spot_img
24 C
Vietnam
Chủ Nhật,8 Tháng Chín
spot_img

Nghiên cứu mới: Virus H5N1 có thể lây lan qua không khí và gây nguy hiểm cho con người

Nghiên cứu mới đây cho thấy – một chủng cúm gia cầm H5N1 có liên quan đến (chủng tiến hóa phụ 2.3.4.4b) đã gây ra đợt bùng phát ở chồn nuôi vào năm 2022 và lây nhiễm cho một số con chồn sương qua không khí, đây là lần đầu tiên chủng H5N1 được phát hiện có trong không khí. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng điều này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus H5N1 cho con người.

Nghiên cứu mới: Virus H5N1 có thể lây lan qua không khí và gây nguy hiểm cho con người
Nghiên cứu mới: Virus H5N1 có thể lây lan qua không khí và gây nguy hiểm cho con người. Ảnh: Sky News

Nghiên cứu mới được công bố vào ngày 15 tháng 5 trên tạp chí khoa học Nature Communications. Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Pennsylvania, Hoa Kỳ cùng người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết – những phát hiện này cho thấy những loại virus này đang tiến hóa với khả năng lây nhiễm sang cho động vật có vú và có thể gây ra mối đe dọa cho con người.

Vào tháng 3 năm nay, bệnh cúm gia cầm H5N1 có độc lực cao lần đầu tiên được phát hiện ở bò sữa ở Hoa Kỳ. Đến tháng 5, có 9 bang ổHa kỳ đã báo cáo vè tình hình bùng phát dịch. Hiện nay, vẫn chưa rõ virus H5N1 đã lây lan như thế nào ở bò sữa.

Troy Sutton, phó giáo sư khoa học thú y và y sinh tại bang Pennsylvania, đồng thời là tác giả tương ứng của bài báo mới, cho biết – mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy loại virus H5N1 hiện đang ảnh hưởng đến bò sữa có thể lây truyền qua không khí, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng một thành viên của họ vi rút này đã phát triển ở một mức độ nào đó để có thể lây truyền qua không khí.

Vào tháng 10 năm 2022, một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại một trang trại nuôi chồn ở Tây Ban Nha, khiến các con chồn bị bệnh nặng. Virus này dường như lây lan giữa các loài chồn chứ không chỉ giữa chim và chồn.

Do dịch bệnh H5N1 ở chồn đã được kiểm soát và không dễ lấy được mẫu virus của nó nên các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp di truyền ngược để tạo ra các mẫu virus tương tự như virus đã lây nhiễm cho chồn. Loại virus này có nhiều biến thể, trong đó có một biến thể giúp thích nghi với động vật có vú (T271A), cùng một số biến thể khác có chức năng chưa rõ ràng.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã lây nhiễm các mẫu vi rút cho 12 con chồn sương. Mỗi con chồn sương bị nhiễm bệnh sẽ được ghép với một con chồn sương không bị nhiễm bệnh, trong đó bốn con chồn sương được tiếp xúc trực tiếp với nhau, 8 con còn lại được đặt trong những chiếc lồng đặc biệt ngăn cấm sự tiếp xúc trực tiếp, nhưng cho phép chúng chia sẻ không khí.

máy kích diện diện năng

Phần nghiên cứu chia sẻ không khí được tiến hành theo hai giai đoạn, mỗi giai đoạn.sẽ thí nghiệm với bốn con chồn sương bị nhiễm bệnh. Ba trong số tám con chồn sương không bị nhiễm bệnh được đặt trong những chiếc lồng đặc biệt và dùng chung không phí với những con chồn sương bị nhiễm vi-rút. Hai con chồn đã bị nhiễm ở vòng đầu tiên của nghiên cứu và một con ở vòng thứ hai, nghĩa là hiệu suất lây truyền qua không khí của virus là 37,5%.

Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành các nghiên cứu song song trên các mẫu virus không có biến thể T271A và phát hiện ra rằng virus này ít gây chết người hơn và ít lây lan trong không khí hơn.

Chồn sương được coi là mô hình động vật quan trọng để phân tích cách thức virus ảnh hưởng đến con người, vì đường hô hấp của chúng tương tự như con người về khả năng nhạy cảm với lây truyền và nhiễm virus.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng liều lây nhiễm của virus khá thấp, nghĩa là ngay cả một lượng nhỏ virus cũng có thể bị lây nhiễm.

Ông Sutton cho biết: “Những phát hiện này chỉ ra rằng đột biến PB2 T271A đang tăng cường sự nhân lên của virus, từ đó thúc đẩy độc lực và khả năng lây truyền ở chồn sương”. “Hiểu được vai trò của biến thể này Hiểu được vai trò của đột biến này có nghĩa là chúng ta có thể theo dõi nó hoặc các đột biến tương tự xuất hiện ở các chủng H5N1 hiện đang lưu hành.”

Ngoài ra, ông cho biết, tốc độ lây truyền mà nhóm nghiên cứu quan sát được ở virus trên chồn thấp hơn so với mức điển hình của virus cúm trong đại dịch. Nhưng nó có vẻ dễ lây truyền hơn chủng H5N1 cũ.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng những con chồn được nghiên cứu chưa tiếp xúc với bất kỳ loại virus cúm nào khác và trong khi hầu hết con người đã tiếp xúc với các loại virus cúm khác nhau, con người có thể có một số biện pháp bảo vệ chéo chống lại virus cúm H5N1.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng thực tế đã tìm thấy bằng chứng về việc tiếp xúc trực tiếp và lây nhiễm qua không khí với virus H5N1 – cho thấy loại virus này gây ra “mối đe dọa đáng kể về một đại dịch”.

Một nghiên cứu khác vào đầu tháng này cho thấy lợn cũng rất dễ bị nhiễm các biến thể H5N1, trong đó, những con lợn bị nhiễm virus đã phát sinh các đột biến giúp virus lây lan giữa các động vật có vú, điều này làm dấy lên lo ngại rằng virus sẽ dễ có khả năng lây truyền sang người hơn.

Hoàng Dung biên dịch

Theo NTDTV

Xem Thêm:

Nguyên tắc điều trị ung thư trong Trung Y

Chứng bệnh ” Không dám quay đầu”

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều