spot_img
23 C
Vietnam
Thứ Sáu,17 Tháng Năm
spot_img

Chứng khoán Mỹ giằng co, giá dầu trượt dốc

Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư (1/5) trong trạng thái không đồng nhất của các chỉ số chính, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell bác bỏ khả năng tăng lãi suất thêm lần nữa và giải toả nỗi lo của nhà đầu tư về việc mất kiểm soát với lạm phát. Ngoài ra giá dầu giảm mạnh do số liệu thống kê cho thấy lượng dầu tồn trữ của Mỹ tăng.

Chứng khoán Mỹ giằng co, giá dầu trượt dốc| Tân Thế Kỷ
Chứng khoán Mỹ giằng co, giá dầu trượt dốc – Ảnh minh hoạ – Ảnh: Reuters.

Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều sau tuyên bố từ Chủ tịch FED

Tại phiên đóng cửa, Dow Jones tăng điểm nhưng cả S&P 500 và Nasdaq cùng giảm. Chỉ số blue-chip tăng 87,37 điểm, tương đương tăng 0,23%, chốt ở mức 37.903,29 điểm. Thước đo rộng nhất của giá cổ phiếu ở Phố Wall mất 0,34%, còn 5.018,39 điểm. Chỉ số công nghệ trượt 0,33%, còn 15.605,48 điểm.

Cả ba chỉ số đã biến động mạnh trong phiên này. Dow Jones có lúc tăng hơn 530 điểm vào lúc đạt đỉnh của phiên nhờ tín hiệu không tăng thêm lãi suất từ ông Powell. S&P 500 có thời điểm tăng 1,2% và Nasdaq có thời điểm tăng hơn 1,7%, nhưng hai chỉ số này đã quay đầu vào cuối phiên và kết thúc trong sắc đỏ.

Hoàn tất cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày, Fed giữ nguyên lãi suất và nói rằng tiến trình giảm lạm phát về mục tiêu 2% đang “thiếu bước tiến”. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo sau đó, ông Powell bác bỏ khả năng tăng lãi suất thêm lần nữa – điều mà thị trường tài chính đã lo ngại trong thời gian gần đây.

“Tôi nghĩ khó có thể động thái lãi suất chính sách tiếp theo là một đợt tăng. Tôi xin nói là khó có thể” – ông Powell nhấn mạnh.

Nhà đầu tư cũng phản ứng tích cực khi Fed nói sẽ giảm bớt việc thắt chặt định lượng (QT). Từ tháng 6 trở đi, Fed sẽ giảm bớt tốc độ cho phép trái phiếu trong bảng cân đối kế toán đáo hạn mà không được tái đầu tư. Giảm bớt QT đồng nghĩa giảm bớt mức độ thắt chặt của điều kiện tài chính.

“Lạm phát còn cao đồng nghĩa Fed sẽ không sớm cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, Fed sẽ giảm bớt tốc độ thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán, tức danh mục đầu tư trái phiếu khổng lồ của họ. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực tăng lợi suất trái phiếu”, chiến lược gia Sonu Varghese của công ty Carson Group nhận định.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có thời điểm giảm dưới 4,6% sau phát biểu của ông Powell. Nhờ đó, nhà đầu tư bớt lo về việc lợi suất của kỳ hạn này có thể tăng trở lại mức 5% trong năm nay và gây sức ép giảm lên tăng trưởng kinh tế.

Trước phiên này, chứng khoán Mỹ đã trải qua tháng 4 nhiều sóng gió. Nỗi lo lãi suất cao hơn lâu hơn đã khiến S&P 500 và Nasdaq giảm hơn 4% mỗi chỉ số và Dow Jones mất 5% – tháng giảm mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 9/2022.

Thị trường chứng khoán phố Wall đã có một tháng giảm điểm sâu. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq hạ hơn 4% giá trị. Chỉ số Dow Jones hạ 5% và có tháng giảm sâu nhất tính tháng 9/2022.

Giá dầu trượt dốc

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô WTI giao tháng 6 tại New York giảm 2,93 USD/thùng, tương đương giảm 3,58%, còn 79 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 7 tại London giảm 2,89 USD/thùng, tương đương giảm 3,35%, còn 83,44 USD/thùng.

Giá dầu trên thị trường giảm| Tân Thế Kỷ
giá dầu WTI đã giảm 9% kể từ mức đỉnh của năm nay thiết lập hồi tháng 4,

Phiên giảm này đẩy giá dầu về mức thấp nhất 7 tuần. Nhà đầu tư xem sự gia tăng của lượng dầu thô tồn trữ ở Mỹ là một dấu hiệu về sự ảm đạm của nhu cầu. Hiện tại, giá dầu WTI đã giảm 9% kể từ mức đỉnh của năm nay thiết lập hồi tháng 4, thời điểm giá dầu liên tục tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông.

Báo cáo hàng tuần từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của nước này tăng 7,3 triệu thùng trong tuần trước, đạt 461 triệu thùng – mức cao nhất kể từ tháng 6/2023.

Cùng với đó, công suất hoạt động của các nhà máy lọc dầu giảm còn 87,5%, thấp hơn nhiều mức 90,7% cùng kỳ năm trước. Nhu cầu xăng ở Mỹ đã ở dưới mức 9 triệu thùng/ngày suốt 4 tuần liên tiếp. Trong tuần trước, nhu cầu xăng bình quân ở nước này là 8,5 triệu thùng/ngày, thấp hơn 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá dầu còn giảm do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đang tạm lắng. Mỹ và các đối tác đang tiếp tục thúc đẩy một thoả thuận ngừng bắn cho dải Gaza. Nguồn tin là quan chức Israel tiết lộ với hãng tin NBC News rằng một phái đoàn của nước này đang có mặt ở Cairo, Ai Cập, nơi các cuộc đàm phán ngừng bắn đang diễn ra.

Kinh tế Ấn Độ lạc quan, Trung Quốc thì còn đang trì trệ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2024. IMF khẳng định quan điểm lạc quan về tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, đồng thời IMF cho rằng Trung Quốc cần đưa ra thêm gói kích thích kinh tế.

IMF dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,5% trong năm nay, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với thời điểm 6 tháng trước. IMF không thay đổi dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2025.

“Triển vọng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đã sáng hơn. IMF giờ đây dự báo rằng kinh tế khu vực sẽ chững lại ít hơn so với kỳ vọng trước đây bởi áp lực lạm phát đang giảm đi”, giám đốc bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á – Thái Bình Dương – bà Krishna Srinivasan phân tích.

Sự điều chỉnh dự báo của IMF với toàn châu Á – Thái Bình Dương có một phần từ việc IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

IMF cho rằng Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới nơi đầu tư công mang đến động lực quan trọng. Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, tổng quy mô GDP ước tính 3,7 nghìn tỷ USD và nhiều khả năng Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2027.

Giám đốc bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á – Thái Bình Dương của IMF cũng cho rằng tiêu dùng cá nhân sẽ mang đến động lực quan trọng cho các nền kinh tế tại châu Á.

BN 2 jpeg 1 2

Hoàng Nam tổng hợp.

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tăng so với cùng kỳ

Giá chung cư tăng cao, lượng giao dịch ít lại

Các ngân hàng tăng mạnh lãi suất tiết kiệm

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều