spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Nhà kinh tế học Nouriel Roubini: “mẹ” của tất cả các cuộc khủng hoảng sắp xuất hiện

Nhà kinh tế học nổi tiếng: Sắp xảy ra mẹ của tất cả các cuộc khủng hoảng
Ông Nouriel Roubini, giáo sư tại Đại học New York, phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh thường niên Concordia năm 2022 – Ngày thứ 3 tại Sheraton, New York, Mỹ, vào ngày 21/09/2022. (Ảnh: John Lamparski/Getty Images cho Concordia Summit)

Nhà kinh tế học nổi tiếng Nouriel Roubini, giáo sự Đại học New York đã cảnh báo về viễn cảnh kinh tế tồi tệ mà thế giới sắp phải đối mặt, một cuộc khủng hoảng mà các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ không đối phó được.

Nhà kinh tế học Nouriel Roubini là người được mệnh danh là “Dr. Doom” (Tiến sĩ Diệt vong) vì đã đưa ra dự đoán u tối nhưng chính xác về cuộc khủng hoảng thị trường năm 2008.

Sau sự bùng nổ của đòn bẩy, vay nợ và thâm hụt trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới hiện đang hướng tới một “điểm hợp lưu chưa từng có” của các cuộc khủng hoảng tài chính, nợ và kinh tế, ông Roubini đã cảnh báo trong một bài báo ngày 02/12 viết cho Project Syndicate. Các hộ gia đình, tập đoàn, tổ chức tài chính, chính phủ, kế hoạch lương hưu, v.v. hiện đang phải gánh những khoản nợ khổng lồ sẽ chỉ “tiếp tục tăng lên khi xã hội già đi”.

Tổng nợ của khu vực tư nhân và công tính theo tỷ trọng GDP đã tăng lên 350% vào năm 2021 từ mức 200% vào năm 1999. Ở Mỹ, tỷ lệ này là 420%, trong khi ở Trung Quốc là 330%.

Tỷ lệ nợ không bền vững đã biến nhiều người đi vay như ngân hàng, tập đoàn, hộ gia đình, quốc gia, ngân hàng ngầm [các tổ chức tín dụng không chính thức có vai trò giống với ngân hàng] và chính phủ thành “những thây ma vỡ nợ”. Lãi suất thấp trong những năm qua đã giúp duy trì xu hướng này.

Nhưng với lạm phát tăng cao, “Bình minh của người chết trong lĩnh vực tài chính” [Bình minh của người chết – Dawn of the Dead là một bộ phim ra đời năm 1978 về các xác sống] đã kết thúc, ông Roubini nhận xét. Khi Fed tăng lãi suất để chống lạm phát, các “thây ma” đang phải đối mặt với sự gia tăng chóng mặt của chi phí trả nợ. Ông Roubini là cố vấn cấp cao cho Bộ trưởng Tài chính thời Obama, ông Timothy Geithner.

Kể từ tháng 1, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất chuẩn từ 0,25% lên khoảng từ 3,75% đến 4%.

Nhà kinh tế viết: “Đối với nhiều người, điều này thể hiện một cú sốc gấp ba, bởi vì lạm phát cũng đang làm xói mòn thu nhập thực tế của hộ gia đình và làm giảm giá trị tài sản của hộ gia đình, chẳng hạn như nhà cửa và cổ phiếu”.

“Điều tương tự cũng xảy ra đối với các tập đoàn, tổ chức tài chính và chính phủ vốn mỏng manh và sử dụng quá nhiều đòn bẩy: họ phải đối mặt với chi phí đi vay tăng mạnh, thu nhập và doanh thu giảm, và sự sụt giảm giá trị tài sản, tất cả đều diễn ra cùng lúc”.

“Mẹ” của các cuộc khủng hoảng kinh tế

Những diễn biến này đang diễn ra trong bối cảnh lạm phát đình trệ quay trở lại, thứ là sự kết hợp của tình trạng tăng trưởng kinh tế yếu và lạm phát cao. Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc khủng hoảng COVID-19, việc cứu trợ các tổ chức tư nhân và công cộng sẽ chỉ “đổ thêm dầu vào lửa lạm phát”.

Điều này có nghĩa là sẽ có một “cuộc suy thoái sâu, kéo dài” bên cạnh một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Ông Roubini cảnh báo: “Mẹ của tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế đang hiện ra lờ mờ và các nhà hoạch định chính sách sẽ không thể làm gì nhiều để giải quyết vấn đề này”.

Nhà kinh tế học nổi tiếng: Sắp xảy ra mẹ của tất cả các cuộc khủng hoảng
Ông Larry Summers, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ và là cựu Cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Barack Obama, phát biểu về tình trạng hiện tại và tương lai của nền kinh tế Mỹ tại Hội nghị Chính sách Kinh tế do Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia tổ chức ở Arlington, Virginia, Mỹ, vào ngày 24/02/2014. (Ảnh: SAUL LOEB/AFP qua Getty Images)

Một dự đoán tiêu cực tương tự đối với nền kinh tế Mỹ cũng được giáo sư Harvard Larry Summers đưa ra trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Bloomberg.

Ông Summers, người cũng phục vụ dưới thời Obama, chỉ ra rằng việc giảm lạm phát mà không gây suy thoái sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều bởi vì đến một thời điểm nhất định, người tiêu dùng sẽ cạn kiệt tiền tiết kiệm, điều này sẽ làm giảm tiêu dùng. Điều này có nghĩa là suy thoái kinh tế sẽ “khá mạnh”.

“Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,5%, nó sẽ tăng thêm hơn 2%. Và đó là bởi vì một khi bạn rơi vào tình huống tiêu cực, sẽ có yếu tố tuyết lở [các yếu tố tiêu cực cộng dồn và kéo nhau tăng lên]. Và tôi nghĩ rằng chúng ta có nguy cơ thực sự rằng điều đó sẽ xảy ra vào một thời điểm nào đó”, ông Summers nói.

Tác giả Naveen Athrappully – The Epoch Times

Bản dịch từ NTDVN

 


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều