spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Truyền thuyết dân gian: Nguồn gốc của Quan Âm Tam Diện

Tương truyền rằng Quan Âm Bồ Tát có 33 hóa thân, ngoài Quan Âm Dương Liễu, Quan Âm Thi Dược, Quan Âm Ngư Lam, còn có Quan Âm Tam Diện.

Vậy nguồn gốc của Quan Âm Tam Diện như thế nào?

Theo truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, để giáo hóa chúng sinh, Bồ Tát từng hóa thân thành người phụ nữ rao bán một chiếc gương đồng kỳ lạ. Câu chuyện này được cho là nói về nguồn gốc của bức tượng Quan Âm ba mặt hay còn gọi Tam Diện Quan Âm.

Bức tượng Quan Âm ba mặt hay còn gọi Tam Diện Quan Âm là một trong những pho tượng được các Phật tử biết đến. Thế nhưng, không phải ai cũng rõ nguồn gốc của bức tượng này. Nguồn gốc của bức tượng Tam Diện Quan Âm có liên quan đến một truyền thuyết.
Bức tượng Quan Âm ba mặt hay còn gọi Tam Diện Quan Âm là một trong những pho tượng được các Phật tử biết đến. Thế nhưng, không phải ai cũng rõ nguồn gốc của bức tượng này. Nguồn gốc của bức tượng Tam Diện Quan Âm có liên quan đến một truyền thuyết.

Một hôm, Quan Âm Bồ Tát hóa thành hình dáng một thôn nữ, tay cầm tráp gấm, bên trong đựng chiếc gương quý bằng đồng, đem rao bán trên phố ở thành Lạc Dương.

Vi sao co tuong Quan Am ba mat linh thieng trong Phat giao?-Hinh-8
Tượng Quan Âm Tam Diện lớn tại Hải Nam, Trung Quốc

Trên phố có không ít người hỏi giá của chiếc gương, Bồ Tát nói: “Chiếc gương này của tôi là vật báu hiếm có, phải bán 1000 lượng bạc, thiếu một đồng cũng không bán”.

Nghe Bồ Tát nói vậy, có người hỏi chiếc gương báu này quý báu ở chỗ nào. Bồ Tát giải thích rằng: “Chiếc gương này, một là có thể nhìn thấy nhân tâm thiện ác, hai là có thể nhìn thấy những việc đã qua. Vì hai đặc điểm này mà có giá 1000 lượng bạc”.

Có một người không tin, liền hỏi: “Bảo vật này có thể để tôi thử không?” Bồ Tát trả lời: “Đương nhiên là được, nhưng mượn chiếc gương này của tôi một lần phải trả ba đồng”.

Người kia lập tức lấy ra ba đồng đưa cho Bồ Tát. Bồ Tát lấy gương báu ra, nói với người kia khi soi gương nhất định phải tập trung tinh thần, không được suy nghĩ lung tung, mới có thể soi được chân hình.

Vi sao co tuong Quan Am ba mat linh thieng trong Phat giao?-Hinh-9
Tượng Bồ Tát có 3 mặt với mặt chính là khuôn mặt Bồ Tát, mặt trái là một khuôn mặt phẫn nộ giận dữ, mặt phải là khuôn mặt nén giận, trong tay cầm một bảo kính. Dân gian gọi là “Tam Diện Quán Âm” hay còn gọi là “Du Hí Tam Muội Quan Âm”.

Người kia gật gật đầu, tập trung soi gương, trong nháy mắt, quả thật anh ta nhìn thấy lần lượt từng bức tranh, đều là những việc mình đã từng làm. Sau cùng, anh ta nhìn thấy mình sau khi chết bị đọa vào cửa súc sinh, kiếp sau đầu thai làm một con chó mẹ. Xem xong tất cả, người này vô cùng kinh hãi. Nhưng những người xung quanh đều không nhìn thấy gì.

Quan Âm Bồ Tát lấy lại chiếc gương từ tay anh ta, hỏi rằng: “Giá soi gương một lần ba đồng có đáng không?” Người đó tái mặt sợ hãi, liên tục nói: “Đáng giá, đáng giá”.

Những người xung quanh nghe anh ta nói như vậy, đều tới tấp muốn soi gương. Trước sau tổng cộng có 3000 người soi gương. Soi gương xong, đa số mọi người gương mặt biểu lộ sự sợ hãi hoặc đăm chiêu ủ dột, chỉ có một số ít người có trạng thái hết sức phấn khởi.

Thấm thoắt trời đã tối, Bồ Tát nói với mọi người: “Chiếc gương này chỉ bán 1000 lượng bạc là không đắt. Tiếc rằng mọi người đều là mắt trần tục, không người nào nhìn ra giá trị của nó”.

Nói xong, Bồ Tát cho gương báu vào trong tráp, trước mặt mọi người triển hiện pháp tượng. Mọi người mới minh bạch hóa ra là Quan Âm Bồ Tát đến điểm hóa mọi người.

Chỉ là trong mắt mỗi loại người thì Bồ Tát triển hiện các hình tượng khác nhau: trong mắt người ác, Bồ Tát hiện thân là Kim Thần Thất Sát, rất đáng sợ; trong mắt người bình thường, Bồ Tát hiện ra hình tượng phẫn nộ, cũng khiến người ta kinh hồn bạt vía; trong mắt người thiện Bồ Tát mới hiện ra hình tượng Quan Âm Bồ Tát khuôn mặt hiền hậu.

Thế là mọi người bàn nhau dùng số tiền vừa đưa ra mà Bồ Tát không lấy xây dựng một ngôi chùa tại đó để thờ tượng Quan Âm Bồ Tát. Có điều bức tượng Quan Âm Bồ Tát này có ba mặt, mặt chính là mặt Quan Âm, bên trái là khuôn mặt giận dữ, mặt phải là khuôn mặt sân si, trong tay cầm một chiếc gương, thế nhân gọi là “Quan Âm Tam Diện” hoặc là “Quan Âm Du Hý Tam Muội”.

Nghi Vân (Theo Chánh Kiến)

Banner 1 3

Xem thêm:

Cầu nguyện thành kính: tai qua nạn khỏi, điều dữ hóa lành

Hoa Ưu Đàm huyền thoại có phải là một loại trứng côn trùng?

Chữ “神” (Thần) bí ẩn trên núi Thạch Bi – Thanh Hoá

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều