spot_img
19 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Ngoại giới dự báo thị trường tài chính Trung Quốc sẽ gặp cú sốc vì… Uỷ ban thường vụ mới

Ngoại giới dự báo cú sốc trên thị trường tài chính Trung Quốc vì ...sự xuất hiện của Uỷ ban thường vụ mới
Các đại biểu ĐCSTQ vỗ tay khi ông Tập Cận Bình bước vào Đại lễ đường Nhân dân, nơi tổ chức lễ khai mạc Đại hội 20 hôm 16/10/2022. (Lintao Zhang/Getty Images)

Các chuyên gia kinh tế và ngoại giới đồng loạt dự báo rằng với sự xuất hiện của Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị mới sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 20, những cú sốc trên thị trường vốn sẽ xảy ra, mô hình kinh tế tương lai của Trung Quốc là bất định….

Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã phá vỡ tiền lệ và bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba, giới thiệu các thành viên mới trong đội của mình sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm cả bí thư Thượng Hải Lý Cường, người hiện được cho là sẽ kế nhiệm ông Lý Khắc Cường làm thủ tướng.

New York Times bình luận rằng ông Lý Cường chưa bao giờ kinh qua vị trí quản lý cấp trung ương [ở Bắc Kinh] và không có kinh nghiệm làm lãnh đạo trong Quốc vụ viện [chính phủ] cũng như ở hàng chục cơ quan chính phủ trực thuộc Quốc vụ viện. Bình luận ám chỉ rằng ông Lý Cường khó có thể chèo chống kinh tế, trở thành CEO xuất sắc của ông Tập, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang đóng cửa, các khuyết tật của nền kinh tế đang ngày một lộ rõ.

Ông Zhang Yang, một giáo sư tại Trường Dịch vụ Quốc tế, thuộc American University, cho biết việc thiếu kinh nghiệm trong quản lý điều hành ở cấp trung ương có nghĩa là Lý Cường sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của ông Tập. Ông Yang nói: “ông Lý Cường sẽ phải dựa vào quyền lực của ông Tập và những người thân cận khác”.

Một nhà phân tích khác chỉ ra rằng mặc dù đương kim Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng là thành viên của hệ thống ĐCSTQ, nhưng so với các quan chức đảng khác, ông Lý Khắc Cường hiểu rõ nền kinh tế và tầm quan trọng của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, kể từ khi có sự xuất hiện của các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị mới, những người theo chủ nghĩa cải cách như ông Lý Khắc Cường và Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Uông Dương, sẽ phải ra đi.

Những người mới được bầu, vốn không quan tâm tới tính ‘thị trường’ hay các quy luật của nền kinh tế, họ đơn giản là những người thực thi tuyệt đối nghiêm túc, trung thành với ông Tập trong chính sách ‘zero Covid’, sẵn sàng phong toả khắc nghiệt nền kinh tế để đạt các mục tiêu chính trị.

Bởi vậy, Bộ Chính trị mới được thành lập cho thấy cải cách kinh tế ở Trung Quốc sẽ còn xa hơn nữa dưới nhiệm kỳ thứ ba của Tập Cận Bình.

Ngoài ra còn có sự thiếu hụt nhân tài nhất định trong hệ thống tài chính. Hàng loạt nhân sự sẽ phải từ chức sau “hai phiên họp” vào tháng 3 năm sau, nhân sự mới bổ sung có thể tương tự như tình trạng của Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị mới; về cơ bản họ không thấu hiểu thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Ngoại giới tin rằng, những người theo đuổi cải cách kinh tế còn lại của ĐCSTQ sẽ tiếp tục bị loại bỏ khỏi hệ thống quản trị của đảng và chính quyền sau Đại hội lần thứ 20. Một trong các nhân vật cải cách nổi bật được nhắc đến là ông Dịch Cương – Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC).

Ông Dịch Cương, hiện đã 64 tuổi, có thể nghỉ hưu vào đầu năm 2023. Khả năng ông Dịch Cương được trì hoãn tuổi nghỉ hưu và tiếp tục tại vị như người tiền nhiệm Chu Tiểu Xuyên, cựu thống đốc ngân hàng trung ương, nói chung là không lạc quan.

Tổ chức tư vấn nước ngoài Tianjun Zhengjing đã viết một bài báo chỉ ra rằng mặc dù các phe đối lập với Tập Cận Bình không có đủ sức mạnh để lật đổ ông Tập nhưng vẫn có sức mạnh rất lớn, gần như tương ứng với quyền lực chính trị của ông Tập trong hệ thống tài chính.

Phe đối lập, ám chỉ phe cánh Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng, có thể sử dụng quyền lực tài chính này để gây ra bão tố cho nhiệm kỳ 3 của ông Tập. Bản thân hệ thống tài chính của Trung Quốc đã tồn tại rất nhiều lỗ hổng, bất kỳ tia lửa nhỏ nào cũng có thể kích nổ, tạo ra một “tiếng sét lớn” gây chấn động, đan xen lẫn nhau. Ngoại giới nhận định: “tình hình đang cấp bách”.

Yan Baogang, người đứng đầu Kênh Kinh tế và Tài chính của Truyền hình Cáp Hồng Kông, chia sẻ với Đài Á Châu Tự do rằng trong ban lãnh đạo mới, những người được coi là “nhà cải cách” trước đây không nằm trong số đó, bao gồm cả thống đốc ngân hàng trung ương Dịch Cương, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc Quách Thụ Thanh. Ngoài 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị mới, 6 người trong số họ thiếu kinh nghiệm quản lý của Quốc vụ viện, tất cả đều khiến thị trường lo ngại về triển vọng.

Yan Baogang mô tả Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị mới là “quân đội của ông Tập”. Một đội quân thiếu nhân tài, đặc biệt là ông Lý Cường, người đã để tình trạng đóng cửa và oán thán tồi tệ của dân chúng ở Thượng Hải. Ông Yan nói: “So với Thủ tướng Lý Khắc Cường hiện tại, kinh nghiệm của ông ấy thực sự khá nghèo nàn. Ông ấy sẽ xử lý thế nào với đà tăng trưởng kinh tế trong nước và khủng hoảng nợ trong 5 năm tới?”

Quang Nhật – NTDVN

Nguồn Secret China


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều