spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,17 Tháng chín
spot_img

Hơn 20.000 trường mẫu giáo tại Trung Quốc đóng cửa chỉ trong hai năm

Các bậc phụ huynh Trung Quốc thường xếp hàng trước cổng trường, đôi khi là cả đêm, để nộp đơn vào những trường mẫu giáo có tiếng. Nhưng giờ đây, các trường lại gặp khó khăn trong việc tuyển đủ học sinh cho các lớp vào năm học mới.

20.000 trường mẫu giáo Trung Quốc đóng cửa

Chỉ trong 2 năm 2022 – 2023, Trung Quốc đã đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo.

Hơn 20.000 trường mẫu giáo ở Trung Quốc bị đóng cửa kể từ năm 2021 do tỷ lệ sinh tiếp tục giảm. (Ảnh: Yicai Global)

Cuối năm 2023, ngành giáo dục Trung Quốc chứng kiến tình trạng đóng cửa, sáp nhập trường mẫu giáo, nhà trẻ gia tăng trên toàn quốc.

Angels Kindergarten là một trường mẫu giáo quốc tế tư thục tại vùng ngoại ô phía Tây quận Thanh Phố của Thượng Hải. Ngôi trường này từng tự hào có 16 phòng học, hai sân chơi lớn, đội ngũ y tế riêng và giáo viên nước ngoài cho chương trình giảng dạy song ngữ. Nhưng hiện tại, trường học đã đóng cửa vĩnh viễn sau 18 năm hoạt động.

hon 20 000 truong mau giao tai trung quoc dong cua chi trong hai nam 2
Angels Kindergarten – một trường mẫu giáo quốc tế tư thục tại vùng ngoại ô phía Tây quận Thanh Phố của Thượng Hải – đã đóng cửa

Được biết, hồi tháng 5, trường đã thông báo với phụ huynh rằng trường sẽ đóng cửa vì “không còn khả năng chi trả tiền thuê nhà và chi phí hoạt động khổng lồ” nữa. Hợp đồng thuê cũng đã hết hạn vào ngày 30/6.

Khi Trung Quốc chuẩn bị cho năm học mới bắt đầu vào tuần tới, trường hợp của Angels khiến các nhà hoạch định giáo dục và kinh tế của đất nước này phải cảnh giác. Có vẻ, tình trạng trường mẫu giáo đóng cửa đang ngày một gia tăng trên toàn quốc.

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, số lượng trường mẫu giáo trong nước đã giảm 20.000 trường từ năm 2021 đến năm 2023, từ 294.832 xuống còn 274.480 trường. Trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm, triển vọng việc làm của người trẻ tuổi ảm đạm và sự thắt chặt đối với nền giáo dục vì lợi nhuận, hầu hết các trường mẫu giáo đóng cửa đều là trường tư thục.

hon 20 000 truong mau giao tai trung quoc dong cua chi trong hai nam 3
Số lượng trường mẫu giáo tại Trung Quốc đã giảm 20.000 trường từ năm 2021 đến năm 2023

Các bậc phụ huynh thường xếp hàng trước cổng trường, đôi khi là cả đêm, để nộp đơn vào những trường mẫu giáo có tiếng. Nhưng giờ đây, các trường lại gặp khó khăn trong việc tuyển đủ học sinh cho các lớp vào năm học mới.

Theo Nikkei Asia, số trẻ em theo học hệ mầm non đã giảm 5 triệu em vào năm 2023 xuống còn 40,92 triệu, con số thấp nhất kể từ năm 2014. Đồng thời, 170.000 việc làm của giáo viên mầm non toàn thời gian đã “biến mất” vào năm ngoái. Theo các chuyên gia, trong hơn 10 năm tới, Trung Quốc sẽ thừa gần 1.900.000 giáo viên tiểu học và trung học với đà giảm dân số như hiện nay.

Đối với Li, một người mẹ ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, tiền bạc là vấn đề khiến cô và chồng cân nhắc nên cho con gái 2 tuổi học trường mẫu giáo công hay tư. “Chúng tôi đã chi hơn 10.000 nhân dân tệ (hơn 34 triệu đồng) cho con gái mỗi tháng. Tôi không đủ khả năng để sinh con thứ hai hoặc thứ ba ngay bây giờ”, cô chia sẻ.

Tỷ lệ sinh giảm được cho là nguyên nhân chính dẫn đến các trường mẫu giáo đóng cửa. Năm 2023, chỉ có 9 triệu trẻ sơ sinh ra đời, thấp hơn 1.600.000 trẻ so với năm 2021. Số trường đóng cửa nhiều nhất là ở khu vực nông thôn, khu vực có dân cư di cư ra thành thị nhiều.

Xem thêm: Xác chết đột nhiên tỉnh lại, kể cho bác sĩ nghe một sự thật kinh hoàng

Xem thêm: Di sản cánh đồng Chum ở Lào: Di sản ẩn chứa dấu tích người khổng lồ

Những nguyên nhân phía sau

Theo Nikkei, nhiều cha mẹ đi làm ở Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào ông bà để chăm sóc trẻ sơ sinh vào ban ngày. Nhưng tính bền vững của nó đang bị nghi ngờ bởi Trung Quốc đang có kế hoạch tăng độ tuổi nghỉ hưu, hiện tại là 50 tuổi đối với nữ giới làm công việc chân tay, 55 tuổi đối với nữ giới làm công việc văn phòng và 60 tuổi đối với nam giới.

hon 20 000 truong mau giao tai trung quoc dong cua chi trong hai nam 4
Một số cha mẹ đi làm ở Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào ông bà để chăm sóc trẻ

Theo một báo cáo được công bố vào tháng 2 bởi Viện nghiên cứu dân số Yuwa, chi phí trung bình để nuôi một đứa trẻ từ khi sinh ra đến 18 tuổi là 6,3 lần GDP bình quân đầu người. Trong số 13 quốc gia mà họ so sánh, chỉ có Hàn Quốc có tỷ lệ cao hơn, ở mức 7,79. Con số này là 2,08 lần ở Úc, 4,11 lần ở Mỹ và 4,26 lần ở Nhật Bản.

Đáng chú ý, sau khi Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con vào năm 2016, tỷ lệ sinh của nước này vẫn giảm trong 7 năm liên tiếp cho đến năm 2023 và dân số cũng đã giảm trong hai năm qua.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến lĩnh vực giáo dục mầm non là việc thắt chặt các hoạt động nhằm kiếm lợi nhuận trong giáo dục. Năm 2018, Trung Quốc đã cấm các nhà điều hành trường mẫu giáo tư thục niêm yết cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán và không cho phép các công ty niêm yết đầu tư vào các trường này. Tuy nhiên, trường tư thục vẫn thu hút sự quan tâm của những người có khả năng chi trả.

Theo Nikkei Asia, Người đưa tin, VTV

ắc quy xe máy diện năng 4

Xem thêm:

Trung Quốc: Một bệnh viện lớn bị cáo buộc giết người lấy nội tạng

Một tờ báo lớn của Mỹ phớt lờ sự thật, đăng bài bôi nhọ Shen Yun khiến học giả thế giới phẫn nộ

Cha mẹ làm gương: Hành trang quý giá nhất dành cho con trẻ

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều