Trần Chí Vũ (Chen Zhiwu), giáo sư tại Đại học Yale ở Hoa Kỳ và là một nhà kinh tế học nổi tiếng, đã đưa ra một câu hỏi gây sốc: Tại bất kỳ đất nước nào, nếu nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ trung bình là hơn 10% trong ba mươi năm, thì lượng của cải khổng lồ được tạo ra sẽ đủ để giúp tất cả người dân tại quốc gia đó có một cuộc sống thịnh vượng.
Tuy nhiên, kể từ khi Trung Quốc tiến hành “cải cách và mở cửa “, sự tăng trưởng kinh tế của đất nước tỷ dân này đã không giúp cho hầu hết người dân Trung Quốc trở nên giàu có. Vậy tất cả của cải đã đi đâu?
Theo nhận định của tờ Sound of Hope, có không quá bốn điểm dưới đây:
1. Đầu tiên là sự tham ô của quan chức
Trung Quốc (ĐCSTQ) có số lượng quan chức đông nhất thế giới, những người này không tham gia sản xuất hay tạo ra của cải nào nhưng vẫn đứng đầu chuỗi thức ăn, và chỉ khi họ no bụng thì người dân mới có cơm ăn.
Tham nhũng trong giới quan chức Trung Quốc đã phát triển từ việc nhận quà và bán việc làm trong những năm đầu, cho đến việc phê duyệt các dự án hay xin nhiều loại giấy phép như hiện nay. Nếu một dự án đầu tư công có kinh phí 100 triệu NDT, thì ít nhất một nửa số tiền sẽ được dùng để khơi thông nhân mạch. Từ khi bắt đầu đấu thầu, đến các hợp đồng, thầu phụ, kiểm tra, nghiệm thu công trình,… các khoản phí này đều chảy vào túi cán bộ các cấp.
Mười năm trước, nhà kinh tế học Vương Tiểu Lỗ (Wang Xiaolu) đã tiến hành một nghiên cứu và kết luận rằng – ngoài GDP danh nghĩa của Trung Quốc, vẫn còn gần 1/3 phần GDP xám là bất hợp pháp, chúng không được đưa vào thống kê và không thể đưa ra ánh sáng, có thể gọi đó là GDP tham nhũng. Và con số này khổng lồ đến mức chưa từng có ở bất cứ thời kỳ nào hay bất cứ quốc gia nào.
2. Điểm thứ hai là được dùng để “Duy trì sự ổn định”
“Duy trì sự ổn đinh” – Thuật ngữ khập khiễng này dường như chưa từng xuất hiện ở Trung Quốc vào thập niên 80. Nó mới chỉ bắt đầu xuất hiện từ thập niên 90, sau đó nó xuất hiện ngày càng thường xuyên trong nhiều văn bản chính thức của nhà nước. Kéo theo đó là các chi phí tương ứng cũng tăng vọt, ví dụ như ở Sơn Đông, hơn một trăm người đã được thuê để kiểm soát ông Trần Quang Thành – một luật sư khiếm thị nổi tiếng của Trung Quốc
Ngày nay, trong những thời kỳ nhạy cảm, số lượng công chức được chính quyền địa phương và Bắc Kinh dùng để chặn bắt những dân oan đi khiếu nại là khoảng 100.000 người. Cùng với lượng nhân lực khổng lồ được sử dụng để giám sát internet, kiểm tra an ninh nhà ga và tàu điện ngầm, chi phí để “duy trì sự ổn định” đã vượt quá chi tiêu quân sự hàng năm và lên tới hơn một nghìn tỷ NDT.
Điều này là không thể tưởng tượng được ở một quốc gia dân chủ và số chi phí này gần như tương đương gấp đôi doanh thu tài chính của Đài Loan! Triết lý của ĐCSTQ là thà chi nhiều tiền hơn để mua thịt và nuôi chó còn hơn là mua thực phẩm để phân phát cho người dân.
3. Điểm thứ ba là ngoại giao tiền bạc
Các chính sách ngoại giao bằng tiền của Trung Quốc như: “Sáng kiến vành đai và con đường”, viện trợ hào phóng cho châu Phi, giảm và miễn nợ cho nhiều quốc gia, hay dùng số tiền khổng lồ để thu hút người da đen đến Trung Quốc học tập, đồng thời tổ chức nhiều cuộc thi và hội nghị quốc tế. Những chi phí này cũng lên tới hàng nghìn tỷ NDT.
4. Đểm thứ tư là đầu tư vào vũ khí
Vào thập niên 80, chủ tịch Trung Quốc thời điểm đó là Đặng Tiểu Bình đã đưa ra nhận định chiến lược rằng – xu hướng chủ đạo của thế giới là hòa bình, và Trung Quốc sau đó đã diễn ra hai chiến dịch giải trừ quân bị lớn. Vào thời Giang Trạch Dân, từng có người trong quân đội bí mật mua một tàu sân bay bị hỏng từ Ukraine – điều này đã bị chính quyền trung ương thời đó chỉ trích nặng nề.
Nhưng bây giờ Trung Quốc đang dốc toàn lực để tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ. Có lẽ bài học từ Liên Xô chưa đủ sâu sắc. Bắc Kinh tự cho rằng họ đã có đủ sức mạnh kinh tế và năng lực khoa học công nghệ để có thể thách thức các ông lớn trên thế giới.
Nhưng họ lại không biết rằng những điều này đều dựa trên sự hợp tác tốt đẹp với nhiều nước tiên tiến. Một khi các nước lớn tách khỏi Trung Quốc, năng lực kinh tế và trình độ nghiên cứu khoa học của Trung Quốc sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, chưa kể đến có thể sẽ trở lại hình dáng ban đầu chỉ sau một đêm.
Trung Quốc không có lãnh thổ ở hải ngoại, cũng không phải là cảnh sát thế giới, chỉ cần tên lửa tầm trung cũng đủ bao trùm lãnh hải của Trung Quốc, vậy còn cần chế tạo hàng không mẫu hạm làm gì? Nếu số tiền này được sử dụng cho sinh kế của người dân thì chi phí chăm sóc y tế công cộng sẽ luôn đầy đủ.
Rất nhiều tiền đã được chi ra cho chế tạo vũ khí, nhưng hiệu quả thì không thể kiểm chứng được. Tiêm kích Thành Đô J-20 được Trung Quốc tự xưng là bất khả chiến bại trên thế giới, nhưng chưa từng thấy nó thực hiện bất kỳ nhiệm vụ quân sự nào và có rất ít báo cáo về quá trình huấn luyện của nó, cũng có lẽ là vì sợ xảy ra tai nạn.
Đồng thời, máy bay cỡ lớn C919 do Trung Quốc tự sản xuất bị đồn đại là đã gặp phải nhiều trục trặc ngay khi được đưa vào sử dụng. Ngay cả các bộ phận chính của một chiếc máy bay hàng không dân dụng 40 năm tuổi cũng không sản xuất được, thì có thể tưởng tượng ra J-20 sẽ không tốt hơn là bao. Và nếu dùng nó cho thực chiến, thì kết quả sẽ như thế nào?
Theo Sound of Hope, trong số 4 điểm nêu trên, hầu hết số tiền ở điểm thứ hai, thứ ba và thứ tư đều đổ vào điểm thứ nhất. Vì vậy, đích đến lớn nhất của khối tài sản khổng lồ của Trung Quốc là vào túi của quan chức các cấp, và người hưởng lợi lớn nhất là những người ra quyết định và thực hiện các dự án chi tiêu khác nhau. Vì vậy, thật dễ dàng để giải thích tại sao các điểm thứ hai, thứ ba và thứ tư lại được đầu tư và phát triển mạnh mẽ như vậy.
Hoàng Dung biên dịch
Theo Lâm Lỵ/ Sound of Hope
Xem Thêm:
Quốc hội Hàn Quốc thông qua Luật cấm ‘sản xuất’ và bán thịt chó
Đức: Hàng vạn nông dân biểu tình phản đối Chính phủ trên toàn quốc
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*