến ái tự do đang bào mòn sự vững chãi, thiêng liêng của gia đình truyền thống. 

Lẽ thường, khi biết tin bị chồng phản bội, phụ nữ sẽ cảm thấy tổn thương sâu sắc. Trong tâm trạng đó, họ có thể có phản ứng bộc phát như: tìm “tình địch” để đánh ghen, đòi ly hôn, oán trách chồng, hay lặng lẽ khóc trong đau khổ… 

Mang vết thương lòng rỉ máu, người phụ nữ khó có thể vui vẻ bình hoà làm các việc như thường ngày, tâm trí của họ ngập tràn cảm giác cô đơn, giận dữ, đau thương, chỉ mong vấn đề được giải quyết càng nhanh càng tốt.

Tuy vậy, những cách xử lý nóng vội thường khó mang tới kết quả tốt đẹp. Ngay cả khi người chồng muốn giữ gìn gia đình và nghĩ cho con cái, quyết định chấm dứt với người phụ nữ kia, thì những tổn thương và xáo trộn gây ra vì cơn ghen cũng vĩnh viễn không thể xoá nhoà. Trường hợp tệ hơn, người chồng chọn đi theo “tiếng gọi tình yêu”, gia đình tan vỡ, thì người đau khổ nhất sẽ là bản thân người vợ và những đứa trẻ.

Vượt lên cảm xúc thường tình, người phụ nữ trong câu chuyện dưới đây đã có cách xử lý tuyệt vời khiến chồng họ cúi đầu nể phục.

Chồng của Diệu Liên không những ngoại tình. Anh ta còn công khai bồ bịch, thậm chí dẫn cả người phụ nữ kia về nhà sống. Nghĩa là hai người họ trơ trẽn đi lại với nhau ngay trước mặt Diệu Liên. Giống như công khai tuyên bố: Cô là vợ cả, giờ tôi có vợ hai, cô phải chăm sóc cả hai chúng tôi. 

Diệu Liên rơi vào nghịch cảnh này, đầu tiên cô nhắc mình phải NHẪN. Cô tự nhủ bản thân: Mỗi một cảnh ngộ xảy ra đều có quan hệ nhân duyên, là nhân quả báo ứng, có lẽ kiếp trước cô từng đối xử tệ bạc với họ, kiếp này cô phải hoàn trả; nên cô cần nhẫn nại, thiện lương, dùng lòng chân thành của mình để cảm hoá họ. Đáp lại, chồng cô và người phụ nữ kia có con với nhau. Họ bỏ đứa trẻ ở nhà cho cô nuôi, còn họ dọn ra ngoài sống vui vẻ.

Một lần nữa, Diệu Liên lại nhắc mình phải NHẪN. Cô coi đứa bé là sinh mệnh bé bỏng, đáng thương có tiền duyên với cô. Cô đã không quản vất vả khó nhọc mà nuôi nấng bé như con đẻ của mình. 

hanh phuc gd 1
Cô đã không quản vất vả khó nhọc mà nuôi nấng bé như con đẻ của mình (ảnh minh họa). Nguồn: ĐKN

Ngày qua ngày, đứa bé lớn lên, hồn nhiên nghĩ rằng Diệu Liên chính là mẹ ruột. Tuy thiếu vắng sự săn sóc của cha, nhưng nhờ sự nuôi dưỡng tận tâm và thiện lành của Diệu Liên, đứa bé lớn khôn mà không cảm thấy quá thiệt thòi.

Đến một ngày, Ông Trời có mắt, người chồng phụ bạc và người phụ nữ vô trách nhiệm kia cùng đổ bệnh nặng. Họ phải nhập viện, tính mạng như ngọn đèn trước gió. Lúc bấy giờ, Diệu Liên thấy rằng phải nói cho con sự thật, để con tới nhận cha mẹ đẻ trước khi không còn kịp nữa.

Cậu bé được tin như sét đánh ngang tai. Sao có thể ngờ người mẹ hiền từ bao năm qua đã nuôi nấng mình lại không phải là mẹ đẻ, hơn nữa bà đã nuôi con cho chính “tình địch” của mình! Còn người phụ nữ lòng dạ sắt đá kia, sao có thể nhận là Mẹ cơ chứ?!

Tuy nhiên, Diệu Liên đã ôn tồn khuyên con rằng: “Cha mẹ ruột con tuy không nuôi dưỡng, nhưng có ơn sinh thành to lớn như trời biển. Dù họ đối xử với mẹ con ta thế nào, thì họ cũng vẫn là cha mẹ ruột của con, con phải hiếu kính cha mẹ”.

Nghe lời khuyên nhủ của Diệu Liên, cậu bé (nay đã lớn) cùng mẹ vào viện thăm cha mẹ ruột. Người cha khi ấy đang ốm liệt giường, dây nhợ truyền nối vào người không thể nhúc nhích. 

Cậu bé thăm hỏi cha mẹ, kể lại những gì mẹ nuôi đã làm cho cậu, đã khuyên nhủ cậu. Nghe đến đó, bỗng người cha dùng hết sức bình sinh giật đứt dây truyền, ông lăn khỏi giường, quỳ mọp xuống đất khóc lớn, vái lạy Diệu Liên: “Anh không phải là người! Anh có chết cũng không đền hết tội! Tạ ơn em!…”

Chính nhờ Diệu Liên là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, cô đã hiểu được nhân duyên ân oán trong đời, cô luôn hướng bản thân mình tu theo Chân-Thiện-Nhẫn, nhờ vậy cô mới có thể vượt qua được đau khổ và sống an yên hạnh phúc.

Cứu vãn cuộc hôn nhân bên bờ vực sau khóa học miễn phí 9 ngày

Nhìn cặp vợ chồng hạnh phúc này ngày hôm nay, khó mà tin rằng họ đã suýt ly hôn vì tiền bạc và những mâu thuẫn gia đình. Các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) đã cứu vãn gia đình suýt tan vỡ này và truyền cảm hứng cho Văn Lệ và chồng là Khoa Ngôn để cùng nhau tạo dựng sự nghiệp và một lối sống mới.

Văn Lệ sinh ra trong một gia đình thượng lưu giàu có và có một công việc ổn định, lương cao. Khoa Ngôn tốt nghiệp ở Mỹ và sở hữu một công ty. 

Nhà chồng của cô sở hữu một doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn. Điều kiện sống của họ không giống với môi trường xung quanh giàu có mà Văn Lệ lớn lên. Họ không giỏi ăn nói như cô. Cô không bao giờ thích đến thăm họ và đôi khi không gặp họ trong một thời gian dài. Cô cũng không tôn trọng họ và điều này dẫn đến nhiều mâu thuẫn. Mẹ chồng cô đã từng thử chỉ cho cô cách làm các món ăn và cô la lên: “Bà con đã dạy con làm theo cách này!”

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô đã học được cách đặt mình vào vị trí của người khác và quan tâm đến người khác. Cô nhìn nhà chồng từ một góc độ khác và thấy rằng họ là những người chân chất và thật thà. Những mâu thuẫn trong gia đình cũng theo đó mà biến mất. 

hanh phuc gd 2
Giờ đây Văn Lệ và chồng là Khoa Ngôn là cặp vợ chồng hạnh phúc nhờ Văn Lệ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. – Nguồn: ĐKN

Dù bận rộn tới mức nào, cô thường xuyên và nhất định sẽ đi thăm nhà chồng vào những ngày nghỉ. Cô cố gắng hết sức để cho họ những gì mà họ cần. Giờ đây mẹ chồng cô hết lời ca ngợi cô.

Một ngày nọ, Văn Lệ nhận thấy mẹ chồng thật gầy gò ốm yếu và cảm thấy có lỗi vì những hành vi tồi tệ trước đây của mình. Cô đã xin lỗi mẹ chồng: “Con cứng đầu và không phải là một người tốt. Con đã phạm nhiều sai lầm và hôn nhân của chúng con đã khiến mẹ lo nghĩ. Con thực sự xin lỗi mẹ!”. Mẹ chồng cô không trách cứ cô chút nào.

Khoa Ngôn là một người dễ tính và thông minh, và anh không gặp trở ngại khi thành lập công ty. Tuy nhiên, công việc kinh doanh không ổn định và công ty bắt đầu thua lỗ. Mỗi tháng, anh đã tiêu tốn hàng trăm nghìn để trả tiền lương. Để trang trải những chi phí khác, Văn Lệ liên tục phải cho chồng vay những khoản tiền lớn. Cô thấy không có hồi kết và đòi chồng trả lại tiền. Chồng cô đã trả, nhưng ngay sau đó anh lại phải vay cô. 

Nó là vòng xoáy luẩn quẩn và nó khiến cô khiếp sợ. Cô đã cố gắng buộc anh đóng cửa công ty và chuyển nghề. Họ không ngừng cãi vã về tiền bạc. Cô không dám nói với bố mẹ, chứ đừng nói đến những người bạn thân của cô. Khi oán hận và bất bình chồng chất, cô bắt đầu thóa mạ chồng và đòi ly dị. Điều đó khiến bố mẹ chồng cô lo lắng và cảm thấy bất lực.

Những Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp cô nhận ra chấp trước vào lợi ích cá nhân, bản ngã, và cảm xúc của cô là nguyên nhân của mọi mâu thuẫn. Khi cô bị ốm, cô biết rằng đó là cảnh báo rằng cô đã làm không tốt trong tu luyện của mình. Cô tự mình vực dậy và nói với chồng cảm nhận của cô và kế hoạch của cô cho tương lai.

Chồng cô đồng ý với cô, và cả hai quyết định cùng nhau vượt qua những khó khăn. Công việc kinh doanh của anh nhanh chóng khởi sắc. Công việc thuận lợi đến mức anh đã mở thêm một cơ sở kinh doanh khác, và cơ sở này cũng hoạt động tốt. Khi công ty của anh mở rộng, những mối quan hệ của anh trong xã hội dòng chính và tầng lớp thượng lưu ở Đài Loan cũng mở rộng.

Giờ đây, hai vợ chồng đều có công việc của riêng mình, nhưng họ phối hợp nhịp nhàng với nhau để đưa Pháp Luân Đại Pháp đến với cuộc sống của nhiều người hơn.

Từ bỏ bê gia đình, ăn chơi sa đọa trở thành người chồng tốt

Từ một người coi trọng lợi ích, ăn chơi sa đọa, bỏ bê gia đình, vậy mà nay anh Ngô Thanh Bình đã thay đổi thành một con người hoàn toàn khác.

Nói về thói hư tật xấu thì anh Bình gần như không thiếu thứ gì, rượu bia, thuốc lá, cờ bạc, trai gái… rồi thì bỏ bê gia đình, vui chơi thâu đêm suốt sáng… Vậy mà nay anh quay ngoắt 180 độ trở thành một con người khác. Anh thăng tiến trong công việc, từ nhân viên đến giám đốc, rồi thành Trưởng ban kinh doanh toàn miền Trung. Anh bỏ hết những thú vui trước kia, chăm lo cho gia đình. 

hanh phuc gd 3
Bình trượt dài trong các cuộc ăn chơi bất tận (ảnh nhân vật cung cấp)

Có câu ngạn ngữ rằng: “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời”. Vậy điều gì đã khiến anh Bình có được thay đổi to lớn như vậy?

Từ nhỏ, Thanh Bình rất thích đọc những truyện cổ tích, thần thoại. Anh tin rằng tu luyện thành Thần là có thật. Tuy cuộc sống xô bồ, bản thân làm nhiều điều sai trái, nhưng trong sâu thẳm ý niệm tu luyện luôn ở đó. Năm 2014, Bình tìm kiếm trên internet pháp môn tu luyện nhưng chỉ thấy tài liệu tiếng Trung.

Mãi đến năm 2017, người bố nhờ Bình in cuốn Đại Viên Mãn Pháp của Pháp Luân Công để tập. Bình mới tò mò vào trang web Phapluan.org, đọc thì thấy hay quá. Khi đọc đến bài giảng số 4 (sách Chuyển Pháp Luân), tự nhiên Bình nghĩ mình phải quyết tâm bỏ thuốc lá, thuốc lào. Sau khi bỏ được 4-5 hôm Bình mới đọc đến bài số 5, trong đó có phần Ngài Lý giảng vì sao người tu luyện phải bỏ thuốc, bỏ rượu. Không ngờ, Bình đã bỏ được trước đó.

Khi lao vào con đường ăn chơi, bị dục vọng lôi kéo, Bình đã trải nghiệm tất cả những mặt xấu của xã hội. Kẻ ăn chơi thì luôn muốn thể hiện rằng mình chơi giỏi hơn, phiêu hơn, mạnh hơn… Nhưng sau tất cả là sự trượt dốc không phanh về đạo đức. 

Sau khi đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công, Bình đã minh bạch đạo lý của việc làm ấy và quyết tâm thay đổi. Chỉ sau 1 – 2 tuần đọc sách, Bình bỏ hoàn toàn rượu chè, thuốc lá, cờ bạc, gái gú. Tâm tính cứ thế mà từng bước đề cao lên.

Bình chia sẻ:

“Từ một người chỉ biết nhìn vào lợi ích cá nhân, giờ tôi đã xem nhẹ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi luôn nhìn vào sự công bằng. Trong giao dịch, tôi bán giá hàng loại 1 thì đúng chất lượng loại 1, không phải giá loại 1 mà bán chất lượng loại 2. Lợi nhuận rõ ràng thấp hơn so với các đơn vị khác nhưng công ty sẽ tăng trưởng về uy tín thương hiệu, hợp đồng nhiều hơn khi tạo được uy tín cho khách hàng”.

Thanh Bình cho biết:

“Lấy vợ rồi tôi vẫn giữ thói ăn chơi sa đọa kia. Tôi vẫn nói dối và giấu diếm vợ. Vợ làm công nhân, sáng sớm đi làm, tối muộn mới về. Nhiều khi ra khỏi nhà không thấy mặt vợ, khuya về vợ đã ngủ rồi. Hai vợ chồng khắc khẩu, kinh tế khó khăn vì tôi đi làm không mang tiền về. Thêm thói gia trưởng của tôi, luôn cho rằng suy nghĩ của mình là đúng mà tìm lý do lấp liếm cái sai của mình.

Khi xảy ra mâu thuẫn, tính nóng không kìm được, bạo lực gia đình luôn xảy ra. Những cái tát dành cho vợ là điều tệ hại nhất của tôi. Tình cảm vợ chồng vì thế mà nhạt phai, nguy cơ tan vỡ chỉ chờ thời gian.

May mắn tôi tìm được Pháp chân chính dẫn đường. Chiểu theo lời dạy của Sư tôn phải trở thành người tốt, có hiếu với gia đình, đối tốt với vợ con. Không còn đi nhậu, đàn đúm, tôi hạn chế chi tiêu, dành tiền đưa cho vợ. Ước chế mình không nổi nóng, không tranh cãi, tôn trọng ý kiến vợ; quan tâm đến vợ con nhiều hơn, xưng hô anh – em, cuối tuần chở vợ con đi chơi, mọi việc cùng bàn bạc với vợ…

Sự thay đổi 180 độ của tôi khiến vợ ngạc nhiên rồi hiểu điều gì đang xảy ra. Vợ hiểu tôi đã thay đổi là nhờ tu luyện theo Chân Thiện Nhẫn. Cuộc sống vợ chồng đã quay lại những ngày êm ái.”

Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi Bình từ một người ăn chơi sa đọa thành một con người hoàn toàn khác. Nếu không có Đại Pháp thì không biết bây giờ Bình đã trở thành như thế nào. 

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động: dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh… cùng những lo toan dường như bất tận trong gia đình và cuộc sống thường nhật. Đã bao giờ bạn tự hỏi, thế giới phải làm sao để vượt thoát khỏi những đau khổ này? Làm thế nào bạn có thể sống bình yên và hạnh phúc?

Bằng tấm lòng chân thành, thiện lương và nhẫn nại của mình, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã viết nên những câu chuyện thần thoại tại nhân gian, để con người thế gian chứng kiến vẻ đẹp và sức mạnh diệu kỳ của Chân-Thiện-Nhẫn.

Tịnh Yên (Tổng hợp)

Nguồn tham khảo ĐKN

Hanhtrinh140x72 3

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều