Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, cầu Sông Thai bắc qua sông Thai thuộc huyện Quảng Trạch bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào, đe doạ an toàn của hàng nghìn lượt người và xe qua lại trên cây cầu này hằng ngày.
Theo Sở Sở GTVT tỉnh Quảng Bình, cầu Sông Thai trên đường tỉnh 558B thuộc huyện Quảng Trạch được đưa vào sử dụng năm 1998. Cầu Sông Thai có kết cấu 6 nhịp, dài 180m; mỗi nhịp được bố trí 3 dầm bê tông cốt thép thường, với tải trọng thiết kế H10-X60.
Cầu Sông Thai sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, bê tông thân trụ đã bị bung tróc, đặc biệt ở trụ T4 và trụ T5 còn bật lòi cốt thép gỉ sét. Vị trí cầu nằm ở vùng nhiễm mặn nên hiện tượng ăn mòn cốt thép rất nhanh.
Tại 2 đầu mố cầu bị xói lở, trôi hết vữa xây chỉ còn trơ lại đá hộc. Trên mặt cầu cũng bị bong tróc, nứt nẻ, khe co giãn bằng cao su cốt thép đã bị hư hỏng nặng.
Theo đánh giá của Công ty sửa chữa đường bộ II Quảng Bình, đơn vị quản lý vận hành cầu Sông Thai thì hiện cầu có nguy cơ sập cao. Nếu cầu sập sẽ cô lập hàng ngàn hộ dân thuộc 2 xã Quảng Kim, Quảng Hợp thuộc huyện Quảng Trạch.
Hiện tại cầu được cắm biển báo hạn chế tải trọng 10T, tuy nhiên các xe tải chở keo tràm, xe chở vật liệu xây dựng và đặc biệt xe chở bê tông thương phẩm có trọng tải >30T vẫn thường xuyên qua lại cầu, gây nguy hiểm đến tính mạng người điều khiển giao thông, mất an toàn giao thông và ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
Để cảnh báo và bảo đảm an toàn giao thông, đơn vị quản lý cho biết trong thời gian chờ xử lý sửa chữa cầu, cần cắm thêm biển báo cầu yếu, thay biển báo hạn chế tải trọng 10T, sang biển báo 5T đồng thời cắm thêm biển phụ “Đi chậm khi qua cầu”.
- Xem thêm: Xác chết đột nhiên tỉnh lại, kể cho bác sĩ nghe một sự thật kinh hoàng
- Xem thêm: Nguồn gốc con người không phải trên Trái Đất?
- Xem thêm: Di sản cánh đồng Chum ở Lào: Di sản ẩn chứa dấu tích người khổng lồ
Xem thêm:
Phần còn lại của cầu Phong Châu có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào
Sức hủy diệt khủng khiếp của các đại dịch bệnh trong lịch sử và Thiên cơ nào đằng sau?
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*