spot_img
20 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Tây Nguyên rừng đang mất

Tân Thế Kỷ – hàng trăm ngàn héc ta đất rừng ở Tây Nguyên tiếp tục bị triệt hạ. Lâm tặc thời nay không chỉ có dân đen mà còn có cả cán bộ, doanh nghiệp và mục đích phá rừng cũng không phải lấy gỗ, mà là để chiếm đất.

Tây nguyên rừng đang mất| Tân Thế Kỷ
Núi lửa Chư Đăng Ya – Rừng núi Tây Nguyên

15 năm Tây Nguyên mất 650.000ha rừng

Theo số liệu công bố tại hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 3/6/2022 tại Lâm Đồng, trong vòng 15 năm (2005 – 2020) diện tích rừng tự nhiên ở các tỉnh Tây Nguyên đã giảm từ 2,83 triệu ha xuống còn 2,18 triệu ha, tức đã mất tới 650.000ha rừng.

Số liệu của UBND tỉnh Đắk Lắk tại hội nghị này ghi nhận khoảng 51.000ha rừng đã bị tàn phá, lấn chiếm tại các lâm trường, dự án lâm nghiệp. Trong khi đó, ông Lê Quang Dần – phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông – cho biết chỉ tính từ năm 2017 tới nay, diện tích rừng giao cho các dự án giảm hơn 11.000ha.

Có hàng ngàn héc ta rừng đã mất tại các dự án đã được tỉnh thu hồi giao về địa phương. Hàng chục ngàn héc ta đã giao về các địa phương quản lý hiện cũng đang bị lấn chiếm, xâm canh.

Phá rừng bán đất, cho thuê

Theo thông tin từ TTO – Huyện biên giới Ea Súp nổi lên như “điểm nóng” phá rừng chiếm đất. Những cánh rừng khộp xanh tốt trước đây nay bị cắt xẻ, sang nhượng tràn làn không thể kiểm soát.

Ngoài vụ phá gần 400ha rừng ở xã Ya Tờ Mốt vào tháng 6/2022từng khiến nhiều người vướng vòng lao lý, kỷ luật thì nạn phá rừng chiếm đất vẫn tiếp diễn tại các khu vực khác của huyện.

Dọc các tuyến đường từ trung tâm xã đến Làng thanh niên lập nghiệp Ia Lốp, rừng bị chặt phá ngổn ngang. Nhiều cây rừng có đường kính từ 20 – 40cm bị cưa đổ, gỗ không bị lấy đi, nằm ngổn ngang tại hiện trường.

Hàng trăm héc ta rừng bị các “đầu nậu” chặt hạ, bao chiếm rồi cho những người dân từ Bình Định, Phú Yên lên thuê để trồng dưa hấu với giá 15 – 20 triệu đồng/ha/vụ (ba tháng).

Cũng quanh khu vực này, một đầu nậu khác bao chiếm hàng chục héc ta rồi cho những người đến từ Bình Phước lên thuê để trồng sắn, bắp. Những cánh rừng được giao cho xã Ia Lốp quản lý đã bị phá gần như hoàn toàn, máy móc ngang nhiên cày xới, trồng cây không hề bị ngăn chặn.

UBND xã Ia Lốp – thừa nhận có tình trạng rừng bị phá, cho thuê để trồng cây và họ đang xác minh, tìm đối tượng. Theo ông Thuận, ngày 22/11/2019, UBND huyện Ea Súp đã có quyết định giao cho xã hơn 4.280ha đất lâm nghiệp, rừng thu hồi từ Đoàn kinh tế 737 Quân khu 5 (trước đây là Binh đoàn 16, Bộ Quốc phòng) để quản lý, bảo vệ.

Trong tổng diện tích này, hiện UBND tỉnh đã giao cho Tập đoàn Xuân Thiện hơn 3.300ha để làm dự án điện mặt trời, nông lâm nghiệp. Diện tích còn lại, trong đó có toàn bộ diện tích rừng tự nhiên do xã quản lý đang bị chặt phá, cho thuê.

“Hiện nay xã cùng lực lượng công an, quân đội tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn chờ cho tới ngày giao toàn bộ diện tích này cho Tập đoàn Xuân Thiện”, ông Thuận nói.

Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk – thừa nhận biến tướng của nạn phá rừng hiện nay là để chiếm đất làm nương rẫy, không chỉ nhằm mục đích lấy gỗ như trước.

Về thông tin các đầu nậu phá rừng đem bán, cho thuê ở huyện biên giới Ea Súp, ông Hưng cho biết rất phức tạp. Đơn vị đã đề nghị Công an tỉnh Đắk Lắk lập chuyên án để điều tra, xử lý những người có hành vi phá rừng đem bán, cho thuê.

Bán rừng

Những cánh rừng khộp xanh tốt hai bên quốc lộ thuộc dự án của Công ty TNHH Hoàng Nguyễn nằm bên quốc lộ 14, huyện Ea H’leo, Đắk Lắknay đã trở thành những rẫy cà phê hoặc cây ngắn ngày.

Rừng Tây Nguyên đang mất| Tân Thế Kỷ
Sầu riêng cho gia trị kinh tế cao, nhiều diện tích đất rừng đã được khai thác

Ông Phạm Văn Khôi – phó chủ tịch UBND huyện Ea H’leo – cho biết năm 2009 Công ty Hoàng Nguyễn được UBND tỉnh Đắk Lắk giao 438ha rừng và đất rừng tại tiểu khu 9 và 17, xã Ea H’Leo để thực hiện dự án kinh tế trồng cao su, bảo vệ rừng.

Tuy nhiên, suốt tám năm Công ty Hoàng Nguyễn không thực hiện dự án như cam kết nên năm 2017, UBND tỉnh Đắk Lắk ra quyết định thu hồi dự án, giao đất và rừng về cho huyện quản lý. Đến lúc này thì diện tích rừng nguyên sinh 75ha đã bị chặt phá hoàn toàn. Huyện đã chỉ đạo công an điều tra việc mua bán, sang nhượng trái phép đất tại dự án này.

Hay như trường hợp Công ty TNHH thương mại Đỉnh Nghệ được UBND tỉnh giao gần 1.375ha rừng tại huyện Đắk Glong. Năm 2015, ông Nguyễn Văn Khanh (Công ty Đỉnh Nghệ, Đắk Glong) đã sang nhượng 100ha đất của dự án cho ông V.V.T. ở tỉnh Gia Lai và một người dân khác với giá 12 tỉ đồng.

Cuối năm 2019, TAND huyện Đắk Glong đã xét xử và buộc ông Khanh phải trả lại cho ông T. số tiền trên 10,2 tỉ đồng (gồm 6 tỉ đồng tiền gốc và trên 4,2 tỉ đồng tiền lãi). Năm 2021, UBND tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định thu hồi dự án khi rừng đã bị phá tan hoang, đất bị lấn chiếm hầu hết…

Tranh chấp đất rừng

Việc tranh chấp đất rừng diễn ra thường xuyên, hình thành các điểm nóng về an ninh trật tự. Các chủ rừng buông lỏng quản lý dự án, khiến địa phương gặp rất nhiều áp lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý dân cư.

Ông Phạm Tuấn Anh – giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông – thông tin với báo giới, toàn tỉnh có 81.179,99ha chưa có rừng được quy hoạch phát triển rừng, tuy nhiên trong đó có khoảng 70.000ha hiện người dân đang lấn chiếm để canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Hoàng Nam tổng hợp.

Đề xuất mở rộng nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí

Hơn 3000 cột điện nằm giữa đường

Sóc Sơn lũ quét vùi lấp nhiều xe sang

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều