spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Trung Quốc: Tham vọng đưa người lên mặt trăng trước năm 2030 

Tân Thế Kỷ (TTK) – Gần đây, chính phủ Trung Quốc chính thức tuyên bố sẽ thực hiện cuộc đổ bộ tàu vũ trụ có người lái lên mặt trăng trước năm 2030. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc không có khả năng sẽ xây dựng các tiêu chuẩn ngoài vũ trụ khác với mô hình quản trị trên trái đất của nước này.

Trung Quốc: Tham vọng đưa người lên mặt trăng trước năm 2030 
Trung Quốc thiết lập kế hoạch đưa người lên mặt trăng trước năm 2030. Ảnh đồ hoạ: Zhihu

Tin tức Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu đưa người mặt trăng vào năm 2030 đã trở thành một chủ đề nóng trên thế giới.

Vào ngày 30/5, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-16 và đưa ba phi hành gia lên trạm vũ trụ.

Trước đó, Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ đưa các phi hành gia lên bề mặt mặt trăng vào cuối năm 2025. 

Thẩm Minh Thất (Shen Mingshi), nhà nghiên cứu và giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan nhận xét: “Liệu ĐCSTQ có thể hạ cánh trên mặt trăng trước Hoa Kỳ không? Có thể có, cũng có thể không. Nhưng dù Trung Quốc có thể đổ bộ lên mặt trăng trước, cũng không có nghĩa là Trung Quốc có quyền tuyên bố bất cứ khu vực nào trên mặt trăng là lãnh thổ của họ”. 

“Tuy nhiên, đối với tư duy của ĐCSTQ, họ có thể sẽ dùng phương thức này: Trung Quốc đặt chân tới trước, sau đó tuyên bố rằng đây là lãnh thổ của mình, hoặc là họ sẽ được ưu tiên giành các quyền và lợi ích ở đây ”.

Vào tháng 1 năm nay, Giám đốc NASA Bill Nelson đã đưa ra lời cảnh báo đối với kế hoạch đổ bộ lên mặt trăng của Trung Quốc, cũng như không được để Trung Quốc lên mặt trăng dưới chiêu bài nghiên cứu khoa học.

Cựu thư ký điều hành Hội đồng Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ Scott Pace cũng nói với giới truyền thông rằng sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Hồng Kông, Đài Loan và trên Internet khiến người ta khó có thể tin tưởng việc Bắc Kinh sẽ đối xử tại không gian khác với trên Trái đất.

Kể từ lần đầu tiên Trung Quốc đưa các phi hành gia vào vũ trụ năm 2003, chính quyền nước này đã coi sức mạnh hàng không vũ trụ là một trong những mục tiêu phát triển quốc gia quan trọng nhất của mình.

Cuốn sách trắng “Hàng không vũ trụ của Trung Quốc năm 2021” tuyên bố rằng sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ là để “sử dụng không gian vũ trụ một cách hòa bình, duy trì an ninh của không gian bên ngoài, thúc đẩy việc xây dựng một tương lai chung cho cộng đồng nhân loại trong lĩnh vực bên ngoài vũ trụ và mang lại lợi ích toàn thể nhân loại”. 

Đồng thời trong sách này, Hoa Kỳ được mô tả như là một kẻ chơi xấu trong việc hạn chế hợp tác không gian quốc tế, phát triển quân đội không gian và phá hoại sự ổn định.

Nhưng cho dù chính quyền Trung Quốc có đưa ra những lời lẽ ngọt ngào như thế nào trong sách trắng, thì điều này cũng không làm yên lòng ngoại giới.

BN 2 jpeg

Kể từ năm 2001, Bắc Kinh đã phát hành bốn “sách trắng” về không gian, tuy nhiên các tài liệu này đều thiếu minh bạch về cách chính phủ và quân đội Trung Quốc sử dụng hoặc lên kế hoạch sử dụng công nghệ vũ trụ.

Khúc Tranh (Qu Zheng) – cựu nhà khoa học Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA nói với The Epoch Times: “Sự thiếu minh bạch này luôn là mối lo ngại đối với Hoa Kỳ và các quốc gia khác, bởi vì rất khó để có thể đánh giá ý định và khả năng quân sự của ĐCSTQ trong các hoạt động không gian”. 

“Ngược lại, Hoa Kỳ thường xuyên công bố các hoạt động không gian, bao gồm phóng vệ tinh, triển khai vệ tinh và các sự kiện không gian liên quan khác, thậm chí cả phóng vệ tinh quân sự”.

Chiến lược quốc gia của chính quyền Trung Quốc về sự kết hợp quân sự-dân sự, cũng đã làm dấy lên mối lo ngại giữa các nền dân chủ rằng – chương trình không gian của Trung Quốc có thể được sử dụng để hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội của nước này.

Do đó, Trung Quốc đã bị loại khỏi Trạm vũ trụ quốc tế. Nhưng sau đó chính quyền nước này đã xây dựng một  trạm vũ trụ của riêng mình.

Theo ông Khúc Tranh: “Chương trình không gian của ĐCSTQ là một phần trong chiến lược quân sự của họ. Đây là chính sách quốc gia của ông Tập Cận Bình. Điều này lại càng khiến mọi người lo lắng hơn vì nó có thể gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ”.

Trong khoảng một thập kỷ qua, Trung Quốc đã có rất nhiều thành tích xấu trong lĩnh vực vũ trụ. Vào tháng 12 năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một tầm nhìn tham vọng hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng không gian và thiết lập một hệ thống quản trị không gian. Điều này càng khiến các nước phương Tây lo lắng hơn.

Ông Khúc Tranh cho biết: “Năm 2007, Trung Quốc đã thử nghiệm một tên lửa chống vệ tinh, tên lửa này đã phá hủy một vệ tinh Fengyun-1c cũ của Trung Quốc và tạo ra 3.000 mảnh rác vũ trụ. Những mảnh vỡ này đã nhiều lần đe dọa hoạt động bình thường của tàu vũ trụ ở các quốc gia khác”. 

“Vào tháng 11 năm 2021, một mảnh vỡ suýt va vào Trạm vũ trụ quốc tế, buộc Trạm vũ trụ quốc tế phải kích hoạt động cơ đẩy để tránh, mà nhiên liệu của tàu vũ trụ rất đắt”.

“Vào tháng 5 năm 2021, mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B Yao-2 của Trung Quốc đã quay trở lại bầu khí quyển trái đất một cách không kiểm soát, nhiều chuyên gia vũ trụ đã chỉ trích hành vi vô trách nhiệm đó của chính quyền Trung Quốc”.

Trước tình hình trên, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ phóng mạng lưới vệ tinh “Silent Barker” vào mùa hè này để chống lại mối đe dọa không gian từ Trung Quốc và Nga.

Hoàng Dung lược dịch

Theo NTDTV

Xem Thêm:

Cựu giám đốc Samsung bị truy tố vì đánh cắp dữ liệu cho nhà máy Trung Quốc

Hoa Kỳ xác nhận Trung Quốc đặt căn cứ gián điệp tại Cuba từ ​​năm 2019

Hàng chục phi cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không Đài Loan

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều