spot_img
19 C
Vietnam
Thứ năm,19 Tháng chín
spot_img

Trung Quốc xuất hiện dị tượng “Ngũ tinh tụ hợp” đầu năm 2023 báo hiệu điều gì?

Trong thời gian tết âm lịch đầu năm Tân Mão 2023 tại Trung Quốc xuất hiện dị tượng hiếm gặp.
p3162482a176839405 ss
Từ mùng 2 đến rằm tháng giêng âm lịch, vào lúc gần tối hàng ngày sẽ diễn ra hiện tượng thiên văn hiếm gặp là sao Mộc, sao Kim, sao Thổ, sao Hỏa và mặt trăng “cùng khung”. sơ đồ. (Nguồn ảnh: Adobe Stock)

Hiện tượng Ngũ tinh tụ hợp là gì?

Ngũ tinh tụ hợp là chỉ năm hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đồng thời vận chuyển đến một vùng sao nào đó. Nếu 5 sao cùng trên một đường thẳng thì gọi là”Ngũ tinh liên châu” nghĩa là năm sao giống như năm viên ngọc trai xuyên trên cùng một sợi dây.

Trong thời gian tết âm lịch đầu năm Tân Mão 2023 tại Trung Quốc xuất hiện dị tượng hiếm gặp. Theo ông Vương Khoa Siêu, chủ nhiệm môn phổ cập khoa học đài thiên văn Tử Kim Sơn thuộc viện khoa học Trung Quốc chia sẻ với các phương tiện truyền thông Đại lục: Từ ngày mồng hai đến rằm tháng giêng, vào lúc hoàng hôn, trên bầu trời sẽ xuất hiện hiện tượng thiên văn hiếm gặp “ngũ tinh tụ hợp”. Ngoài ra, gần đây các nhà thiên văn học cũng phát hiện một ngôi sao chổi đang bay ngang qua trái đất. Điều này khiến mọi người dân vô cùng quan tâm.

Theo các báo cáo từ các phương tiện truyền thông đại lục, thứ tự vị trí của “ngũ tinh tụ hợp” lần này, bốn hành tinh là Sao Thổ, Sao Kim, Sao Mộc và Sao Hỏa từ tây sang đông, và vị trí của mặt trăng đã thay đổi rất nhiều. Ví dụ, vào ngày mồng hai tháng giêng âm lịch, mặt trăng nằm dưới sao Kim và sao Thổ, tạo thành một hình tam giác; vào ngày mồng ba và mùng bốn tháng giêng âm lịch, mặt trăng di chuyển giữa sao Kim và sao Mộc; ngày mồng năm tháng giêng, mặt trăng nằm giữa Sao Mộc và Sao Hỏa, Gần Sao Mộc hơn.

Ông Vương Khoa Siêu cho biết, “Kỳ thực mặt trăng và Thái dương hệ hình thành “Ngũ tinh tụ hợp” không phải là hiếm thấy”, các hành tinh trong hệ mặt trời hệ thống quay quanh mặt trời theo quỹ đạo độc lập của riêng chúng và chu kỳ quỹ đạo của chúng là khác nhau, trong khi mặt trăng quay quanh bầu trời trong một tuần mỗi tháng. Khi mặt trăng và các hành tinh trong hệ mặt trời xuất hiện bên cạnh mặt trời, con người có thể quan sát các hiện tượng thiên văn bằng mắt thường, về mặt thị giác tạo ra hiệu ứng “Đồng Khuông”.

Ông Vương cho biết, khi hiện tượng thiên văn xuất hiện, mọi người có thể sử dụng “Kính viễn vọng” để quan sát chi tiết hơn về các thiên thể, chẳng hạn như chấm đỏ lớn của Sao Mộc, vòng tròn xung quanh Sao Thổ, và bốn ngôi sao vệ tinh của nó, núi hình vòng cung của mặt trăng…” để hiểu được quy luật vận hành đầy lý thú từ đó tăng cường thêm hiểu biết về kiến thức thiên văn”.

Và trên Weibo, nhiều cư dân mạng đã nói về hiện tượng thiên văn “Ngũ tinh tụ hợp”. Có người nói: “Đây chẳng phải là Ngũ tinh liên châu được đề cập trong hiện tượng thiên văn cổ đại sao?” Có người nói: “Vẫn có điểm khác biệt, ở đây gọi là Ngũ tinh tụ hợp, Ngũ tinh liên châu là các hành tinh. Lần này chỉ có Kim, Mộc, Thổ, Hỏa và thiếu đi Sao Thủy.” Một cư dân mạng đã để lại lời nhắn “Ngũ tinh xuất đông phương lợi trung quốc” ý nghĩa là: Năm ngôi sao từ phương Đông hội tụ Trung Quốc sẽ được hưởng lợi”.

Theo Wikipedia, “Ngũ tinh xuất đông phương lợi Trung Quốc” là một cụm từ chiêm tinh thường xuất hiện trong chiêm tinh học cổ đại. Ví dụ, “Sử ký · Thiên quan thư” “Trong khi Ngũ tinh phân chia trên bầu trời, nếu chúng tụ lại ở phía đông, Trung Quốc sẽ có lợi; nếu chúng tụ lại ở phía tây, người nước ngoài sử dụng (binh lính) để được lợi. Ngũ tinh đều từ sao Thủy hội tụ, quân sự của quốc gia sẽ giành được thắng lợi”. Trong biên niên sử thiên văn của “Hán Thư”, “Tần Thư”, “Tùy Thư”, “Tân Đường Thư” đều có các ghi chép tương tự. Tuy nhiên, “Ngũ tinh liên châu” trong lịch sử cũng ghi chép chỉ xuất hiện khi có sự “thay đổi triều đại”, đất nước xảy ra đại sự… chẳng hạn như Thương Thang diệt Hạ, Chu Vũ Vương phạt Trụ, Cao Tổ Lưu Bang xây dựng nhà Hán…, sử sách đều ghi chép vào thời gian đó đều từng xuất hiện dị tượng Ngũ tinh liên châu.

Các nhà thiên văn học cổ đại lý giải hiện tượng này như thế nào?

Vậy, những chuyên gia về chiêm tinh học và thiên văn thời cổ đại giải đọc những hiện tượng này như thế nào? Trong Ất Tỵ Chiêm, chuyên gia chiêm tinh học Lý Thuần Phong có nói: “Tam tinh nhược hợp, thị vị kinh, cải lập hầu vương” ý nghĩa là, trong năm ngôi sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ chỉ cần ba ngôi bất kỳ hình thành chuỗi dài “liên châu” là biểu hiện “thay đổi vua”, nếu là “tứ tinh liên châu”, trong Ất Tỵ Chiêm cũng nói: “Tứ tinh nhược hợp, thị vi đại đãng, kỳ quốc binh, tang tịnh khởi, quân tử ưu, tiểu nhân lưu”, ý nghĩa là chỉ cần bốn ngôi sao trong năm Sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hình thành chuỗi dài “liên châu”, là biểu hiện quốc gia xuất hiện tội ác cần sám hối, rửa tội, nếu không sẽ có hỗn loạn, quốc gia sẽ “Binh, tang tịnh khởi”, có tang ma, tiểu nhân gian ác xuất hiện bốn phương.

SYZP campaign2 336x280 v3

Cần lưu ý rằng “binh” trong “binh, tang tịnh khởi” nói trên thường chỉ xuất hiện họa đao binh chiến tranh, nhưng cũng có thể chỉ các cuộc chiến theo nghĩa rộng như chiến tranh thương mại, chiến tranh ngoại giao, chiến tranh giữa thiện và ác. Ngoài ra, trong cuốn sách cổ “Thích Danh” của nhà Đông Hán, có nói rằng “”疫, 役也” âm Hán Việt nghĩa là “dịch, dịch dã” điều này cũng có thể đang đề cập đến dịch bệnh và các cuộc chiến tranh, chiến dịch ôn hòa. Còn từ “tang” trong câu  “binh, tang tịnh khởi” chỉ sự thay đổi, náo động do cái chết của một nhân vật tai to mặt lớn.

Ngoài ra, CCTV cũng đưa tin vào giữa tháng 1 rằng một số nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng một sao chổi mới đang bay qua trái đất.

Về vấn đề này, Cung thiên văn Bắc Kinh cũng tuyên bố rằng sao chổi này, được đánh số 2022E3 và có đường kính khoảng 1 km, đang hướng tới Sao Bắc Đẩu và sẽ đến cận điểm vào ngày 1 tháng 2. Độ sáng của sao chổi có thể đạt tới cấp độ 5 đến 6. Xét theo quỹ đạo, sao chổi được chia thành sao chổi định kỳ và sao chổi không định kỳ, quỹ đạo của sao chổi không định kỳ không phải là một đường cong khép kín và chúng chỉ đi ngang qua mặt trời một lần. Sao chổi này là một sao chổi không định kỳ với quỹ đạo hypebol. Sao chổi mới được phát hiện sẽ xuất hiện lần đầu tiên sau 50.000 năm và có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường sau đó.

Theo ghi chép, kể từ thế kỷ 11 TCN đến thời Minh Gia Tĩnh trải qua hơn 2.600 năm, tổng cộng đã xuất hiện 8 lần hiện tượng “Ngũ tinh tụ hợp”. Lần thứ nhất vào thế kỷ 11 trước công nguyên, Ngũ tinh tụ hợp tại chòm sao Phòng, tác giả cho là điềm báo nhà Chu sẽ thay nhà Ân; Lần thứ hai vào khoảng trước sau năm 650 trước công nguyên, Ngũ tinh tụ hợp tại chòm sao Cơ, tác giả cho là điềm báo Tề Hằng công sẽ trở thành bá chủ số 1 thời Xuân Thu; Lần thứ ba xuất hiện vào thời Hán Cao tổ Lưu Bang năm thứ nhất (năm 206 TCN), Ngũ tinh tụ hợp tại phía Đông chòm sao Tĩnh, Trương Nhĩ cho rằng “Đông Tĩnh thuộc đất Tần, Hán vương đang vào Tần đế chiếm thiên hạ”, về sau, quả nhiên Hán Cao Tổ đánh thắng Hạng Võ thống nhất Trung quốc. Lần thứ tư xuất hiện vào tháng 8, Đường Huyền tông Khai nguyên năm thứ ba (năm 715), Ngũ tinh tụ hợp tại hai chòm sao Cơ và Vĩ, nhà chiêm tinh cho là tinh tượng này có nghĩa là có đức thì mừng, không có đức thì gặp tai ương. Sau khi Đường Huyền tông nối ngôi đã dốc sức vì nước lập lại an ninh trật tự trong thiên hạ, đã xuất hiện thời “Khai Nguyên thịnh thế”. Cuối đời, Đường Huyền tông ham mê hưởng lạc, tin dùng gian tướng, sủng ái Dương Quý phi đã xuất hiện vào thời Ngũ Đại, Tống Cao Tổ năm Thiên phúc (trước sau năm 940), năm sao trên cùng một đường thắng suốt mấy đêm liền ở phía Tây Nam. Thời điểm xuất hiện hiện tượng này lần thứ 6, ghi chép có chỗ sai khác nhau, sách “Thất tu loại cảo” ghi là: “Tấn- Thái tố Kiến Long năm thứ 3, tháng 11, Ngũ tinh tụ hợp tại chòm sao Khuê”, Lang Anh cho là lần này là điềm báo đời nhà Tống hưng thịnh, cái gọi là “có đức thụ mệnh bao trùm khắp bốn phương, con cháu sinh sôi, vinh xương” cũng là thế. Lần thứ bảy xuất hiện vào thời kì Minh Thái tổ Hồng Vũ, năm sao cũng tụ hợp tại chòm sao Khuê. Lần thứ 8 xuất hiện vào thời Minh Thái tổ, Gia Tĩnh năm thứ hai (năm 1523), Ngũ tinh tụ hợp tại chòm sao Thất.

> Đầu năm mới, dị tượng 3 mặt trời lại đồng thời xuất hiện tại Trung Quốc

Theo Vision Times
Bảo Hân (ĐKN) biên dịch

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều