spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,6 Tháng mười
spot_img

Trẻ không nghe lời thì cha mẹ phải làm thế nào?

Hầu hết các gia đình hiện nay chỉ có một hoặc hai con. Nguyên nhân chủ yếu là áp lực kinh tế lớn, hai là khó giáo dục trẻ. Vậy việc giáo dục trẻ nhỏ có thực sự khó hay không?

Trẻ không nghe lời thì cha mẹ phải làm thế nào?
Những bậc cha mẹ đã giáo dục con cái thành công cảm thấy sự trưởng thành của con cái họ là một điều tự nhiên và không cần phải tốn quá nhiều công sức. Ảnh: Shutterstock

Một số phụ huynh nói: “Con tôi không muốn học”. Một số người nói: “Con tôi quậy phá.” Một số người nói: “Con tôi hay nói dối”…

Đúng vậy, khi gặp phải những đứa trẻ như vậy, các bậc cha mẹ cũng rất khổ sở, không tìm được cách để giải quyết ổn thỏa, thường được giải quyết thông qua việc bạo lực đánh đập. Kết quả là càng đánh đập, càng mắng mỏ thì tình trạng của trẻ càng trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí, trẻ chán nản, trốn học, bỏ nhà đi.

Vậy người xưa đã giáo dục con cái như thế nào?

Chim vàng anh hót lanh lảnh đậu trong một góc rừng cây hoang vu. Khổng Tử nói: “Chim vàng anh biết bản thân mình phải chọn nơi tốt lành đậu lại nghỉ. Vậy con người không bằng như con chim sao?”.

Chọn môi trường tốt có lợi cho sự thăng hoa đạo đức cao đẹp của chúng ta.

Là cha mẹ, hãy tự nhắc nhở bản thân, đã tạo cho con cái mình một môi trường tốt chưa? Gồm môi trường giao tiếp bình đẳng, môi trường nhân ái của cha mẹ, môi trường lý giải bao dung, môi trường không khí học tập v.v.

Một đứa trẻ lớn lên trong một môi trường đạo đức tốt, bạn có còn lo lắng cho việc học hành của con mình không? Vì vậy, là cha mẹ, con muốn trở thành người như thế nào là tùy thuộc vào cha mẹ! Sống ngay thẳng là cách tốt nhất để giáo dục con cái.

ntdvn tre em nhat ban
Chọn môi trường tốt có lợi cho sự thăng hoa đạo đức cao đẹp của chúng ta. Ảnh: internet

Câu chuyện về 3 lần dời nhà của mẹ Mạnh Tử đã được nhiều người biết đến. Mạnh Tử được các thế hệ sau gọi là Á Thánh. Ông đã kế thừa Đạo của Khổng Tử và hồng dương học thuyết Nho gia, đi khắp nơi để bàn bạc ý tưởng điều hành đất nước với các quân vương. Ông là người suy nghĩ sáng suốt, học thức uyên bác, phẩm đức cao thượng.

Khi Mạnh Tử còn nhỏ, ông là một đứa trẻ hay trốn học. Mẹ ông đã giáo dục ông như thế nào?

Gia đình của Mạnh Tử rất nghèo, và cha ông mất sớm. Hai mẹ con nương tựa vào nhau. Mẹ nhìn Mạnh Tử bé nhỏ không chịu học hành trong lòng vừa lo lắng vừa chua xót. Để tạo cho con có một môi trường học tập tốt, mẹ đã ba lần chuyển nhà. Lần đầu tiên chuyển đến phụ cận nghĩa trang, nghĩ rằng nó yên tĩnh và thích hợp cho Mạnh Tử nghiên cứu. Nhưng không ngờ Mạnh Tử lại chơi trò đám tang.

Half Portraits of the Great Sage and Virtuous Men of Old Meng Ke %E5%AD%9F%E8%BB%BB
Mạnh Tử. Ảnh: internet

Khi mẹ Mạnh Tử nhìn thấy liền cau mày. Nghĩ ở đây không được rồi, không thể để con sống ở đây. Vì vậy, hai mẹ con chuyển nhà đến khu chợ. Mẹ Mạnh Tử phát hiện ra con bắt đầu chơi trò chơi làm thế nào để kinh doanh, giết mổ gia súc và cừu. Khi nhìn thấy, bà liền quyết định chuyển nhà ngay lập tức, lần này là đến khu vực lân cận trường học. Mạnh Tử bé nhỏ ngày nào cũng nghe tiếng đọc sách sang sảng, liền theo học. Mẹ Mạnh Tử nhìn thấy cười vui vẻ, trong lòng thầm nói: “Môi trường này rất thích hợp cho bé học tập”.

Môi trường có thể nuôi dưỡng sở thích và thói quen của một người. Môi trường tạo ra con người như thế nào. Bạn phàn nàn rằng con bạn mê các trò chơi, bạn có tự hỏi mình, có muốn tự chơi game không? Bạn phàn nàn rằng con bạn thích lướt web, vì vậy bạn có tự hỏi bản thân rằng liệu mình có thể rời chiếc điện thoại không? Bạn than phiền rằng con cái luôn cãi lại với cha mẹ, bạn có tự hỏi bản thân đã có hiếu với cha mẹ chưa?

Khi chúng ta yêu cầu trẻ làm cái này cái kia, trước tiên cũng nên im lặng và xem con bạn hiện đang ở trong môi trường nào? Giáo dục con cái có khó không? Thay đổi bản thân mình là khó nhất.

Vi sao co nhan loai 1

Huyền Chân/NTDVN biên dịch
Theo Secretchina

Xem Thêm:

Bao lâu rồi bạn chưa rời khỏi nhà với tiền mặt?

Vì sao cổ nhân nói: ‘Kẻ dại cầu tri thức, cao nhân ngộ học vấn’?

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều