spot_img
17 C
Vietnam
Thứ bảy,2 Tháng mười một
spot_img

Vì sao Sen là loài hoa tượng trưng cho nhà Phật?

3 81 1
Sen tượng trưng cho nhà Phật – Ảnh minh hoạ: Internet

Tân Thế Kỷ – Sen – loài hoa thánh khiết giữa muôn ngàn loài hoa tươi đẹp. Trong văn hóa Nho gia, Phật gia, Đạo gia truyền thống của Trung Hoa, cũng đều lưu lại cảnh sắc của hoa sen. Người ta ký thác vào hoa chí nguyện của mình, nói lên tâm tình với thế gian tươi đẹp, mượn hoa ví von cho chí hướng tu hành, câu thông với Trời Đất và Thần linh, gửi thác tâm nguyện trở thành Tiên. 

Biểu tượng của hoa sen trong văn hóa Trung Hoa

Trong ngàn vạn thứ hoa, chỉ có hoa sen là thanh tịnh và thuần khiết nhất. Hoa mọc từ rễ củ nằm sâu trong bùn lầy, khi thời khắc đến sẽ nảy mầm rồi từ từ vươn lên khỏi mặt nước. Tự bản thân hoa đã có tính vô nhiễm, thế nên dẫu mọc từ bùn nhưng không mang mùi hôi tanh của bùn, dẫu vươn lên từ đầm lầy nhưng lại không hề nhuốm bụi bẩn. Cũng lại nói, hoa không chỉ làm sạch tự mình, mà còn khiến vạn vật xung quanh đều trở nên thuần tịnh. 

47ed4bf275e0214ad2185deac86bdafc
Hình ảnh tượng trưng của hoa sen rất phong phú – Ảnh: Internet

, trong văn hóa Nho, Phật, Đạo truyền thống của Trung Hoa đều lưu lại hình ảnh hoa sen. Người ta dùng hoa sen để nói lên tâm tình của mình với thế gian tươi đẹp, ví von cho chí nguyện tu hành, câu thông với Trời Đất và Thần linh, gửi gắm tâm nguyện trở thành Tiên. 

 

Hình ảnh hoa sen được dùng để miêu tả chí nguyện tu hành của quân tử – mọc lên từ trong bùn mà không nhiễm tạp. Trong “Vịnh Kinh Châu thụy liên”, Lý Tăng Bá thời Tống đã ca ngợi hoa sen là “quân tử trong các loài hoa”: “Hoa trung độc thử hiệu quân tử, ái liên hữu thuyết văn Liêm Khê.” Tạm dịch là: Trong các loài hoa duy chỉ có loại này là quân tử, yêu sen có thuyết nổi tiếng của Liêm Khê. 

Trước thời Tống, người thời Đường có trào lưu yêu thích hoa mẫu đơn. Đến thời Tống, Liêm Khê tiên sinh Chu Đôn Di, một trong năm nhà tư tưởng thời Bắc Tống chỉ yêu thích hoa sen. Ngôi nhà trúc của ông nằm dưới đỉnh Liên Hoa ở Lư Sơn. Trong động Liên Hoa, ông xây dựng thư viện Liêm Khê, giảng dạy đạo học của các bậc Thánh hiền là Khổng Tử và Mạnh Tử.

“Ái liên thuyết” của Liêm Khê tiên sinh vừa xuất hiện, đã làm cho phẩm đức cao quý thanh khiết của hoa sen quân tử “tắm gội trong sóng nước trong mà không có vẻ lả lơi,” vượt qua biên độ thời gian ngàn năm, đứng sừng sững trên vùng đất Hoa Hạ, được nhiều quân tử và nhã sĩ ca tụng. Khí tiết quân tử “mọc lên từ trong bùn mà không nhiễm tạp” của hoa sen thậm chí vượt qua mỹ danh “quốc sắc” của Mẫu đơn.

Câu thông với Trời Đất và Thần linh – dâng sen cúng Phật, hương lành thông thấu cõi linh. Thời Nam Bắc triều, Giang Yêm làm bài “Liên hoa phú”, lấy hoa sen làm loại cây cỏ tốt lành “tinh anh của Trời Đất,” “Hương phân cảm tục, thục khí tham linh” tạm hiểu là hương thơm cảm động trần tục, khí lành thông thấu Thần linh. Cũng là nói rằng hoa sen phát ra khí thiện lành có thể câu thông Trời Đất, Thần linh.

Hoa sen trong văn học cổ đại

Hoa sen được lưu danh trong tác phẩm văn học “Kinh thi” cổ xưa, lưu tiếng thơm trong “Sở từ”. Bài thơ “Trạch bi” trong “Kinh Thi – Quốc phong – Trần phong,” đã phản ánh rằng con dân Hoa Hạ biết đến hoa sen từ rất sớm. Ba chương bài “Trạch bi” dùng nhiều tên gọi khác nhau của hoa sen để ví von với người thiếu nữ: “Bỉ trạch chi bi, hữu bồ dữ hà”; “Bỉ trạch chi bi, hữu bồ dữ gian”, gian ở đây cũng là liên. Từ đó đến nay, liên, hà thường được sử dụng, đều chỉ chung một loại cây.

108e32c74cb2aa8a142d10c087238e4c
Hình ảnh hoa sen còn được sử dụng để gửi gắm tâm nguyện muốn thành Tiên – Ảnh: Internet

Trong “Ly tao kinh” của Khuất Nguyên đã dùng ‘Phù dung’ để gọi hoa sen, yêu thích mùi hương thanh dịu của nó. Cũng mượn vẻ tịnh khiết của hoa sen làm biểu tượng của tu thân. 

Hình ảnh hoa sen còn được sử dụng để gửi gắm tâm nguyện muốn thành Tiên – trở về cõi ‘Thanh liên lạc thổ’. Hoa sen thánh khiết không nhiễm bụi trần, Phật gia xem đây là loài hoa của thế giới cực lạc tịnh thổ. Thuở Phật giáo mới du nhập vào Trung Thổ, kinh Phật được phiên dịch, đem hoa của thế giới Phật quốc gọi chung là “bảo hoa,” như hoa sen, hoa Ưu Đàm Bà La đều gọi là bảo hoa. Nơi Phật ngồi chính là “Liên đài”. Trong tranh vẽ về Phật, cũng thường thấy hoa sen nở rộ bên chân Phật, Bồ Tát. Trong Phật giáo, cũng lấy “Thanh liên” để ví với cảnh giới từ bi của người tu hành và tượng trưng cho cõi lạc thổ của bậc Giác Giả.

3 81 1
Trong Phật giáo, cũng lấy “Thanh liên” để ví với cảnh giới từ bi của người tu hành và tượng trưng cho cõi lạc thổ của bậc Giác Giả – Ảnh minh hoạ: Internet

Trong số danh nhân của các triều đại, thi nhân Lý Bạch tự xưng là “Thanh Liên cư sĩ.” Ông có mối duyên phận sâu sắc với cõi Tiên và Phật quốc. Lý Bạch mang vẻ tiên phong đạo cốt, bản thân có sự kết hợp của Nho sĩ, hiệp khách và Tiên nhân. Trong các tác phẩm mang âm hưởng khác lạ của ông, thường thể hiện tư tưởng Thần, Tiên, lấp lánh huyền quang. Ông tự cho mình là Trích Tiên:

Thanh Liên cư sĩ Trích Tiên nhân,
Tửu tứ tàng danh tam thập xuân.
Hồ Châu tư mã hà tu vấn ?
Kim Túc Như Lai thị hậu thân.

Tạm dịch là:

Thanh Liên cư sĩ vốn người tiên,
Hay rượu oai danh mấy chục niên.
Tư mã Hồ Châu đà hỏi tới:
Kim Túc Như Lai kiếp tới liền!
(Bản dịch của Điệp Luyến Hoa)

Lý Bạch từ cõi Tiên Thanh Liên lạc nhập phàm trần, tu hành ở nhân gian. Thế nhưng, ông lại ngày ngày hoài niệm trở về cõi Tiên: “Ngã hữu vạn cổ trạch, Tung Dương Ngọc Nữ phong”, nghĩa là ta có nhà vạn cổ, ngọn Ngọc Nữ Tung Dương.

Sen vốn là hoa nơi Thiên thượng, là hoa của Phật quốc thanh cao, nay lại hạ thế làm một thứ hoa ở nhân gian – phải chăng là để gửi gắm thông điệp rằng: Phật tính của con người cũng giống như hoa sen vô nhiễm, mọc trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Con người nơi nhân thế, dẫu cát bụi hồng trần có vô tình che đi bản tính thuần phác lúc tiên thiên, và dẫu đạo đức suy đồi có lạnh lùng nhấn chìm người ta trong cạm bẫy danh lợi, thì cái phần bản chất nhất cốt lõi nhất – cũng chính là sự thuần thiện, thuần chân, thuần khiết – vẫn luôn ở đó không bao giờ thay đổi. Chỉ cần lau sạch đi lớp bụi hồng trần, thì bản tính ấy sẽ hoàn toàn hiển lộ. 

Con người trong quá trình tu luyện, cũng chính là từng bước từng bước phủi đi lớp bụi trần. Người tu luyện ngay trong cõi hồng trần ô trọc mà tu chính mình, thân tâm thanh tịnh không còn dính bụi trần, giống như hoa sen mọc trong bùn mà tự rũ sạch khỏi bùn, cuối cùng đạt đến bờ giác ngộ và hoàn toàn giải thoát, cũng là lúc đóa sen kia mãn khai, tỏa hương ngan ngát. Trong trăm hoa, ngoài hoa sen ra, loài hoa nào có thể ở trần thế lại phi phàm, và thể hiện trọn vẹn cảnh giới cõi Tiên, Phật quốc được đây?

Chân Tâm biên tập

Tham khảo: Epoch Times Việt, DKN

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 12

Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều