spot_img
18 C
Vietnam
Thứ năm,31 Tháng mười
spot_img

Trung Quốc rơi vào giảm phát

Tân Thế KỷDữ liệu chính thức cho thấy hôm thứ Tư 9/8 cho thấy, giá tiêu dùng và giá nhà sản xuất ở Trung Quốc đều giảm trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã rơi vào giảm phát. 

Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) công bố ngày 9/8 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của nước này giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 2/2021. Tuy nhiên, mức giảm này thấp hơn so với mức dự báo giảm 0,4% mà các nhà kinh tế học được Bloomberg khảo sát đưa ra trước đó.

Mức tăng/giảm chỉ số giá tiêu dùng (CPI - màu đen) và chỉ số giá nhà sản xuất (PPI - màu đỏ) của Trung Quốc qua các tháng so với cùng kỳ năm trước. Đơn vị: %.
Mức tăng/giảm chỉ số giá tiêu dùng (CPI – màu đen) và chỉ số giá nhà sản xuất (PPI – màu đỏ) của Trung Quốc qua các tháng so với cùng kỳ năm trước. Đơn vị: %.

Chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) giảm tháng thứ 10 liên tiếp, với mức giảm 4,4% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, một mức giảm sâu hơn dự báo.

Đây là đợt công bố dữ liệu đáng thất vọng thứ hai đối với nền kinh tế Trung Quốc trong tuần này, sau khi số liệu hôm thứ Ba (8/8) cho thấy xuất khẩu của nước này giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm.

“Chắc chắn là Trung Quốc đang giảm phát”, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc Robin Xing của Morgan Stanley nhận định với Bloomberg. “Câu trả lời là giảm phát sẽ kéo dài bao lâu. Điều này tuỳ thuộc vào các nhà hoạch định chính sách, liệu họ có phản ứng bằng cách phối hợp nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khoá hay không”.

Giới đầu tư đang đặt cược rằng số liệu lạm phát yếu sẽ dẫn tới việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bổ sung các biện pháp kích thích tiền tệ như cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, PBOC đang thận trọng vì đối mặt với những trở ngại gồm đồng Nhân dân tệ mất giá mà mức nợ gia tăng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, kích cầu tài khoá cũng chỉ được triển khai ở mức độ dè dặt, xét tới sức ép tài chính mà chính quyền nhiều địa phương đang phải đương đầu.

Giảm phát đề cập đến việc giảm giá hàng hóa và dịch vụ do một số yếu tố, bao gồm cả tiêu dùng suy giảm. Và trong khi hàng hóa rẻ hơn có thể có lợi cho sức mua, thì giảm phát lại là mối đe dọa đối với cả nền kinh tế. Khi giá giảm, người tiêu dùng có xu hướng trì hoãn việc mua hàng với hy vọng giá sẽ giảm hơn nữa.

Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn giảm phát ngắn vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, phần lớn là do giá thịt lợn giảm mạnh. Trước đó, thời kỳ giảm phát cuối cùng là vào năm 2009.

Và nhiều nhà phân tích lo sợ tình trạng giảm phát sẽ kéo dài hơn trong khoảng thời gian này, khi các động cơ tăng trưởng chính của Trung Quốc bị đình trệ và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở mức cao kỷ lục trên 20%.

Nhà kinh tế học Andrew Batson của Gavekal Dragonomics cho biết những bất ổn đang diễn ra trong lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực từ lâu chiếm 1/4 GDP của Trung Quốc, là “nguồn gốc chính” cho “cú sốc giảm phát” này.

Dữ liệu hôm thứ Tư được đưa ra sau khi tháng 7 chứng kiến xuất khẩu giảm mạnh nhất trong hơn một năm – giảm 14,2% – do nhu cầu yếu ở nước ngoài. Điều này đã tác động trực tiếp đến hàng chục nghìn công ty định hướng xuất khẩu ở Trung Quốc, hiện đang hoạt động với tốc độ chậm hơn nhiều.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất lại giảm 4,4% trong tháng 7, đánh dấu tháng giảm thứ 10 liên tiếp. Chỉ số đo lường chi phí hàng hóa rời khỏi nhà máy và đưa ra cái nhìn tổng quan về sức khỏe của nền kinh tế và đã giảm 5,4% trong tháng 6 năm nay. Giá sản xuất giảm có nghĩa là giảm tỷ suất lợi nhuận cho các công ty.

Nghi Vân (t.h)

Theo Bloomberg, Vneconomy, SGGP

BN 2 jpeg 2

Xem thêm:

Điềm xấu kinh tế Trung Quốc: Giảm phát đè nặng, xuất nhập khẩu cùng lao dốc

“Ngoại giao sầu riêng”: Chiêu bài mới của chính quyền Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy thoái, triển vọng phục hồi mờ mịt

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều