spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,17 Tháng chín
spot_img

Những phát hiện khảo cổ chấn động thách thức Thuyết tiến hóa

(Tân Thế Kỷ) – Theo thuyết tiến hóa của Đác-uyn thì con người là do một loài vượn cổ, hay còn gọi là vượn nhân hình – Hominid tiến hóa thành. Loài vượn này sống ở cuối thế kỷ thứ ba thời đại Tân Sinh, cách ngày nay khoảng hơn 6 triệu năm. Sau hàng triệu năm tiến hóa thì đến khoảng 40.000 năm trước đây, người hiện đại hay người tinh khôn – Homo Sapiens đã ra đời. Homo Sapiens có cấu tạo cơ thể phát triển như người ngày nay.

Không,... loài người chúng ta không tiến hóa từ vượn - 4TechNews
Con người có phải tiến hóa lên từ loài vượn?

Tuy nhiên, càng về sau này người ta càng phát hiện ra được những di tích hóa thạch cho thấy con người đã xuất hiện từ trước đó rất lâu. Những khám phá này khiến chúng ta phải thực sự nhìn nhận lại thuyết tiến hóa của Darwin cũng như nguồn gốc của con người. Đây cũng không phải lần đầu tiên – lịch sử của khoa học đã chứng minh rằng, rốt cuộc, “khoa học” đã sai trong vô số trường hợp.

Lò phản ứng hạt nhân 1,8 tỷ năm tuổi.

Tưởng rằng công nghệ hạt nhân mới chỉ được khám phá và phát triển cách đây không lâu, nhưng giới khảo cổ đã phát hiện một bí mật kinh hoàng, đó là một lò phản ứng hạt nhân từ thời cổ đại tại Châu Phi cách đây 2 tỷ năm, chúng vận hành trên 500.000 năm.

Vào năm 1972, một công nhân tại nhà máy chế biến nhiên liệu lò phản ứng đã quan sát thấy một điều gì đó kỳ lạ trong một cuộc phân tích thông thường về uranium được chiết xuất từ một khu mỏ tại Châu Phi.

Giống như những mẫu uranium tự nhiên khác, mẫu vật đang được nghiên cứu chứa ba dạng đồng vị – ba dạng với các khối lượng nguyên tử khác nhau: uranium 238, loại phong phú nhất; uranium 234, hiếm nhất; và uranium 235, đồng vị có thể hỗ trợ chuỗi phản ứng hạt nhân.

Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia tại Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp (CEA) đã bối rối là chúng ta có thể tìm thấy các nguyên tử uranium 235 trong tự nhiên, và chúng chỉ chiếm 0,720% tổng số nguyên tử trong vỏ Trái đất, trên mặt trăng và thậm chí trong các thiên thạch.

Thế nhưng trong các mẫu lấy từ mỏ Oklo ở Gabon, một thuộc địa cũ của Pháp ở Tây Phi, uranium 235 chỉ chiếm 0,717%.

Sự khác biệt về con số là 0.003%, có vẻ nhỏ, nhưng nó cũng đủ để cảnh báo các nhà khoa học Pháp rằng có điều gì đó bất thường đối với các mẫu khoáng chất này. Từ đó đặt ra câu hỏi, điều gì đã khiến cho những mẫu vật này có lượng uranium 235 thấp hơn tiêu chuẩn thông thường.

Để tìm ra câu trả lời, các chuyên gia và nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã cùng nhau đến Gabon để tìm hiểu điều gì đang xảy ra với uranium từ Oklo và điều gì khiến nó trở nên khác biệt như vậy. Sau khi tìm hiểu, họ kết luận rằng địa điểm bắt nguồn của uranium là một lò phản ứng hạt nhân dưới lòng đất, sở hữu công nghệ tiên tiến vượt ra ngoài tầm hiểu biết của kiến thức khoa học hiện tại của chúng ta.

Nhiều người tin rằng lò phản ứng hạt nhân cổ đại này có niên đại khoảng 1,8 tỷ năm tuổi và đã hoạt động ít nhất 500.000 năm trong quá khứ xa xôi.

Lò phản ứng hạt nhân cổ đại được tìm thấy ở Châu Phi được cho là đã gần 2 tỷ năm tuổi - Ảnh 1.
Mẫu uranium từ mỏ Oklo bị mất đi khoảng 0,003% lượng uranium-235, chất đồng vị quý giá nhất trong 3 loại chất đồng vị trong uranium tự nhiên. Ba loại đồng vị đó là uranium-238 (99,2739–99,2752% số lượng đồng vị trong tự nhiên), uranium-235 ( với 0,7198–0,7202%) và uranium-234 (với 0,0050–0,0059%), uranium-235 có khả năng sản sinh nguồn năng lượng cực lớn. Con số 0.003% là rất bé, nhưng dựa vào độ lớn của những vỉa uranium này, tổng số lượng uranium-235 mất đi là hơn 200kg.

Các nhà khoa học đã tập hợp để điều tra, với nhiều cách giải thích, rằng nó thật kỳ diệu, nhưng là một hiện tượng tự nhiên.

Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, nguyên Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ, và là người đoạt giải Nobel nhờ công trình nghiên cứu về các nguyên tố nặng, đã giải thích vì sao nó chắc chắn không phải là hiện tượng tự nhiên, và do đó, nó phải là một lò phản ứng hạt nhân nhân tạo.

Điều này vượt quá xa tầm hiểu biết của khoa học hiện đại. Câu hỏi đặt ra là, lẽ nào cách đây gần 2 tỷ năm, trên Trái Đất đã có con người với trình độ kỹ thuật vượt xa nền văn minh nhân loại ngày nay?

Hòn đá ở Peru khắc kính viễn vọng cổ đại và quần áo hiện đại

Người ta nghĩ rằng Galileo Galilei đã phát minh ra kính viễn vọng vào năm 1609. Thế nhưng một hòn đá được chạm trổ từ 65 triệu năm trước lại khắc họa một người cầm kính viễn vọng đang quan sát các vì sao.

Khoảng 10.000 hòn đá đã được đặt trong Bảo tàng Cabrera ở Ica, Peru, trưng bày những con người tiền sử đội mũ, mặc áo, và đi giày. Các hòn đá khắc họa những cảnh tượng giống như cấy ghép nội tạng, mổ đẻ và truyền máu – cùng một vài cuộc chạm trán với khủng long.

Trên một hòn đá được chạm khắc từ 65 triệu năm trước, một nhân vật đang cầm kính viễn vọng – vật sáng chế được tin là tạo ra bởi Galileo vào năm 1609. (Ảnh: Eugenia Cabrera/Museo Cabrera)
Trên một hòn đá được chạm khắc từ 65 triệu năm trước, một nhân vật đang nhòm qua kính viễn vọng – vật sáng chế được tin là tạo ra bởi Galileo vào năm 1609. (Ảnh: Eugenia Cabrera/Museo Cabrera)

Khi một số người nói những hòn đá là giả, thì Tiến sĩ Dennis Swift, nhà nghiên cứu khảo cổ học thuộc Đại học New Mexico, lại soạn ra một cuốn sách tên là “Bí mật về những hòn đá Ica và hình vẽ Nazca”, trong đó nêu bằng chứng rằng những hòn đá đã có niên đại từ thời tiền Columbus.

Swift cho rằng một trong những lý do khiến các hòn đá bị coi là giả vào những năm 1960, là bởi vì vào thời đó, người ta tin rằng những con khủng long kéo lê đuôi khi bước đi, trong khi đó các hòn đá lại khắc khủng long vểnh đuôi lên, và do đó bị cho là thiếu chính xác.

Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này lại tuyên bố rằng khủng long rất có thể là vểnh đuôi lên khi bước đi, giống các bức vẽ trên những hòn đá.

Những dấu chân in trên hóa thạch bọ ba thùy

Năm 1968, William J. Meister đã phát hiện ra hóa thạch dấu chân Bọ ba thùy (có tên gọi theo khoa học là Trilobite có nghĩa là Tam diệp trùng, con côn trùng có 3 thuỳ) tại Hoa Kỳ. Chiếc giày này có chiều dài 26 cm và chiều rộng 9 cm; đây là kích thước phổ biến của giày nam dành cho người lớn; cụ thể là size 41 của châu Âu (rộng 3,5 inch và dài 10,25 inch).

bọ ba thùy; Bọ ba thùy là gì; thuyết tiến hóa Darwin
Hóa thạch vết giày giẫm lên Bọ ba thùy (ảnh Chánh Kiến)

Vào ngày 16/6/1968, tờ “The Deseret News” đã đăng một bài báo với tiêu đề “Những hóa thạch gây bối rối được khai quật”, đưa tin về việc phát hiện ra hóa thạch với các dấu chân. Bài báo có đính kèm thêm các hình ảnh chụp hóa thạch. Rất nhanh sau đó, các tờ báo khắp nước Mỹ đều đưa tin về việc này. Các nhà khoa học lập tức đến địa phương đó để tiến hành một cuộc điều tra chi tiết hơn.

Bọ ba thùy; Bọ ba thùy hóa thạch; Con bọ ba thùy
Chi tiết gót giày với Bọ ba thùy (ảnh Chánh Kiến)

Bọ ba thùy là loài động vật cổ đại xuất hiện trong kỷ Cambri (kỷ Hàn Vũ) cách nay 560 triệu năm; và nó đã bị tuyệt chủng hoàn toàn vào kỷ Permi cách đây 240 triệu năm. Việc phát hiện ra hóa thạch này đã gây ra những xung đột nghiêm trọng với thuyết tiến hóa.

Các hóa thạch đã chỉ ra rằng con người và loài Bọ ba thùy đã từng sống trong một thời kỳ. Các nhà địa chất học theo thuyết tiến hóa đã không thừa nhận phát hiện này, không những thế còn muốn tìm cách để tiêu hủy bằng chứng. Theo Meister, khi ông phát hiện ra hóa thạch thì các nhà địa chất đã muốn mua lại nó với giá 250.000 đô la Mỹ. Họ còn nói rằng: “Tôi sẽ tiêu hủy nó. Nó đã phá hủy toàn bộ cuộc đời làm địa chất của tôi”.

Giáo sư ngành luyện kim Melvin A. Cook của trường đại học Utah đã ca ngợi phát hiện này là “Mẫu hóa thạch dấu chân người đáng chú ý nhất” (most remarkable specimen of a fossil human footprint). Cũng tại nơi đó, các nhà địa chất cũng tìm được nhiều hóa thạch dấu chân người khác. Trong đó có dấu chân của một đứa trẻ đi chân trần giẫm lên (barefoot child).

Sinh vật bọ ba thùy; Thuyết tiến hóa darwin; Thuyết tiến hóa hiện đại
Hóa thạch dấu chân đứa trẻ chân trần (ảnh Chánh kiến)

Trên thực tế là hóa thạch dấu chân người tiền sử đã được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. ví dụ:

  • Dấu chân Nevada (the nevada footprint): Hóa thạch gót giày được tìm thấy ở Fisher Canyon, Nevada, Hoa Kỳ. Qua kính hiển vi có thể nhìn thấy rõ ràng những đường vân trên đế giày. Hóa thạch này đến từ Kỷ Trias (kỷ Tam Điệp), nó có niên đại cách đây 205 triệu đến 250 triệu năm.
Mâu thuẫn của thuyết tiến hóa darwin; Nội dung thuyết tiến hóa của darwin; Tam diệp trùng là gì
Hóa thạch gót giày Nevada (ảnh Chánh kiến)
  • Dấu chân Zapata(the zapata track): Hóa thạch dấu chân được tìm thấy gần núi Robredo ở New Mexico, Hoa Kỳ. Những hóa thạch này đến từ địa tầng kỷ Permi (kỷ Nhị Điệp), với niên đại cách đây 248 triệu đến 290 triệu năm.
Dấu chân hóa thạch hơn 200 triệu năm: Thuyết tiến hóa là sai lầm?
Hóa thạch dấu chân Zapata (ảnh Chánh Kiến)
  • Dấu chân Quận Rockcastle: 10 dấu chân người hoàn chỉnh và một số dấu chân rời rạc đã được phát hiện ở Quận Rockcastle, Kentucky, Hoa Kỳ. Chúng nằm bên trong sa thạch của Kỷ Carbon. Tuổi của hóa thạch có thể bắt nguồn từ 320 đến 360 triệu năm trước.
thuyet tien hoa darwin
Hóa thạch dấu chân ở Quận Rockcastle (ảnh Chánh kiến)

Đi tìm nguồn gốc thật sự của nhân loại

Mặc dù nhìn từ góc độ khoa học, thuyết tiến hóa của Darwin không hề có tính khoa học nào, cho đến tận bây giờ vẫn chưa phát hiện được bất kỳ chứng cứ nào về quá trình quá độ giữa hai vật chủng tiến hóa, nhưng khoa học hiện đại vẫn đang lựa chọn thuyết tiến hóa làm lý luận về nguồn gốc của nhân loại. Điều này thật không thoả đáng.

Trong hầu hết các nền văn minh cổ đại, người xưa đều tin rằng Thần tạo ra nhân loại. Chư Thần đã phỏng theo hình tượng của bản thân mà tạo nên con người ngày nay.

Nữ Oa tạo ra con người, vì con người mà luyện đá vá Trời
Nhiều người tin rằng Nữ Oa đã dùng hình tượng của mình tạo ra người phương Đông

Trong tôn giáo tại phương Tây, người ta biết rằng Yahweh đã phỏng theo hình tượng bản thân mà tạo nên con người; người dân phương Đông đã biết rằng, Nữ Oa đã phỏng theo hình tượng bản thân mà tạo nên con người; còn có những vị Thần khác, cũng đã tạo ra những con người khác. Ngay cả rất nhiều người Việt chúng ta cũng tin mình có nguồn gốc từ Rồng Tiên chứ không phải hóa thân từ loài vượn.

Có phải bản thân chúng ta, thế giới xung quanh chúng ta là những kiệt tác của một “Trí tuệ ngoài vũ trụ” nào đó?

Vào ngày 25/1/2023, Nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu tiên công bố đến thế nhân bài viết “Vì Sao có nhân loại“. Bài viết ra mắt đã gây chấn động lớn về nguồn gốc vũ trụ, tam giới và nhân loại. Giới tinh hoa, chuyên gia, nhân sĩ khắp thế giới nhận xét rằng, đây là bài viết chứa những thiên cơ lớn lần đầu tiên khai mở cho con người, giúp nhân loại nhận thức lại nguồn gốc chân chính của mình.

Bạn có thể đọc bài viết đầy đủ tại đây.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện bắt nguồn từ tín ngưỡng truyền thống của Trung Quốc về thăng hoa đạo đức và tinh thần. Gồm có các bài tập thiền định và một bộ các bài giảng đạo đức tập trung vào các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn, môn tu luyện này được thực hành ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

Môn tu luyện này ước tính đã thu hút khoảng 100 triệu người theo học ở Trung Quốc vào năm 1999. Lo sợ về sự phổ biến của pháp môn này, chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động một cuộc đàn áp đức tin hung bạo tước đi vô số sinh mạng của các học viên.

Nhà sáng lập Pháp Luân Công – Đại sư Lý Hồng Chí đã được đề cử giải bốn giải Nobel Hòa Bình và được Nghị viện Âu Châu đề cử Giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng. Đại Sư cũng là người nhận Giải thưởng Tự do Tín ngưỡng Quốc tế của tổ chức Freedom House.. Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, Ông được xếp hàng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời.

Đại Sư Lý là tác giả của cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Cuốn sách đã được dịch sang 40 ngôn ngữ và phổ biến trên hơn 120 quốc gia trên thế giới.

 

Nghi Vân (t.h)

Nguồn tham khảo Chánh Kiến, NTD, Epoch Times

Xem thêm:

Đã tìm thấy lời giải chân chính về nguồn gốc con người?

Sự thật về nguồn gốc “Con Rồng Cháu Tiên” của dân tộc Việt

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều