spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Khủng hoảng tuổi 30, chính xác thì bạn phải làm gì để thoát khỏi nó?

Tân Thế Kỷ – Vì sao đến cột mốc quan trọng của cuộc đời là tuổi 30, có những người trở thành thứ hàng xa xỉ, có người lại tụt dốc không phanh? Nguyên nhân lớn nhất nằm ở việc họ có đủ khả năng giải quyết thứ gọi là “khủng hoảng tuổi 30” hay không.

Khủng hoảng tuổi 30

Không ít những người tôi gặp đang ở độ tuổi 30, nhưng đời sống của họ vẫn mãi mãi như một đứa trẻ mới lớn tuổi 20. Họ vẫn giữ thói quen từ thời còn học phổ thông hay Đại học, thường xuyên tụ tập bạn bè ăn nhậu, ngủ ngày cày đêm.

Không khó để bắt gặp những người đàn ông nhìn có vẻ là người trưởng thành đang đắm chìm trong game ở quán cafe, đôi mắt đờ đẫn vì game, cuộc sống của họ xoay quanh những nhân vật ảo như chính cuộc đời của họ vậy, tất cả đều là ảo chỉ có sự bệ rạc tinh thần hiện hữu rõ ràng trong con người họ.

Untitled 7 4
Luôn nhìn về quá khứ, tiếc nuối và hài lòng với hiện tại chính là “điểm chết” của khủng hoảng tuổi 30. – Ảnh: donghohaitrieu.com

“Khủng hoảng tuổi 30” là một thuật ngữ riêng, mang hàm nghĩa những ngày đầu 2 đầu 3 chơi vơi lưng chừng là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời, áp lực một người có thể gặp phải sẽ tăng mạnh trong những năm trước và sau 30 tuổi. Về cơ bản, tuổi băm khác xa tuổi hăm, bởi giờ đây đời người mới thực bắt đầu.

Lúc này, những người trẻ vừa tốt nghiệp đại học xong hưởng thụ cảm giác tự do khi được tự lập và niềm vui vì phấn đấu cho tương lai bắt đầu trải qua những hoang mang, lo lắng và thiếu tự tin. Họ cảm thấy rõ ràng thế giới đang ở ngay trước mắt, nhưng họ không biết làm thế nào để hòa nhập. Do đó, một số người chọn thả trôi mình theo dòng đời, phát tướng dần dần vì thiếu kỷ luật và không kiểm soát được cơ thể mình.

Trong khi đó, một số khác nhận thấy thế giới đang đối nghịch với mình, tuy nhiên họ vẫn chăm chỉ trau dồi khả năng và hiểu biết, đồng thời quyết tâm phấn đấu, vì vậy họ có được một cuộc sống khác.

Kết quả nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy một người sẽ trở nên vô năng và tự biến mình trở thành kẻ thất bại quanh đi quẩn lại chỉ vì những yếu tố sau: do dự, trì hoãn, cả thèm chóng chán, sợ bị từ chối, hạn chế bản thân, trốn tránh thực tế, luôn viện cớ, không chịu học hỏi.

Nếu không muốn bị đào thải khỏi nơi làm việc ở tuổi 35, bạn phải vượt qua những cạm bẫy này và lên kế hoạch cho cuộc đời mình khi 30 tuổi.

Nếu bạn không muốn cả đời nhàng nhàng, không thành không tựu, bạn phải cố gắng hết sức trước khi đạt đến cột mốc 30 tuổi .

Cuộc đời sau tuổi 30, có thể sẽ được sống theo 2 thái độ

Một kiểu người có thể đi tới nửa đường thì rẽ hướng, tăng tốc và trở thành người chiến thắng; một kiểu khác bị mắc kẹt trong chông gai và vũng lầy của cuộc đời, hoặc chìm luôn trong đó hoặc chật vật mãi mới vượt qua.

Một lối sống phức tạp và lộn xộn không phải là điều tốt cho chúng ta, chúng ta luôn cảm thấy mình luôn bận rộn với công việc và cuộc sống, tất cả chúng ta đều kiệt sức nhưng chưa sống được cuộc sống như mong muốn. Vậy nếu có thể, tại sao chúng ta không chọn một lối đi khác để tạo cho cuộc sống một điểm xuất phát mới?

Ở tuổi 30, có người đã thành danh, sự nghiệp thăng tiến, định hình được con đường sáng để phóng tầm mắt khát vọng, thật sự rất đáng ngưỡng mộ. Tôi may mắn được gặp những người như thế.

Thật ra, người có được thành tựu ở tuổi 30 là những người có sự chuẩn bị tốt ở tuổi 20, họ chọn học tập thay vì lêu lổng ham chơi, họ chọn những đêm vắt tay lên trán suy nghĩ về tương lai thay vì những cuộc vui vô thưởng vô phạt, họ chọn những người bạn có ý chí vươn lên thay vì những người bạn buông thả lười biếng…họ lao động trong khi người khác đang ngủ. Thành công đến với những người như vậy là một kết quả tất yếu.

Thành tựu lớn nhất của đời người không phải là kiếm được bao nhiêu tiền, giàu có thế nào mà chính là được sống trong sự chủ động, có nguyên tắc sống của bản thân và tìm được “chính mình”. Người ta chỉ làm được việc đó khi thực sự đời sống có đầy đủ trải nghiệm, từng được nếm trải cảm giác của thất bại và thành công, tự mình đối mặt và giải quyết được các vấn đề khó khăn, mà không phải trốn tránh trong một thế giới ảo của những con người khác cũng như họ.

Những người đàn ông tuổi 30 mang trên mình những áp lực vô hình, nhưng đó cũng chính là điều cần thiết để gọt giũa nên một người có bản lĩnh, có trách nhiệm với gia đình, một người đáng tin trong xã hội. Chối bỏ những vướng bận đó, sẽ đồng nghĩa với một con người chưa trưởng thành, mãi là một đứa trẻ to xác và gây nên biết bao khổ đau cho những người xung quanh.

Một ông bố ở ngưỡng tuổi 30, nếu họ mãi vùi đầu vào game thì không thể cấm con họ nghiện game. Nếu họ suốt ngày bù khú, nhậu nhẹt sẽ không đủ tỉnh táo để nhìn thấy tương lai của con mình. Nếu họ không thể ngừng chửi thề, thốt lên những lời cay nghiệt thì họ sẽ sớm chứng kiến những đứa con là bản sao của chính mình. Và đến tận cùng, sự khủng hoảng sẽ theo đuổi họ như một vòng lặp luẩn quẩn, bất lực và bế tắc.

Sau năm 30 tuổi, hãy sống sao cho khôn ngoan!

Có những thứ càng có tuổi càng có giá trị, ví dụ như đồ cổ. Nhưng trên thực tế, phần lớn thời gian, mọi thứ trên đời càng cũ lại càng không còn đáng giá. Ví dụ như ngoại hình, thể lực, trí thông minh… Theo tốc độ tăng của tuổi tác, tất cả đều sẽ suy giảm một cách thầm lặng. Đối với cá nhân mà nói, không có gì bất lực hơn thế. Nhưng bạn buộc phải đối mặt với nó.

Bạn sẽ nhận ra ở nơi làm việc, nhiều công ty chỉ thích tuyển người trẻ. Bởi trong mắt sếp, nhân viên trẻ dễ uốn nắn hơn, mức chi phí phải bỏ ra cũng rẻ hơn. Vậy bạn nên đối phó với sự thay đổi này như thế nào? Đó là hãy khiến cho mình “càng già, càng có có giá trị”:

-Không ngừng học hỏi. Mặc dù kinh nghiệm có giá trị nhưng nó có giới hạn. Chỉ khi kinh nghiệm liên tục được cập nhật thì giá trị mới theo đó mà tăng cao.

-Phấn đấu trở thành “chuyên gia” trong một lĩnh vực nào đó. Người khác không làm được, tôi làm được; người khác làm được, tôi làm được tốt hơn – đây là bí kíp sống còn, giúp bạn không bị đào thải.

-Giữ thái độ trẻ trung và dũng cảm đón nhận những điều mới mẻ. Có nhiều người tuy đã già, nhưng trái tim vẫn còn trẻ – chừng nào họ còn sống là họ còn tò mò về thế giới.

Không bao giờ có cái gọi tuổi tác quá trễ để làm gì đó, chỉ có thời gian và vốn liếng không đủ dùng. Không bao giờ có cơ hội nào là không thể nắm bắt, chỉ có thực lực và lòng dũng cảm không đủ mạnh mà thôi.

Untitled 8 1
Hãy khiến cho mình “càng già, càng có có giá trị” – Ảnh minh họa. – Nguồn: Vuanem.com

Ở tuổi 30, bạn nên có tầm nhìn, kinh nghiệm và sự chăm chỉ mà những người trẻ hơn không có được. Bạn cũng nên tận dụng những mối quan hệ mình đã tích lũy được trong thời gian lâu dài trước đó để không ngừng phát triển, hoàn thiện bản thân, từ đó vượt qua giai đoạn đầy hoang mang này. 30 tuổi là độ tuổi tồi tệ nhất, nhưng cũng là độ tuổi đẹp nhất để thay đổi cuộc đời.

Cách vượt qua khủng hoảng tuổi 30

Nếu kể ra thì có đến hàng trăm vấn đề khủng hoảng tuổi 30 mà ai sắp hoặc bắt đầu bước vào đều rất lo lắng. Và đừng để tương lai chết trước tuổi 30, hãy bắt đầu với việc hoạch định tương lai và các cách thức “chữa lành”, đem đến trạng thái tích cực để vượt qua khủng hoảng ở tuổi này.

Hoạch định tương lai, quản lý thời gian

Chênh vênh, khủng hoảng tuổi 30 hầu hết liên quan đến việc không có một kế hoạch, mục tiêu trong tương lai. Việc lập ra từng mục tiêu lớn, các mục tiêu nhỏ phục vụ cho mục tiêu lớn là cách nhanh nhất để bạn có thể đạt được những ước mơ năm 30 tuổi và những cột mốc tiếp theo của cuộc đời.

Untitled 9 2
Hãy dừng lại và lên thứ tự ưu tiên cho cuộc sống của mình rồi giải quyết từng việc một. – Ảnh minh họa. – Nguồn: Vuanem.com

Tạo lập thói quen hoạch định bằng cách như sau:

-Đầu tiên, hãy liệt kê những mục tiêu cho từng năm. Sau đó là những mục tiêu cho từng tháng.

-Tiếp tục, liệt kê những thứ cần có để đạt được mục tiêu này. Ví dụ, mục tiêu của bạn là hoàn thành chứng chỉ IELTS 8.0 thì sẽ cần địa điểm học, chi phí đầu tư, quản lý thời gian cho từng đầu mục học nghe, nói, đọc, viết. Tất nhiên, mục tiêu học IELTS sẽ phục vụ cho bạn trong công việc.

-Sau đó hãy phân bổ thời gian một cách hợp lý mỗi ngày. Đừng để lãng phí thời gian một cách vô bổ cho những hoạt động không giúp ích cho mục tiêu như lướt Facebook, Tiktok…

Hiện nay có rất nhiều phần mềm tạo lập ra phục vụ cho việc quản lý thời gian để hoàn thành mục tiêu của bản thân. Việc bạn cần làm là hãy viết ra mục tiêu của bản thân, càng chi tiết bạn sẽ càng dễ dàng thực hiện.

Tham khảo các phần mềm quản lý thời gian được dùng nhiều này: Notion, Focus Booster, Trello, Evernote…

Kế hoạch chi tiêu, đầu tư

30 tuổi lương 10 triệu, mục tiêu mua nhà trước 30 tuổi, 30 tuổi nên kinh doanh gì, làm gì để có thể dư dả. Đây là một vấn đề nan giải mà không phải ai cũng có thể xác định được cho bản thân mình.

Tương tự như hoạch định tương lai, cách thức chi tiêu và đầu tư là một bước quan trọng cần phải tạo lập thói quen.

-Trước hết, hãy xác định ra các nguồn thu mà bản thân có thể kiếm được trong 1 tháng.

-Xác lập ngân sách chi tiêu trung bình của mỗi tháng. Bao gồm các chi phí như sinh hoạt hằng ngày, ăn uống, học tập, thư giãn, quỹ phòng sự cố, quỹ sinh nhật/đám cưới, đầu tư…

-Sau đó, hãy giảm trừ những khoản không cần thiết và thiết lập ngân sách cho từng hạng mục.

-Xác định khoản tiền cho mục tiêu tiết kiệm, khoản cho đầu tư.

Đây là hình thức chi tiêu hiệu quả, bạn có thể ghi lại những chi tiêu mỗi ngày để kiểm soát. Từ đó hình thành thói quen không chi tiêu quá mức.

Một điểm quan trọng là hãy dành thời gian để tạo dựng thêm nguồn thu, thay vì quá thắt chặt chi tiêu. Việc có nguồn thu dự phòng sẽ đảm bảo bản thân không xảy ra tình trạng khủng hoảng tài chính.

Đọc sách, học hỏi

Để chúng ta thoát ra khỏi vòng lặp của sự nhàm chán và không xác định được tương lai thì đọc sách và lựa chọn một môn học phù hợp để mở rộng tư duy, tầm nhìn. Hiện nay có rất nhiều cuốn sách “chữa lành”, giúp bạn nhìn nhận giá trị bản thân, cuộc sống và cung cấp nhiều thông tin thú vị.

Thay vì dành thời gian để suy nghĩ về quá khứ, lo lắng cho tương lai, hãy chọn cho mình một thói quen tích cực để phát triển mình hơn. Đọc sách cũng là một cách “nâng cao tần số”, cung cấp cho bạn nhiều góc nhìn, cách thức hiệu quả được người người sử dụng.

Untitled 10 1
Hiện nay có rất nhiều cuốn sách “chữa lành”, giúp bạn nhìn nhận giá trị bản thân, cuộc sống và cung cấp nhiều thông tin thú vị. – Ảnh minh họa. – Nguồn: nguoibanlinh.vn

Ngoài ra, như đã đề cập ở mục đầu tư thì học hỏi một thứ gì đó mới phục vụ cho công việc, cho mục tiêu tương lai sẽ giúp bạn đến gần hơn với “thịnh vượng tài chính tuổi 30”.

Học cách cân bằng cuộc sống

Khi đã giải quyết việc 30 tuổi không biết làm gì thông qua các hoạt động hoạch định, học cách cân bằng cuộc sống sẽ giúp cho bạn dễ dàng đón nhận, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Áp lực cuộc sống hằng ngày khiến bạn khó khăn hơn trong vượt qua những khủng hoảng. Học cách thư giãn và cân bằng cuộc sống bằng cách chọn cho mình một hoạt động thực sự yêu thích như vẽ tranh, hát, làm bánh, viết blog… bất cứ thứ gì có thể khiến bạn thực sự thoải mái và đam mê với nó.

Đây sẽ là lúc bạn tránh xa được những tiêu cực, quay về với sở thích bản thân là một cách chữa lành hiệu quả cho tâm hồn.

Hãy áp dụng một vài hành động nhỏ để bản thân tích cực hợn như: cười nhiều hơn, đi dạo, thức dậy sớm hơn, học và nghe một ngôn ngữ mới.

Tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ

Cuối cùng, hãy quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn ngay từ bây giờ. Chọn ra một bộ môn luyện tập yêu thích và bắt đầu ngay từ bây giờ như yoga, gym, chạy bộ…

Tập thể dục sẽ giúp bạn giải phóng các năng lượng tiêu cực, nhịp tim tăng giúp máu lên não, hỗ trợ tốt cho sự sáng tạo và làm việc hiệu quả.

Hơn nữa, tập thể dục sẽ cải thiện vóc dáng, duy trì cân nặng, giảm thiểu mỡ và chất chéo có hại trong cơ thể.

Khám sức khỏe mỗi 6 tháng một lần để kiểm tra đường huyết, cholesterol, mắt, máu, xương khớp… để kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm nhất.

Ăn nhiều trái cây và rau xanh để giữ được mức cân nặng ổn định và thanh lọc cơ thể nhé!

 Lời kết

Tuổi 30 với nhiều biến động trong cuộc sống, những khủng hoảng về tài chính, tâm lý, gia đình, tình yêu… sẽ thực sự tồi tệ nếu bạn không học cách đối mặt và xử trí. Hơn hết, con đường phát triển của bản thân là do mình chọn, hãy yêu đời và bạn xứng đáng với những điều tốt đẹp nhất.

Trên đời có bao nhiêu người là có bấy nhiêu cách sống, và mỗi người đều có quyền lựa chọn tuyệt đối cho mình. Họ có thể dừng chân tại chỗ, cũng có thể lao vun vút về phía trước, họ có thể để vật chất chi phối cuộc đời mình, cũng có thể sống một đời bình dị, mọi thứ chỉ coi như vật ngoài thân.

Tịnh Yên (t/h)

BN 2 jpeg 3

Giải mã bí quyết của gia tộc 17 đời giàu có, con cháu toàn người xuất chúng

 

Nhiều người hối hận vì kết hôn muộn

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều