spot_img
18 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Hơn 50% đại dương trên hành tinh đang đổi màu

(Tân Thế Kỷ) – Hơn 56% các đại dương trên Trái Đất đang đổi màu trong 2 thập kỷ qua. Vẫn chưa ai biết chính xác lý do. Giới khoa học cho rằng nguyên nhân có thể đến từ hoạt động của con người. 

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng ngày càng nhiều tới màu sắc đại dương trong những thập kỷ tới. Ảnh: Đài quan sát Trái Đất/NASA
Hơn 50% các đại dương trên Trái Đất đổi màu trong 20 năm qua (Ảnh Đài quan sát Trái Đất/NASA)

Hơn 56% đại dương trên thế giới đổi màu ở mức độ nào đó. Hiện tượng này không thể lý giải bằng biến động tự nhiên, theo nhóm nghiên cứu đứng đầu là các nhà khoa học từ Trung tâm Hải Dương học Quốc gia Anh và Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ. Đặc biệt, những vùng biển nhiệt đới gần xích đạo ngả sang màu xanh lá cây nhiều hơn trong hai thập kỷ qua, phản ánh thay đổi trong hệ sinh thái, theo nghiên cứu công bố hôm 12/7 trên tạp chí Nature.

Đại dương đổi dần sang màu xanh lá và nỗi lo của giới khoa học - 1
Một bãi biển ở đảo Thiên Đường, Bahamas. Các nhà khoa học cho biết các đại dương, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới, đang chuyển dần sang màu xanh lá. Điều này cho thấy các hệ sinh thái đang biến đổi nhanh chóng (Ảnh: Getty).

Stephanie Dutkiewicz, nhà khoa học ở khoa Khoa học Trái Đất, khí quyển và hành tinh của MIT và Trung tâm khoa học biến đổi toàn cầu và cộng sự chưa biết chính xác các hệ sinh thái này thay đổi như thế nào. Dù một số khu vực nhiều khả năng có ít sinh vật phù du hơn và ngược lại, mọi đại dương sẽ đều trải qua thay đổi về loại sinh vật phù du.

Hệ sinh thái đại dương ở trạng thái cân bằng và bất kỳ thay đổi nào về sinh vật phù du sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong chuỗi thức ăn. Mọi thay đổi gây ra sự mất cân bằng trong tổ chức tự nhiên của hệ sinh thái. Tình trạng mất cân bằng như vậy sẽ càng tồi tệ hơn theo thời gian nếu các đại dương tiếp tục ấm lên, Dutkiewicz cho biết. Nó cũng ảnh hưởng tới khả năng lưu trữ carbon của đại dương do sinh vật phù du khác nhau hấp thụ lượng carbon khác nhau. Trong khi nhóm nghiên cứu vẫn đang tìm cách xác định tác động của thay đổi, họ nhấn mạnh nguyên nhân đến từ hoạt động của con người.

Đại dương màu xanh lá nghĩa là thêm nhiều sự sống, điều này không hẳn là tốt

Màu của đại dương cho chúng ta biết nhiều về “sức khỏe” của biển. “Lý do chúng ta quan tâm đến màu của nó là vì màu sắc phản ánh những biến đổi của hệ sinh thái.” – B.B.Cael ở Trung tâm Hải dương học Southamton, Anh cho biết.

Màu của nước biển phụ thuộc vào lớp nước trên cùng của cột nước chứa những gì. Một vùng biển xanh thẳm không có nhiều sự sống ở tầng nước trên cùng này.

Nhưng khi nước biển chuyển sang màu xanh lá, điều đó có nghĩa là biển đang tràn ngập thực vật phù du, tức là những sinh vật nhỏ bé có thể sử dụng ánh sáng mặt trời để hấp thụ carbon và biến carbon thành đường, cũng giống như các loài cây vẫn thường làm.

Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học sử dụng ảnh do vệ tinh của NASA cung cấp. Những bức ảnh này được vệ tinh chụp với mục đích giám sát những thay đổi về màu sắc của nước biển trong hơn 2 thập kỷ qua.

Họ nhận thấy rằng cho dù một số đại dương ngày càng đỏ hơn hoặc xanh dương hơn một chút, nhưng hầu hết các đại dương đều trở nên xanh lá hơn, tức là ở những vùng này có nhiều thực vật phù du hơn. Điều này không hẳn là tốt.

Mặc dù những sinh vật phù du này rất quan trọng đối với hệ sinh thái biển – chúng tạo thành nền tảng của chuỗi thức ăn phức tạp nuôi sống mọi thứ từ chim biển đến cá voi – nhưng hệ sinh thái đại dương được điều chỉnh rất tinh vi và bất kỳ thay đổi nào đối với hệ sinh thái đều có thể tác động xuyên suốt chuỗi thức ăn.

Mọi thay đổi đều đang gây mất cân bằng cho cơ cấu tổ chức tự nhiên của các hệ sinh thái. Sự mất cân bằng đó sẽ chỉ ngày càng tồi tệ hơn nếu các đại dương tiếp tục ấm lên. Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Stephanie Dutkiewicz ở Khoa Khoa học Trái Đất, Khí quyển và Hành tinh, Viện Công nghệ Masachussette, Mỹ.

Hiện nay, những thay đổi này chưa trầm trọng đến mức gây ra một cuộc “cách mạng” đối với hệ thống thức ăn ở các đại dương, tuy nhiên chúng cũng ở mức gây kinh ngạc khi nhìn vào các kết quả quan sát.

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra những biến đổi về màu của nước biển để dự báo tốt hơn sự tiến hóa của các đại dương khi Trái Đất ấm lên.

Một trong những nhận định khoa học cho rằng nhiều yếu tố cùng thay đổi dẫn đến việc nước biển đổi màu, chẳng hạn như ô nhiễm vi nhựa cũng là một nguyên nhân.

Nghi Vân (t.h)

Theo www.businessinsider.com, CNN

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 2

Xem thêm:

Quần đảo Samoa của Mỹ đang bị Trái đất “nuốt” dần

Một cầu lửa “ma trơi” đang áp sát Trái Đất và có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Nhật thực “vòng tròn lửa” năm 2023 sẽ diễn ra khi nào?

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều