spot_img
21 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Gương người xưa: Khi hôn nhân không như mong ước người xưa hành xử như thế nào?

 

nhung cau chuyen ve hon nhan cua nguoi xua phan boi loi the se gap bao ung image
Lễ nghi truyền thống trong hôn lễ của người phương Đông. (Ảnh: Internet)

Tân Thế Kỷ – Hôn ước là lời cam kết hứa hẹn trọng đại trong đời người được người xưa vô cùng coi trọng. Tuy nhiên, hôn nhân là do trời định, có thành hay không là ở duyên phận. Do đó, dù đã có hôn ước rồi nhưng duyên phận chưa đủ thì vẫn chưa thể nên vợ thành chồng được.

Từ phương diện của chư thần mà xét, Nguyệt Lão là chủ quản hôn nhân của con người, cho phép đôi nam nữ này được kết thành phu thê. Từ phương diện con người mà xét, là do mệnh lệnh của cha mẹ, là lời người mai mối, thúc đẩy hôn nhân của hai người nam nữ. Trước là mệnh Trời, sau đó mới đến việc người. Thuận theo ý trời mà làm thì việc sẽ dễ dàng như nước chảy thành dòng. Nhưng một số người hôn nhân của họ chứa đầy biến cố đầy kịch tính. Kết quả của những biến cố đó làm gia tăng khoảng cách giữa hai bên, gây ra trạng thái “Môn không đăng, hộ không đối”. Lúc này, sẽ có việc bên yếu thế hơn đề xuất hủy hôn để bên kia không phải chịu thiệt thòi hay khó xử, thật đúng là hành động nhân nghĩa. Dĩ nhiên, đây là nghĩa cử mà người nhân đức mới làm được. Đối diện biến cố như vậy, đối phương sẽ ứng phó như thế nào? Kết quả cuối cùng ra sao? Hãy để chúng tôi kể lại vài câu chuyện xưa, thử xem cách làm của người xưa ra sao.

Hai người hiền sĩ cưới vợ mù

Thời nhà Tống ở huyện Hoa Âm, có một nho sĩ họ Lữ, thi đỗ tiến sĩ. Ông ta trước có định hôn ước, vị hôn thê bị bệnh mà trở nên mù lòa. Trên đường vinh quy bái tổ trở về, gia đình nhà gái vì con gái bị bệnh mù mà muốn hủy bỏ hôn ước. Nho sĩ Lữ không đồng ý, vẫn cưới cô gái mù kia. Sau này họ sinh được năm con trai, đều thi đỗ làm tiến sĩ.

ham me sac duc 541x366 1
Không từ bỏ vợ dù xinh sắc hay mù loà – Ảnh minh hoạ: Internet

Không chỉ có một chuyện như thế. Có người ở huyện Mật, tên Quách Đạt, tự Bá Vũ, là một cống sĩ năm Bính Tý triều Minh Vạn Lịch. Ông được bổ nhiệm làm quan đồng tri tại châu Chân Định. Lúc nhỏ người nhà đã định hôn sự và sính lễ cho ông. Cô dâu họ Diêu bỗng nhiên hai mắt bị mù. Nghe tin Quách Đạt đã làm quan, bên nhà gái bèn chủ động đề nghị họ Quách cho từ hôn. Quách Đạt hướng lên trời mà thề rằng: “Ta không lấy nàng, thì nàng sẽ đi về đâu?” Sau đó ông lập tức cùng cô gái họ Diêu thành hôn. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc, sinh được sáu người con trai, ai nấy đều rất có tương lai. Thiên hạ đều biết là đồng tri đại nhân (tức đồng tri châu – quan cai trị một châu hay huyện – hàm bát phẩm) lấy một phu nhân bị mù.

Tần Trâm Viên nhường hôn lễ cho người khác

Khi Tần Trâm Viên tại Gia Định, Giang Tô là cử nhân, vợ con ông đều lâm bệnh qua đời, ông tiếp tục cưới một người vợ khác. Đêm tân hôn, cô gái cứ khóc mãi không ngừng, hỏi nguyên cớ vì sao, cô gái nói: “Khi còn nhỏ tôi đã hứa hôn cho con trai nhà họ Lý ở làng bên, cha mẹ chê nhà họ Lý nghèo hèn, buộc Lý gia từ hôn, ép tôi lấy chồng khác. Tôi ngẫm lại thân mình phải gả bán cho hai họ, trái với đạo làm vợ nên đau lòng quá mà khóc thôi”.

Họ Tần nghe xong mà kinh hãi, nói: “Sao không nói sớm, chút nữa đã làm ta phạm phải đại tội rồi!”. Sau đó ông liền rời khỏi phòng cô dâu, gọi người hầu đi tìm con trai của họ Lý. Sau khi con trai họ Lý đến, Tần kể lại ngọn ngành, rồi nói: “Đêm nay tốt ngày, hai người có thể ở tại nhà tôi mà thành thân” và tặng lại toàn bộ tài vật thành thân cho hai người. Hai vợ chồng cảm kích rơi lệ, không biết phải nói năng làm sao, liên tục khấu đầu cảm tạ. Ba ngày sau, hai vợ chồng mới cưới liên tục khấu đầu cảm tạ rồi rời đi. Năm Càn Long thứ 28, tức năm Quý Mùi, Tần Trâm Viên thi đỗ tiến sĩ. Khi thi Đình ông được hoàng thượng đích thân chỉ định đỗ Trạng Nguyên, đứng đầu thiên hạ.

le cuoi hoi nguoi hoa
Tần Trâm Viên nhường hôn lễ cho người khác – Ảnh minh hoạ: Internet

Khi phải lựa chọn trong hôn nhân, luôn nghĩ tới tổn thất và khó khăn của người khác, dành lại gian nan cho bản thân mình, đây chính là đạo đức tốt đẹp trong văn hoá truyền thống. Những quyết định mà nhiều người tại Trung Quốc đại lục ngày nay không thể tưởng tượng được, vào 60 năm trước tuyệt đại đa số người Trung Quốc lại tự nguyện tự giác coi đây là chuẩn mực cho hành vi của mình. Bởi lẽ mọi người đều biết rằng, thiện ác hữu báo là lẽ trời, làm lợi cho người khác là làm lợi cho chính mình. Thổ thần và Nguyệt lão sẽ phán xử công bằng về thái độ và hành vi đối với hôn nhân của mỗi người. Kỳ thực, kết cục cuối cùng tốt hay xấu, hạnh phúc hay bất hạnh đều do bản thân mình quyết định.

Hôn nhân không dựa vào học vấn luận cao thấp

Khi Hồ Thích được 13 tuổi, dưới sự sắp xếp của mẹ, ông đính hôn với Giang Đông Tú, là con gái của người bạn cũ của mẹ ông, hai nhà cách nhau một ngọn núi. Sau khi đính hôn, Hồ Thích đến Thượng Hải học đại học rồi sang Mỹ du học, trong hơn mười năm kể từ khi đính hôn cả hai người không hề gặp mặt nhau.

tai
Hôn nhân không dựa vào học vấn luận cao thấp – Ảnh minh hoạ: Internet

Vào một lần nọ, Hồ Thích bị ốm, Giang Đông Tú vốn là một người không biết nhiều chữ nghĩa nhưng cũng đã viết vài từ hỏi thăm. Vì điều này mà Hồ Thích từng viết một bài thơ:

“Bị bệnh được thơ người,

Chưa đầy tám hàng chữ,

Lời không gì nghiêm trọng,

Nhưng khiến mình thật vui”

Vào tháng 12 năm 1917, Hồ Thích lúc này đang là một giáo sư ở trường đại học Bắc Kinh, đã vâng theo yêu cầu mẹ mình về nhà kết hôn.

Sau khi kết hôn, Hồ Thích để Giang Đông Tú ở lại quê nhà chăm sóc mẹ già và một mình đến Bắc Kinh. Năm 1918, Giang Đông Tú rời khỏi quê nhà và đến ở cùng chồng. Kể từ đó trở đi bất kể chân trời góc biển nào, Giang Đông Tú cũng luôn ở bên cạnh ông. Đường Đức Cang từng đùa rằng: “Tên tuổi Hồ Thích vang khắp vũ trụ, bà vợ bó chân cũng nổi tiếng theo”.

Hồ Thích và Giang Đông Tú, một người đi du học Mỹ 7 năm, tiến sĩ, và là nhà lãnh đạo của phong trào Tân Văn hóa, một người là phụ nữ nông thôn bó chân không có văn hóa. Sự kết hợp tưởng chừng như không xứng đôi chút nào, nhưng họ lại chung thủy và ở bên nhau trọn đời.

Có người chế giễu Hồ Thích là “sợ vợ”, nói: Vợ đi ra khỏi nhà thì phải đi theo, lệnh của vợ phải nghe theo, vợ nói sao cũng nghe theo một cách mù quáng, vợ trang điểm cũng phải đợi, sinh nhật của vợ thì phải nhớ, vợ đánh mắng phải nhẫn chịu, vợ tiêu tiền thì phải chịu.

Hồ Thích không quan tâm đến những lời chế giễu này. Ông không phải “sợ vợ” như mọi người vẫn nghĩ, mà đó là sự bao dung, đối xử với nhau chân thành một cách tự nhiên.

Hạnh phúc của hôn nhân không thể đánh giá bằng trình độ học vấn mà chính là phẩm hạnh. Nhưng hôn nhân hiện nay lại dựa vào kinh tế, không quan tâm đến nhau, mà chỉ là dùng tiền bạc để che đậy bản chất của hôn nhân. Người xưa có câu: “Một sợi nhân duyên xuyên suốt ngàn dặm”. Nam nữ đến với nhau là do duyên số, loại duyên phận này bắt nguồn từ ân oán của hai người trong kiếp trước, mới có chuyện nắm tay nhau trong cuộc đời này. Bất kể là ân hay oán của kiếp trước, chỉ cần đời này chúng ta thấu hiểu bao dung lẫn nhau, đối xử tốt với nhau thì hôn nhân mới hạnh phúc ngọt ngào.

Tuân theo hôn ước, không bỏ vợ mù

 Ở Hạng Thành có một cá nhân  là Hàn Vân Môn, mười phần thuận hậu, có hôn ước với một cô gái nhà họ Thích.

Ngay sau khi hôn ước được ký kết, cô gái trở nên mù lòa. Cha mẹ nhà họ Thích nói: “Hàn lang đây có khả năng văn chương, sau tất thành đại khí, đối với nữ tử là không tương xứng”. Họ muốn hủy hôn ước và giữ con gái mình ở nhà trong suốt cuộc đời còn lại của cô gái. Cha mẹ của Hàn Vân Môn cũng đồng ý điều này. Tuy nhiên, Hàn Vân Môn nhất quyết không đồng ý. Anh nói: “Hôn ước là điều mà một người nên tuân theo trong suốt cả cuộc đời”. Vì vậy, anh theo lễ tiết, đến gia đình họ Thích nghênh hôn.

Ket hon voi nguoi Trung Quoc tai Viet Nam co duoc khong
Tuân theo hôn ước, không bỏ vợ mù – Ảnh minh hoạ: Internet

Cha mẹ nhà họ Thích bất đắc dĩ, tâm lý mười phần thấy tiếc, bèn gửi thêm một nữ tì mỹ lệ như là bồi thường.

Hàn Vân Môn cự tuyệt, nói “Nhân kiến dục, tắc dịch động tình (người ta đối diện với ham muốn, ắt sẽ động tình). Tốt hơn là không nên để tì nữ này trong nhà để con và vợ con có được một cuộc sống hòa thuận”

Sau đó Hàn Vân Môn được các quan viên địa phương tiến cử làm Bạt Cống, một chức cao nhất phụ trách về giáo dục trong một quận.

Hàn Vân Môn mang theo vợ phụ giúp việc và họ sống rất hòa thuận. Người dân ở các vùng lân cận  đều ca ngợi cuộc sống trung thực và chung thủy của họ. Kết quả là trong nhiều gia đình, chồng và vợ bắt đầu tôn trọng và quan tâm nhau nhiều hơn.

Có thể thấy, người xưa rất coi trọng hôn nhân, việc không môn đăng hộ đối hay cuộc đời xảy ra biến cố thì đôi bên vẫn luôn coi trọng nhau. Hôn nhân sẽ không vì thế mà tan vỡ. Tuy thời đại thay đổi nhưng những tiêu chuẩn trong hôn nhân không thay đổi, chỉ là con người thuận theo sự trượt dốc đạo đức, những tiêu chuẩn này bị coi thường. Ngày nay chuyện ly hôn hủy hôn nhẹ tựa lông hồng nhưng ngày xưa lại nặng như núi Thái Sơn. Thiên tai, nhân họa xảy ra ngày càng nhiều và đáng sợ liệu có ngẫu nhiên chăng?

Chân Tâm tổng hợp và biên tập

Tham khảo: DKN, Chánh Kiến

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 14

Xem thêm:

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều