Reuter đưa tin, các cuộc đàm phán vũ khí giữa Nga và Triều Tiên đang tiến triển tích cực. Một quan chức Mỹ cho biết hôm thứ Ba và cảnh báo nhà lãnh đạo Kim Jong Un rằng Triều Tiên sẽ phải trả giá nếu can thiệp giúp Nga trang bị vũ khí cho cuộc chiến ở Ukraine.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng việc cung cấp vũ khí cho Nga “sẽ không gây ảnh hưởng tốt đến Triều Tiên và họ sẽ phải trả giá cho điều này trong cộng đồng quốc tế”.
Điện Kremlin trước đó cho biết họ “không có gì để nói” về tuyên bố của các quan chức Mỹ cho rằng ông Kim dự định tới Nga trong tháng này để gặp Tổng thống Vladimir Putin và thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho Moscow.
Ông Kim hy vọng các cuộc thảo luận về vũ khí sẽ tiếp tục, Sullivan nói, kể cả ở cấp lãnh đạo và “thậm chí có thể là trực tiếp”.
“Chúng tôi tiếp tục siết chặt cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga”, ông Sullivan nói, và Moscow hiện đang “tìm kiếm bất kỳ nguồn nào họ có thể tìm thấy” đối với các hàng hóa như đạn dược. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các cam kết công khai không cung cấp vũ khí cho Nga vì sẽ giết chết người Ukraine”.
Hôm thứ Hai, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Adrienne Watson cho biết ông Kim và ông Putin có thể đang lên kế hoạch gặp nhau. Tờ New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ và đồng minh giấu tên cho biết ông Kim có kế hoạch tới Nga ngay trong tuần tới để gặp ông Putin.
Khi được hỏi liệu ông có thể xác nhận cuộc đàm phán hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Không, tôi không thể. Không có gì để nói cả”.
Theo các nhà phân tích chính trị, khi sự cô lập của Nga đối với cuộc chiến ở Ukraine ngày càng gia tăng, nước này ngày càng nhận thấy giá trị ở Triều Tiên. Về phần Triều Tiên, quan hệ với Nga không phải lúc nào cũng nồng ấm như thời kỳ đỉnh cao của Liên Xô, nhưng giờ đây nước này đang thu được những lợi ích rõ ràng từ nhu cầu kết bạn của Moscow.
Nghi Vân
Nguồn Reuter
Xem thêm:
Tổng thống Mỹ tháo khẩu trang bất chấp việc đã tiếp xúc gần với người dương tính
Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực