Về đọc sách, trên thị trường có quá nhiều kỹ xảo và phương pháp, có thể vận dụng nhiều chiến lược, bản biểu, hỏi đáp để giúp trẻ hiểu, suy nghĩ và phân tích. Tuy nhiên, vấn đề trẻ “thích hay không” và “muốn học hay không” lại ít được đề cập đến, thậm chí bất kể trẻ có muốn hay không, vẫn bắt trẻ phải học, phải đọc!
Bạn thích nấu ăn, vì vậy, mỗi lần bước vào hiệu sách liền một mạch đi thẳng đến gian sách nấu ăn, mở tivi lên liền chuyển đến tiết mục nấu ăn. Bởi vì bạn muốn cải thiện kỹ năng nấu ăn của mình, và muốn thử nấu món ăn khác. Cách làm này, đều xuất phát từ tâm rất thích nấu ăn phải không? “Đọc sách” cũng là như vậy.
Hãy tưởng tượng bạn không thích xuống bếp, thậm chí có chút ghét, lại yêu cầu bạn phải xem công thức nấu ăn, phân tích thủ pháp và động tác của đầu bếp, sau đó kiểm tra phương pháp nấu ăn của bạn hàng tuần. Biết đâu, trong quá trình nấu ăn, bạn tìm ra niềm vui đối với cung cách đổi mới này dẫn đến bạn thích thú nó. Ngược lại, bạn có thể càng căm ghét xuống bếp, vì ban đầu đã không thích mà còn bị ép làm nhiều món chắc chắn sẽ gia tăng nỗi thống khổ, và bài xích.
Việc “đọc sách” đối với trẻ cũng như vậy
Dù trẻ có thể hoàn thành bài tập về nhà, phân tích văn bản, trả lời đáp án chính xác và viết những hiểu biết sâu sắc, nhưng trẻ có “muốn” không? “Thích” không? Không quan trọng sao? Điều này rất quan trọng!
Khi trẻ không bị quy định ràng buộc, kỳ thi, bài tập về nhà, liệu trẻ còn tự chủ động đọc không? Mục đích chính của việc đồng hành và hướng dẫn trẻ đọc là mong một ngày nào đó, trẻ không còn cần đến bố mẹ nữa, rồi trẻ có thể tự mình tìm ra câu trả lời thông qua tư duy, phải không?
Vì vậy, trước khi mở sách ra, mẹ hãy dành nhiều công sức và thời gian hơn để giúp trẻ có “hứng thú” đọc sách và cùng trẻ bắt đầu thích đọc sách. Ở đây, có hai cách để tiếp cận:
Bắt đầu từ việc chia sẻ
Hãy thoải mái! Khi đối diện với trẻ, đừng vội “dạy” mọi thứ, khi tư duy “cô dạy các con” xuất hiện, sẽ có cảm giác khoảng cách giữa “bề trên và bề dưới”, đặc biệt là giữa người lớn và trẻ. Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu từ việc “chia sẻ”.
“Nói cho bạn biết! Hôm qua tôi đến một nhà hàng mới mở, đặc sản của họ rất ngon” – Khi nghe lời giới thiệu của một người, bạn sẽ nghĩ như thế này: “Hôm khác đi ăn nhé!”
Bởi vì bạn bè đã ăn rồi cảm thấy rất ngon, do đó đã chân thành chia sẻ với tôi – việc đọc sách cũng có thể làm như vậy!
Trước khi yêu cầu trẻ đọc, hãy tự đọc! Vào đêm hôm đó, tối nhớ đã đọc “Othello”. Trong câu chuyện, chỉ vì lời nói của người khác mà tâm trạng dằn vặt, thậm chí dẫn đến thảm kịch, điều này khiến tôi bàng hoàng về sự yếu đuối của con người.
“Nhiều lần, chỉ vì một câu nói mà chúng ta vui, chúng ta buồn. Các con có tin không? Trong cuốn sách nổi tiếng “Othello” của Shakespeare, tướng quân Othello chỉ vì một vài câu…” – Ở lớp học ngày hôm sau, tôi đã nói như thế với bọn trẻ lớp 4: “Chao ôi! Tốt hơn là cô không nên nói về nó …”
Tôi cố tình bắt chước tình tiết trong truyện nói một cách nghiêm túc, đôi mắt bọn trẻ lóe lên háo hức, giục tôi nói tiếp.
Trong buổi học tiếp theo, cuốn “Othello” đã nằm trong tay một đứa trẻ, đứa bình thường không thích đọc sách. Tôi đã làm như thế nào? Không giảng dạy, không phân tích, không làm bài tập. Đúng vậy, chỉ “chia sẻ chân thành”!
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự “chia sẻ”. Nếu bạn đã yêu thích đọc sách, nhất định bạn phải cảm nhận được sức hấp dẫn của việc đọc sách. Rồi bạn phải làm là thể hiện và chia sẻ niềm đam mê này.
Nếu bạn không thích đọc sách, thì bạn càng phải đồng cảm hơn với cảm xúc của trẻ, nhiều dụ dỗ, quy định, yêu cầu, thì cũng khó mà lay chuyển được một trái tim sớm đã vô cảm. Tuy nhiên, bạn hãy bắt đầu thử đọc và khám phá sức hấp dẫn của việc đọc sách, từ không thích thành thích. Như vậy, việc chia sẻ mạnh mẽ và thuyết phục hơn!
Vì vậy, muốn để trẻ say mê đọc sách, hãy bắt đầu bằng cách “chia sẻ” đơn giản và thoải mái nhất, và trước khi chia sẻ hãy nói bản thân cũng đã thích đọc sách!
Thói quen phải nuôi dưỡng thành
Bạn cũng có kinh nghiệm này? Sau khi lên tàu, ngồi xuống, rồi lấy điện thoại di động ra lướt. Buổi tối trước khi đi ngủ lấy điện thoại ra lướt. Xếp hàng chờ, ăn uống, nghỉ ngơi, trước khi đi ngủ… cũng phải lấy điện thoại ra lướt, xem phần mềm liên lạc, gửi và nhận email…
Thật ra, cũng không có gì đặc biệt quan trọng, chỉ là trong tiềm thức muốn lướt điện thoại.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thay “điện thoại di động” thành “sách”?
Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý vì đó là một điều tốt, tốt hơn là lướt điện thoại, đặc biệt là trẻ! Như vậy, bạn sẽ hiểu tại sao trẻ không thể sống thiếu điện thoại rồi đúng không? Vấn đề là nằm ở “thói quen”.
“Thói quen” được hình thành, có tốt có xấu, mấu chốt là chúng ta có “ý thức” được hay không.
Sau khi ý thức được lướt điện thoại chiếm quá nhiều thời gian. Tôi bắt đầu có ý thức buộc bản thân phải đọc, luôn giữ một cuốn sách bên cạnh giường và đọc một ít trước khi đi ngủ.
Lúc đầu, tôi sẽ luôn liếc nhìn chiếc điện thoại để trên bàn, sau đó nhắm mắt, rồi dằn lòng xuống, liền cầm cuốn sách mở ra xem, để tránh ánh sáng điện thoại thu hút. Tôi lặp đi lặp lại cách này mỗi ngày, việc “đọc sách mỗi ngày” đã thực sự trở thành một thói quen!
Bây giờ, cuối cùng tôi cũng hiểu tại sao “một ngày không đọc sách, liền cảm thấy mặt mũi đáng ghét”.
Nhưng đừng đánh giá thấp sức hút của chiếc điện thoại, đã có rất nhiều lần, nó dễ dàng phá hủy thói quen khó hình thành. Chúng ta thường nghe câu: “Thói quen xấu khó thay đổi!”
Bạn nên nghĩ khác đi, thay từ “thay đổi nó” thành “nuôi dưỡng một thói quen tốt khác”.
Ví dụ, vào buổi sáng bạn hay dậy trễ thì hãy hình thành thói quen dậy đúng giờ, lúc nào cũng tới muộn hãy hình thành thói quen đi ra khỏi nhà sớm hơn. Thường thường nước tới chân mới nhảy, hãy hình thành thói quen mỗi ngày đọc một ít sách. Để có thói quen tốt là cần phải tận lực bồi dưỡng, lúc mới bắt đầu không hề dễ dàng, nhưng chỉ cần chúng ta “kiên trì”, thói quen tốt có thể chinh phục thói quen xấu: Một khi đã hình thành thói quen, chúng ta bất giác sẽ lặp lại đi lặp lại thói quen tốt, không cảm thấy phiền phức.
Cùng trẻ phát triển những thói quen tốt
Sau khi biết được tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng của “thói quen”, bạn nghĩ ra cách giúp trẻ say mê đọc sách chưa? Bạn đừng ngại bắt đầu mỗi ngày cùng trẻ đọc một ít! Quan trọng hơn là, chúng ta cùng trẻ đọc sách và cùng nhau xây dựng thói quen tốt thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội lần!
Theo Epochtimes, NTDVN
BÀI CHỌN LỌC: