spot_img
21 C
Vietnam
Thứ Sáu,3 Tháng Năm
spot_img

Kỷ niệm 24 năm cuộc thỉnh nguyện của 10.000 học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh

Tân Thế Kỷ – Vào tối ngày 23/04/2023, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã tổ chức thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manhattan (Hoa Kỳ), để kỷ niệm 24 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh và yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại phi pháp.

Ngày 25/4: Kỷ niệm 24 năm cuộc thỉnh nguyện lịch sử của 10.000 học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh
Các học viên Pháp Luân Công xếp hàng thỉnh nguyện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manhattan, Hoa Kỳ. Ảnh: NTDTV

Trên bờ sông Hudson ở Manhattan, ngay cạnh Lãnh sự quán Trung Quốc, những bài hát bi tráng được phát vang vọng, cùng với đó là dòng chữ “4‧25” kết thành từ những ngọn nến lung linh. Các học viên Pháp Luân Công thuộc nhiều dân tộc khác nhau ngồi xếp bằng trên mặt đất theo từng nhóm và cầm đèn lồng hoa sen trên tay. Họ cùng lặng lẽ tưởng nhớ đến các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại và qua đời.

Bà Martha Flores-Vazquez, một nhà lãnh đạo cộng đồng ở Flushing, New York, cũng đến hiện trường, cầm trên tay một chiếc đèn hoa sen và ngồi cùng các học viên Pháp Luân Công trong suốt quá trình, bà bày tỏ mong muốn chấm dứt cuộc bức hại phi pháp kéo dài 24 năm qua của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Đã 24 năm trôi qua, những học viên tham gia vào sự kiện ngày hôm đó, người tráng niên bây giờ đã bước vào tuổi già, tuy vậy niềm tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn” của họ vẫn không hề thay đổi, và họ không hề có mưu cầu chính trị hay quyền lực nào.

Sự hy sinh và kiên trì của các học viên Pháp Luân Công trong suốt 24 năm qua đã mang lại những thay đổi lớn trong lòng người dân. Hơn 400 triệu người Trung Quốc đã làm ‘tam thoái’, và ngày càng có nhiều người thức tỉnh.

Ngày 25/4: Kỷ niệm 24 năm cuộc thỉnh nguyện lịch sử của 10.000 học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh
Hơn 400 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ thông qua trang web của Trung tâm thoái Đảng toàn cầu. Ảnh chụp màn hình

Triệu Tuệ Tử (Zhao Huizi), một học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân, người đã trải qua cuộc thỉnh nguyện “25 tháng 4”  vào 24 năm trước. Ông cho biết nguyên nhân dẫn đến cuộc thỉnh nguyện là do Hà Tộ Hưu, lúc đó là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, đã đăng một bài báo có tựa đề “Tôi không tán thành việc thanh thiếu niên tập khí công”  trên tạp chí do Học viện Giáo dục Thiên Tân tài trợ. Trong đó nội dung chủ yếu của bài viết là bịa đặt và công kích Pháp Luân Công vô căn cứ. 

Ngày 23/4/1999, các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã đến ban biên tập của tòa soạn báo để giảng rõ sự thật. Ban đầu, ban biên tập trả lời rằng họ sẽ hỏi ý kiến cấp trên và đưa ra câu trả lời sớm nhất. Tuy nhiên, vào ngày 23/4, cảnh sát địa phương tiến hành bắt giữ phi pháp 45 học viên Pháp Luân Công.

Triệu Tuệ Tử nói: “Các học viên chúng tôi đã chủ động đến chính quyền thành phố Thiên Tân và muốn báo cáo tình hình với chính quyền thành phố, đồng thời yêu cầu họ thả người. Chúng tôi đều là những người tốt, tại sao lại bắt giam? Lúc này, chính quyền thành phố cho biết, Bộ Công an Bắc Kinh đã nhúng tay vào (vấn đề này). Đây không phải là việc họ có thể quyết định, nên bảo chúng tôi đến Văn phòng kháng cáo ở Bắc Kinh.”

Hôm sau, vào ngày 25/4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tự phát đến Văn phòng Kháng cáo Trung ương ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện và đưa ra các kiến nghị.

Giải thích lý do vì sao lại có nhiều người đến thỉnh nguyện như vậy, Triệu Tuệ Tử cho biết: “Bởi vì những người học viên này đều có trải nghiệm cá nhân về Pháp Luân Công. Họ đã được hưởng lợi về cả thể chất và tinh thần, vì vậy họ đã đến và bày tỏ tâm nguyện của mình với chính quyền”.

Các học viên Pháp Luân Công đã đề xuất 3 kiến ​​nghị: (1) thả tự do cho các học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Thiên Tân; (2) cho phép các sách Pháp Luân Công được xuất bản công khai; (3) cung cấp cho các học viên Pháp Luân Công một môi trường tu luyện hợp pháp.

Tuy nhiên, vì số lượng học viên quá đông, khiến các quan chức ĐCSTQ lo sợ, vì vậy những quan chức mưu mô của ĐCSTQ đã chỉ đạo cảnh sát yêu cầu những người tham gia kháng cáo xếp hàng dọc theo bên ngoài Trung Nam Hải – trụ sở chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện Trung Quốc. Những người kháng nghị ôn hòa đã không chút nghi ngờ và đồng ý đi đến đó để thỉnh nguyện.

Nhưng chính điều này lại tạo cho các quan chức của ĐCSTQ cái cớ để xuyên tạc bản chất của cuộc thỉnh nguyện này. Thay vì miêu tả đúng như những gì đã diễn ra là một cuộc biểu tình hết sức ôn hòa và lặng lẽ của những người đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình, các quan chức của ĐCSTQ lại dán nhãn cho sự kiện này là “cuộc bao vây khu phức hợp chính quyền trung ương (Trung Nam Hải)”.

Sau đó, truyền thông nhà nước đã huy động tối đa bộ máy tuyên truyền của nó nhằm vu khống sự kiện này để lừa dối không chỉ người dân Trung Quốc mà cả người dân trên toàn thế giới.

Ngày 25/4: Kỷ niệm 24 năm cuộc thỉnh nguyện lịch sử của 10.000 học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh
Bức tranh mô tả lại cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4/1999 của các học viên Pháp Luân Công của họa sĩ Khổng Hải Yến. Ảnh: The Epoch Times

Nhưng sự thật không thể bị che đậy. Các học viên Pháp Luân Công đã thực hiện quyền thỉnh nguyện hợp pháp của họ như được ghi trong Hiến pháp, đồng thời bảo vệ quyền trở thành người tốt của họ theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Đây cũng là một nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công để ngăn chặn cuộc bức hại của ĐCSTQ. Bản kiến ​​nghị ngày 25/4/1999 thể hiện cảnh giới hòa bình và lý trí của các học viên Pháp Luân Công và lòng dũng cảm của họ trong việc duy trì công lý, chính nghĩa, lương tri đạo đức và dũng khí.

Thủ tướng Trung Quốc vào thời điểm đó là Chu Dung Cơ đã đến để giải quyết vấn đề. Lúc đó có hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đến thỉnh nguyện, sau khi nghe được kết quả liền nhanh chóng giải tán, đồng thời họ cũng dọn dẹp tất cả các mẩu giấy và tàn thuốc có trên mặt đất. Việc này khiến nhiều người chứng kiến phải kinh ngạc vì đây là lần đầu tiên khi một đoàn người đông như vậy tụ họp nhưng không để lại một mảnh rác nào khi rời đi.

Banner Visaoconhanloai Footer 5

Cuộc thỉnh nguyện là cơ hội để lựa chọn giữa thiện và ác

Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vào ngày 25/04/1999 đã cho ĐCSTQ cơ hội lựa chọn, đồng thời cũng khiến các học viên mới của Pháp Luân Công đối mặt với câu hỏi phải làm thế nào trước hình thế này. 

Vu Lôi – một học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân, là một trong số những người tham gia vào cuộc thỉnh nguyện 25/4. Lúc đó anh đang là sinh viên năm nhất và mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Anh mới chỉ đọc qua cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’ 2 lần.

Vu Lôi nói: “Tôi ngay lập tức cảm thấy một áp lực vô hình, bởi vì ĐCSTQ nhất định sẽ không dừng lại, sau này sẽ có chuyện xảy ra, và tôi có thể phải đối mặt với điều tương tự như phong trào sinh viên 4/6”. “Tôi trong tương lai sẽ làm điều thiện hay điều ác? Là vì công hay là vì tư? Tôi phải đưa ra lựa chọn”.

Áp lực tâm lý nặng nề khiến anh nằm ở nhà trằn trọc cả ngày, suy xét không biết đâu mới là hạnh phúc thực sự trên đời. Cuối cùng, nội tâm mách bảo anh rằng, chỉ có thể dựa vào Pháp Luân Đại Pháp để làm một con người tử tế thì mới có thể có được hạnh phúc thật sự.

Anh nói: “Tôi kiên quyết đứng về phía Pháp Luân Công, từ đó về sau tôi chưa bao giờ dao động”.

Tuy nhiên, ĐCSTQ đã chọn làm điều ác. Vào ngày 20/7/1999, 3 tháng sau ngày 25/4, nhà lãnh đạo ĐCSTQ – Giang Trạch Dân vì ghen tị với sự phổ truyền của Pháp Luân Công nên đã sử dụng tất cả bộ máy nhà nước để phát động một cuộc đàn áp nhắm vào hàng trăm triệu người tốt. Cuộc bức hại không chỉ ảnh hưởng đến hơn 100 triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc mà cả các học viên trên khắp thế giới. Nhiều người tham gia thỉnh nguyện đã phải chịu sự tra tấn về thể chất và tinh thần từ ĐCSTQ.

Ngày 25/4: Kỷ niệm 24 năm cuộc thỉnh nguyện lịch sử của 10.000 học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh
Học viên Pháp Luân Công – Hạ Đức Vân. Ảnh: The Epoch Times

Trong cuộc thỉnh nguyện tại đại sứ quán Trung Quốc ở New York năm ngoái, Hạ Đức Vân – cựu kỹ sư của Viện nghiên cứu địa chất mỏ dầu Thắng Lợi, từng bị ốm yếu nhiều bệnh và từng sảy thai nhiều lần. Cô cho biết sau khi tu luyện Pháp Luân Công, cô không những hồi phục sức khỏe mà còn sinh ra một đứa con trai khỏe mạnh. Cô ấy vô cùng biết ơn Pháp Luân Công. Nhưng vì thế mà ĐCSTQ đã bắt cóc cô 4 lần, đưa cô vào trại giáo dục lao động để tra tấn, hai mươi mấy năm cô liên tục bị chính quyền sách nhiễu, gây rối.

Cô nói tại cuộc mít tinh trước đại sứ quán Trung Quốc rằng, những gì các học viên Pháp Luân Công đã làm trong nhiều năm không phải cho bản thân họ, dù ở đại lục hay ở nước ngoài.

“Từ ngày 25/4/1999 đến nay, bao gồm cả việc chúng ta giảng chân tướng ở trong nước và tỉnh nguyện ở nước ngoài, là vì chúng ta làm cho chính mình? Không, tất cả là vì người khác”. “Chỉ những người tu luyện do Đại Pháp tạo ra mới có thể không màn đến tính mạng để đem sự thật nói cho người khác, để họ không bị ĐCSTQ kéo xuống vực sâu và không bị liên lụy vào ngày Trời diệt ĐCSTQ, để họ có thể lựa chọn một tương lai tốt đẹp hơn”.

Người dân thế giới ký bản kiến nghị kết thúc ĐCSTQ

Vào ngày 15/04/2023, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức mít-tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh cách đây 24 năm.

Bị thu hút bởi tiếng nhạc êm dịu và các động tác luyện công nhẹ nhàng, nhiều người qua đường đã dừng lại để đọc áp phích và đặt các câu hỏi. Khi nghe nói về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, một vài người đã ký bản kiến nghị để kết thúc ĐCSTQ.

Trong số đó có cô Rachael Williams, cô cảm ơn các học viên vì đã giới thiệu môn tu luyện và phổ biến cho cô về những tội ác ở Trung Quốc. Cô khen ngợi và động viên các học viên tiếp tục nỗ lực. Cô cũng ký bản kiến nghị nhằm kêu gọi chấm dứt những bi kịch này.

Đây là lần đầu tiên cô Aya Zubi và cô Anga Mendoza biết đến cuộc bức hại. Cả hai đã không do dự ký vào bản kiến nghị. Họ đều nói rằng cuộc bức hại là sai vì mọi người đều nên có quyền tự do tín ngưỡng.

Cô Nastaran đến từ Iran chia sẻ cô rất ấn tượng trước bầu không khí yên bình khi các học viên luyện công. Cô không thể tưởng tượng được một pháp môn thiền định tuyệt vời như vậy lại bị đàn áp dã man ở Trung Quốc. Cô cho hay cuộc bức hại ở Trung Quốc thật đau lòng, và cô ủng hộ nỗ lực của các học viên.

Ngày 25/4: Kỷ niệm 24 năm cuộc thỉnh nguyện lịch sử của 10.000 học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh
Bác sĩ tâm thần Prena Sharma cho biết mọi người cần tìm hiểu về cuộc bức hại. Ảnh: minghui

Bác sĩ tâm thần, cô Prerna Sharma, sống ở Chicago đã bị sốc khi biết các học viên bị ngược đãi tồi tệ như thế nào ở Trung Quốc chỉ vì đức tin của họ. Cô cho rằng mọi người cần biết đến vấn đề nghiêm trọng này và cô sẽ nói với bạn bè của mình về nó.

Anh Lee Jones và vợ, cô Simone Jones, từ Ohio đến Chicago để tham dự một hội thảo khoa học cùng cháu trai Jeremy. Khi họ hỏi liệu họ có thể làm gì để trợ giúp, một học viên bảo họ rằng hãy chia sẻ thông tin với những người khác để tội ác của ĐCSTQ chấm dứt càng sớm càng tốt.

Hoàng Dung (t/h)

Theo Minghui, Tinhhoa, NTDTV

Xem Thêm:

Động lực nào giúp người họa sĩ kiên trì 5 năm hoàn thành tác phẩm này?

Shen Yun được nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng ca ngợi ‘là sự khích lệ từ Thiên đường’   

Những bức ảnh mang thông điệp chấn động thế giới 

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều