spot_img
24 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Pháp tuyên bố rút khỏi Niger sau cuộc đảo chính ở Bazoum

Hai tháng sau khi cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Nigeria Mohamed Bazoum, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Pháp sẽ chính thức rút đại sứ và quân đội của mình trong những tháng tới khỏi quốc gia Tây Phi này.

Pháp tuyên bố rút khỏi Niger sau cuộc đảo chính ở Bazoum| Tân Thế Kỷ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm Chủ nhật thông báo rằng Pháp sẽ rút đại sứ của mình khỏi Niger, tiếp theo là đội quân Pháp trong những tháng tới, một động thái được các nhà lãnh đạo quân sự Niger hoan nghênh như một “bước tiến tới chủ quyền”.

Thông báo của Macron được đưa ra hai tháng sau cuộc đảo chính ở quốc gia Tây Phi đã lật đổ chính quyền tổng thống được cho là thân Paris .

Ông Macron nói với truyền hình Pháp trong một cuộc phỏng vấn: “Pháp đã quyết định rút đại sứ của mình. Trong những giờ tới, đại sứ của chúng tôi và một số nhà ngoại giao sẽ trở lại Pháp”. Tuy nhiên nhưng Tổng Thống Pháp không đưa ra thông tin chi tiết về cách thức tổ chức rút người này.

Ông Macron nói thêm rằng hợp tác quân sự đã “kết thúc” và quân đội Pháp sẽ rút quân trong “những tháng và tuần tới” và dự kiến sẽ rút toàn bộ “vào cuối năm nay”.

Tuyên bố của các nhà cầm quyền quân sự Niger, những người đã nắm quyền bằng cách lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum vào ngày 26 tháng 7, cho biết: “Chủ nhật tuần này, chúng tôi kỷ niệm một bước tiến mới hướng tới chủ quyền của Niger”.

Tuyên bố của Niger nói thêm: “Đây là một thời khắc lịch sử, nói lên quyết tâm và ý chí của người dân Nigeria”.

Cấm máy bay Pháp

Đầu Chủ nhật, Cơ quan An toàn Hàng không ở Châu Phi và Madagascar (ASECNA) cho biết trên trang web của mình rằng các nhà cầm quyền quân sự đã cấm “máy bay Pháp” bay qua không phận của đất nước.

Trong bình luận của mình, Macron nói rằng “Trong những tuần và tháng tới, chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến ​​của những người làm đảo chánh, bởi vì chúng tôi muốn việc này được thực hiện một cách hòa bình”.

Pháp giữ khoảng 1.500 binh sĩ ở Niger trong khuôn khổ triển khai chống thánh chiến ở khu vực Sahel. Macron cho biết chính quyền hậu đảo chính “không còn muốn chiến đấu chống khủng bố nữa”.

Các nhà lãnh đạo quân sự của Niger đã yêu cầu đại sứ Pháp Sylvain Itte rời khỏi đất nước sau khi họ lật đổ Bazoum vào tháng Bảy.

Nhưng tối hậu thư kéo dài 48 giờ để ông phải rời đi, được ban hành vào tháng 8, đã được thông qua nhưng ông vẫn giữ nguyên vị trí vì chính phủ Pháp từ chối tuân thủ hoặc công nhận chế độ quân sự ở Niger là hợp pháp.

Đầu tháng này, ông Macron cho biết rằng đại sứ và các nhân viên của ông “thực sự bị bắt làm con tin” khi không được tiếp cận các nguồn thực phẩm như bình thường mà phải dựa vào sự cung cấp của quân đội Niger.

Trong cuộc phỏng vấn hôm Chủ nhật, ông Macron trong cuộc phỏng vấn đã tái khẳng định quan điểm của Pháp rằng Bazoum người đang bị chính quyền quân sự giam giữ vẫn là “cơ quan có thẩm quyền hợp pháp duy nhất” ở nước này.

Vấn đề mang tính quy mô tại khu vực

Cuộc đảo chính chống lại Bazoum là cuộc đảo chính thứ ba trong khu vực trong vài năm qua. Sau các hành động tương tự ở Mali và Burkina Faso vào năm 2021 và 2022 quân đội Pháp đã phải rút lui.

Nhưng cuộc đảo chính ở Niger đặc biệt gây tổn hại cho Macron sau khi ông tìm cách trở thành đồng minh đặc biệt của Niamey và là trung tâm cho sự hiện diện của Pháp trong khu vực sau cuộc đảo chính ở Mali.

Macron thường xuyên nói chuyện qua điện thoại với Bazoum, người hiện tại vẫn bị quản thúc tại dinh tổng thống.

Tổng thống Pháp đã nhiều lần nói đến việc tạo ra sự thay đổi mang tính lịch sử đối với dấu ấn hậu thuộc địa của Pháp ở châu Phi, nhưng các nhà phân tích cho rằng Paris đang mất dần ảnh hưởng trên khắp lục địa, đặc biệt là trước sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đe dọa hành động quân sự để khôi phục Bazoum nhưng cho đến nay những lời đe dọa của họ, được Pháp ủng hộ mạnh mẽ, vẫn chưa được chuyển thành hành động.

Trong khi đó, mới đây chính quyền Mali tuyên bố trước Liên Hợp Quốc rằng, họ sẽ không đứng yên trước sự can thiệp bất kỳ nước ngoài nào đến chính quyền quân sư mới hay nội bộ Niger.

BN 2 jpeg 4

Hoàng Nam lược dịch.

Nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa, kịch bản nào xảy ra và ai chịu ảnh hưởng?

Lý do nào thúc đẩy giá dầu thế giới về ngưỡng 100 USD/thùng?

Giá dầu cán mốc 100 USD ở một số thị trường

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều