spot_img
21 C
Vietnam
Thứ năm,19 Tháng chín
spot_img

NATO chỉ trích Putin về kế hoạch vũ khí hạt nhân ở Belarus

Hôm 26/03 – NATO đã chỉ trích tổng thống Nga Vladimir Putin về lời hùng biện hạt nhân của ông, sau khi nhà lãnh đạo này cho biết ông có kế hoạch bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus.

NATO chỉ trích Putin về kế hoạch vũ khí hạt nhân ở Belarus
Người phát ngôn NATO Oana Lungescu. Ảnh: Reuters

Kế hoạch này là một trong những tín hiệu hạt nhân rõ ràng nhất của Nga, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với Ukraine 13 tháng trước. Để đáp trả Ukraine đã kêu gọi một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Hôm Chủ nhật, người phát ngôn của NATO – Oana Lungescu tuyên bố: “Luận điệu hạt nhân của Nga là nguy hiểm và vô trách nhiệm”.

“NATO rất cảnh giác và chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong quan điểm hạt nhân của Nga, để chúng tôi phải điều chỉnh quan điểm của chính mình.” 

Theo Reuters – trong bình luận của mình hôm thứ Bảy, Putin đã so sánh động thái này của ông với việc Mỹ triển khai vũ khí ở châu Âu, đồng thời nhấn mạnh rằng Nga sẽ không vi phạm lời hứa “không phổ biến vũ khí hạt nhân”.

Trong khi Washington – một siêu cường hạt nhân khác của thế giới, giảm bớt lo ngại về tuyên bố của Putin, thì NATO cho biết cam kết “không phổ biến vũ khí hạt nhân” của tổng thống Nga và mô tả của ông ta về việc triển khai vũ khí của Mỹ ở nước ngoài là không đúng.

Bà Lungescu nói trong một tuyên bố – “Việc Nga đề cập đến vấn đề chia sẻ vũ khí hạt nhân của NATO là hoàn toàn sai lầm. Các đồng minh NATO hành động với sự tôn trọng đầy đủ các cam kết quốc tế”, trong khi “Nga liên tục phá vỡ các cam kết kiểm soát vũ khí của mình.”

Cố vấn an ninh hàng đầu của Tổng thống Ukraine, ông Oleksiy Danilov cho biết – kế hoạch của Nga sẽ gây bất ổn cho Belarus, quốc gia mà ông cho rằng đã bị Moscow bắt làm con tin.

Hôm Chủ nhật, Litva cho biết rằng họ sẽ kêu gọi các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow và Minsk để đáp trả kế hoạch của Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Litva thông báo – Litva sẽ yêu cầu đưa các biện pháp trừng phạt bổ sung vào gói hình phạt đang được thảo luận tại Brussels.

Các chuyên gia cho biết, động thái này của Nga có ý nghĩa quan trọng, vì cho đến nay nước này vẫn tự hào rằng họ không giống như Mỹ, bởi Nga đã không triển khai vũ khí hạt nhân bên ngoài biên giới của mình. Và đây có thể là lần đầu tiên kể từ giữa những năm 1990, Nga mới làm như vậy.

Hôm Chủ nhật, Mykhailo Podolyak – một cố vấn cấp cao khác của Zelenskiy,  đã chế giễu kế hoạch của Putin trên Twitter.

Podolyak viết: “Ông ấy thừa nhận rằng ông sợ bị thua cuộc và tất cả những gì ông ta có thể làm là hù dọa bằng chiến thuật.”

Vũ khí hạt nhân chiến thuật được đề cập đến là những vũ khí được sử dụng vì lợi ích cụ thể trên chiến trường, thay vì những vũ khí có khả năng quét sạch các thành phố. Tuy nhiên, không rõ Nga có bao nhiêu vũ khí như vậy, vì đây vẫn còn là một bí mật của Chiến tranh Lạnh.

UKRAINE KÊU GỌI LIÊN HIỆP QUỐC

Bộ ngoại giao Ukraine đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức một cuộc họp, và yêu cầu cộng đồng quốc tế “thực hiện các biện pháp kiên quyết” để ngăn chặn việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.

Liên minh châu Âu cũng lên án động thái của Nga, khi Josep Borrell – người đứng đầu chính sách đối ngoại kêu gọi Belarus không lưu trữ vũ khí và đe dọa sẽ áp thêm trừng phạt.

Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở ở Washington cho biết – nguy cơ leo thang lên thành chiến tranh hạt nhân “vẫn còn rất thấp”.

Ông Putin nói rằng Tổng thống Belarus – Alexander Lukashenko đã yêu cầu triển khai từ lâu. Tuy nhiên ông Lukashenko đã không công khai trả lời các bình luận.

Nga ukraine
Xe tăng trở về Nga sau khi tham gia cuộc tập trận chung Nga-Belarus ở thao trường gần Brest, Belarus, ngày 15/2/2022. (Ảnh: AFP)

Trước đó, tuy quân đội Belarus chưa chính thức tham chiến ở Ukraine, nhưng Belarus đã cho phép Moscow sử dụng lãnh thổ của mình để đưa quân vào Ukraine vào năm ngoái, vì Minsk và Moscow có quan hệ quân sự chặt chẽ.

Hôm Chủ nhật, Putin cũng khẳng định rằng các cường quốc phương Tây đang xây dựng một “trục” mới, tương tự như quan hệ đối tác giữa Đức và Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.

Putin thường mô tả cuộc chiến như là Moscow đã chiến đấu với Ukraine dưới sự kìm kẹp của các cường quốc phương Tây đang đe dọa Nga- những kẻ mà họ coi là Đức quốc xã.

Ukraine – vốn là một phần của Liên Xô và từng gánh chịu sự tàn phá dưới bàn tay của Hitler – đã bác bỏ những điểm tương đồng đó, và xem nó như những cái cớ giả tạo mà Nga dùng để tiến hành một cuộc chiến tranh chinh phạt.

Trên chiến trường, tại các vùng Kharkiv, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson, lực lượng quân đội của Nga đã tấn công các mục tiêu quân sự và gây thương vong đáng kể cho Ukraine – Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm Chủ nhật.

Theo Oleh Zhdanov – nhà phân tích quân sự Ukraine – Chiến tuyến vẫn không thay đổi và Bakhmut tiếp tục là khu vực nóng nhất trên mặt trận, khi các cuộc giao tranh ác liệt nhất đã xảy ra ở khu vực phía bắc và trung tâm thành phố.

Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine – Andriy Yermak cho biết, các lực lượng Nga đã phá hủy hai tòa nhà chung cư trong một cuộc tấn công bằng tên lửa vào thành phố Avdiivka ở miền đông Donetsk, không có thương vong nào được ghi nhận.

Reuters hiện chưa thể xác minh các báo cáo chiến trường.

Theo Dan Peleschuk, Reuters 

TTK 3.3 01 2

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều